Thủ tướng phạm văn đồng nói về bác hồ năm 2024

tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành. Trong các nội dung về phong cách Hồ Chí Minh đã được đúc kết, có phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị. Ở Hồ Chí Minh, sự giản dị được biểu hiện ở cách ứng xử, cách ăn mặc, cách nói, cách viết, cách làm.

Thủ tướng phạm văn đồng nói về bác hồ năm 2024
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho cụ già người dân tộc thiểu số tại Lào Cai, tháng 9.1958

Với phong cách ứng xử giản dị mà vô cùng tinh tế, Hồ Chí Minh đã làm cho mọi người, dù địa vị và thành phần xuất thân có khác nhau, sau khi được tiếp xúc với Người, đều để lại ấn tượng sâu sắc, đều tiếp thu ảnh hưởng từ Người với những mức độ khác nhau: Đồng tình ủng hộ, chia sẻ quan điểm, thông cảm… đến tin tưởng tuyệt đối và mãi mãi tôn vinh Người. Đó là sức cảm hóa của Hồ Chí Minh.

Sức cảm hóa của Người có cội nguồn sâu xa, nhưng cũng không thể không nhìn nhận nguyên nhân trực tiếp, đó là chính sự giản dị trong cách ứng xử đã khỏa lấp khoảng cách, đạt tới đỉnh điểm các mối tương đồng, đẩy xa những gì khác biệt. Nhà thơ Việt Phương, một cán bộ giúp việc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người nhiều lần được làm việc với Bác đã nói hộ chúng ta cái cảm xúc ấy: “Đến gần Người, con thở dễ dàng hơn”.

Nói và viết giản dị

Hồ Chí Minh nói và viết vô cùng giản dị. Ngay cả khi Người diễn giải, dịch nghĩa phát biểu của các nhà kinh điển, Người cũng cố gắng làm cho thật dễ hiểu, thật gần gũi với trình độ và văn phong Việt Nam. Nói chuyện với nhân dân, Người không dùng các khái niệm, phạm trù mà thường sử dụng gần như ngôn ngữ thông thường. Chẳng hạn, khi nói về giá trị của độc lập - tự do, Người đã viết rất giản dị từ tháng 12.1946: “Tổ quốc độc lập, thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước, thì ai cũng phải làm nô lệ” và sau này khái quát như chân lý ở Lời kêu gọi ngày 17.7.1966: “Không có gì quý hơn Độc lập tự do”.

Đi khắp năm châu, bốn biển, đọc thông, viết thạo 8 thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Italy, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan, từng làm thơ bằng tiếng Hán, Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể viết được những bài chính luận sắc sảo bàn về triết học, chính trị kinh tế học, xã hội học… đề cập tới nhiều vấn đề như các lãnh tụ cùng thời trên thế giới. Song như Người đã tự bộc bạch trong cuốn Đường Kách mệnh: “Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả”.

Ngay trong kháng chiến chống Pháp và sau ngày hòa bình, Hồ Chí Minh vẫn thường lấy câu chuyện Người gặp một số đồng bào đi học “cái Các Mác, cái Lênin” trên chiến khu về, hỏi học ra sao, đồng bào trả lời rằng hay thì rất hay, nhưng chẳng hiểu, chẳng nhớ gì cả, để nhắc nhở mọi người khi nói, khi viết phải lưu ý tự trả lời ba câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết như thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc.

Luôn nâng niu, quý trọng con người

Sự giản dị trong ăn, ở, mặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ cốt lõi là Người luôn nâng niu, quý trọng con người. Người từng nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, và Người cũng từng khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu nhân dân, gần gũi nhân dân và vì thế, Người hòa mình với nhân dân một cách tự nhiên như cuộc sống của mình vốn vậy.

Do giản dị mà Hồ Chí Minh gần dân, và cũng do gần dân mà Hồ Chí Minh luôn giản dị. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đâu phải là những gì trừu tượng, phải chăng đó chính là đức khoan dung, sự tế nhị, giản dị trong quan hệ giữa con người với con người. Đúng như Tiến sĩ Anilendu Sacơrabôrôty (Viện Nghiên cứu Tagor của Ấn Độ) đã viết: “Bác Hồ mặc bộ quần áo giản dị, nói giản dị, cách xử sự và tính nết giản dị, viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, xuất hiện một cách giản dị, với vẻ mặt tươi cười làm tỏa ra một sự trong sáng của một tâm hồn giản dị”.

Đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà lãnh đạo tài năng, uy tín, đạo đức,nhà ngoại giao, nhà văn hóa lớn. 94 tuổi đời, 75 năm liên lục hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã cống hiến trọn đời cho Đảng và dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng phạm văn đồng nói về bác hồ năm 2024

Bác Hồ trao đổi công việc với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Ảnh tư liệu)

Nhiều năm gắn bó với đồng chí Phạm Văn Đồng, ông Nguyễn Tiến Năng, nguyên là Trợ lý của đồng chí Phạm Văn Đồng kể lại: Từ năm 1926, khi được gặp Bác Hồ ở Quảng Châu cho đến tận những năm sau này sống, làm việc gần Bác, đồng chí Phạm Văn Đồng đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ một cách tuyệt vời.

Khi cùng làm việc với Bác Hồ và cả sau khi Bác mất, đồng chí Pham Văn Đồng luôn giữ nếp sống rất đơn giản với một chút cơm, một chút cá hoặc thịt và mấy cọng rau. Tác phong công việc, cách quan hệ, tiếp xúc với mọi người, đồng chí Phạm Văn Đồng đều chịu ảnh hưởng từ Bác Hồ.

Ông Nguyễn Tiến Năng nhớ nhất hình ảnh lúc Bác mất, đồng chí Phạm Văn Đồng đã khóc rất nhiều. Có thể nói, đồng chí Phạm Văn Đồng học Bác Hồ từ chuyện nhỏ nhất, điều đó tạo nên ấn tượng sâu sắc đối với nhân dân: “Trước khi qua đời, Phạm Văn Đồng nói với con trai của mình “ba không có tài sản gì để lại cho con, ba chỉ để lại một sự nghiệp”. Một cuộc đời vì nước vì dân, ông ra đi không để tại tài sản gì. Đó là một tấm gương cao đẹp mà chúng tôi là những người giúp việc hết sức thấm thía, tự nhủ mình phải rèn giũa bản thân mình. Điều đó bác Phạm Văn Đồng làm theo tấm gương Bác Hồ, tất cả sinh hoạt hàng ngày gần giống Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc sống, làm việc, sinh hoạt rất giản dị, sâu sắc".

Thủ tướng phạm văn đồng nói về bác hồ năm 2024

Ông Nguyễn Tiến Năng

Đối với đồng chí Phạm Văn Đồng, được thường xuyên sống và làm việc cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh là những “dịp may” giúp ông rèn luyện, hình thành bản lĩnh chính trị. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Ở Phạm Văn Đồng có khát vọng đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước, cho dân tộc, đồng bào mình.

Khi đã trở thành người có cương vị trong bộ máy nhà nước thì toàn tâm, toàn ý, hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, không màng lợi ích riêng tư. Đặc biệt, ở đồng chí Phạm Văn Đồng, nổi bật nhân cách: “cần kiệm liêm chính - chí công vô tư”, gần gũi và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc khẳng định: đồng chí Phạm Văn Đồng chính là mẫu mực của đạo đức cách mạng: “Phạm Văn Đồng thể hiện tầm nhìn chiến lược, người lãnh đạo, nhất là lãnh đạo chiến lược thì phải có tầm nhìn xa có phân tích, dự báo, điều đó đòi hỏi người ấy có tầm trí tuệ. Bác Phạm Văn Đồng chính là người học được Bác Hồ ở điểm đó, luôn luôn làm giàu trí tuệ của mình bằng tất cả sự học hành quan sát tiếp nhận để từ đó phân tích đánh giá và đưa ra những dự báo cần thiết".

Học theo Bác Hồ, đồng chí Phạm Văn Đồng suốt đời tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Đồng chí là tấm gương phấn đấu, hy sinh, trọn đời vì độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Tự hào về người cha mình, ông Phạm Sơn Dương, con trai của đồng chí Phạm Văn Đồng nói rằng: Giản dị, thanh bạch là những điều ông cảm nhận sâu sắc ở cha mình. Tình cảm, kỷ niệm với người cha là vô tận, nhưng ấn tượng sâu sắc nhất đối với đối với ông Phạm Sơn Dương là hàng ngày nhìn thấy ba sống rất liêm khiết, gần gũi, tình cảm được mọi người rất quý mến.

Ông thường xuyên dặn dò con trong bữa ăn, trong công việc, trong thái độ ứng xử đối với người xung quanh. Không chỉ rất yêu thương vợ con mà còn đặc biệt quan tâm đến tất cả mọi người. Trong cơ quan, ông quan tâm đến những người gần gũi của mình, từ người thư ký, nấu bếp, làm vườn, người bảo vệ, không chỉ quan tâm họ mà quan tâm đến cả gia đình họ. Ông thường xuyên mời họ đến gặp gỡ để hỏi han, tổ chức ăn cơm với cả gia đình họ rất thân tình. Những người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt càng quan tâm nhiều hơn...Đấy chính là tấm gương mẫu mực, là đạo đức của người cộng sản.

Thủ tướng phạm văn đồng nói về bác hồ năm 2024

Ông Phạm Sơn Dương - con trai Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ông Phạm Sơn Dương luôn tự hào về cha mình: "Có lẽ sâu sắc nhất là tôi nhìn thấy người cha của mình lối sống rất liêm khiết, gần gũi và rất tình cảm nên được mọi người quý mến, không phải vì cương vị lãnh đạo mà vì lẽ sống, tình cảm. Thứ hai, điều may mắn Ba tôi được ở gần Bác Hồ và học tập ở Bác Hồ - người giản dị nhưng tác phong làm việc rất nghiêm túc. Những điều đó tôi không bao giờ quên. Bản thân tôi cũng học tập sự nghiêm túc trong công việc nhưng giản dị, chan hòa trong cuộc sống, gần gũi tất cả mọi người từ những người bình thường nhất".

Cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục, sôi nổi và phong phú của đồng chí Phạm Văn Đồng là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cộng sản. 32 năm với cương vị người đứng đầu Chính phủ, với trọng trách đứng đầu cơ quan hành pháp, đồng chí Phạm Văn Đồng luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân./.