Thư xin lỗi chưa trả nợ đúng kỳ năm 2024

Khi đối mặt với các khoản vay chi tiêu, phương pháp vẫn được đa số áp dụng là trả đều đặn theo kỳ hạn của từng khoản vay. Cách làm này đôi khi khiến chúng ta choáng ngợp khi ngày qua tháng lại đều ngập trong “deadline” nối tiếp của các khoản nợ. Hãy tham khảo phương pháp Quả cầu tuyết [Debt Snowball] giúp “giảm áp lực, tăng động lực” trong việc giải phóng những khoản vay nợ này nhé.

Phương pháp Quả cầu tuyết là gì?

Quả cầu tuyết là một phương pháp được phát triển bởi Dave Ramsey – một tác giả chuyên viết về tài chính cá nhân đồng thời là một phát thanh viên truyền hình nổi tiếng. Theo phương pháp Quả cầu tuyết, những khoản nợ của bạn được ẩn dụ như hình ảnh các quả cầu tuyết nhỏ. Những quả cầu tuyết nhỏ này khi lăn từ trên cao xuống sẽ cuộn dần thành một quả cầu lớn. Tương tự như vậy, trong việc trả nợ, nếu bạn bắt đầu thanh toán theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, số tiền hoàn thành trả nợ sẽ tăng dần theo thời gian, đồng nghĩa với việc số lượng các khoản nợ giảm dần.

Lấy ví dụ: Bạn có một khoản nợ 15 triệu cần trả thẻ tín dụng, một khoản nợ lớn hơn 30 triệu vay mua xe máy và một khoản nợ 500 triệu vay mua nhà. Như vậy, khoản nợ nhỏ nhất bạn cần ưu tiên thanh toán là khoản 15 triệu trả thẻ tín dụng, tiếp đó là khoản 30 triệu vay mua xe máy, rồi cuối cùng là khoản 500 triệu vay mua nhà.

Mấu chốt của phương pháp Quả cầu tuyết chính là cảm giác vui sướng, thỏa mãn khi chinh phục từng cột mốc, tạo “đòn bẩy” để bạn tiến lên phía trước. Nếu là một người đang xoay sở trong nhiều khoản nợ lớn bé khác nhau, phương pháp Quả cầu tuyết sẽ cho bạn một định hướng trả nợ chủ động, tích cực hơn.

Áp dụng phương pháp Quả cầu tuyết ra sao?

Bạn có thể ghi nhớ phiên bản ngắn gọn của phương pháp Quả cầu tuyết theo 4 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Liệt kê tất cả các khoản nợ từ nhỏ nhất đến lớn nhất dựa theo tổng tiền [không tính lãi suất], chia nhỏ số tiền tối thiểu mà bạn phải trả hàng tháng.

Bước 2: Số tiền để dành hàng tháng sẽ được ưu tiên trả cho các khoản nợ nhỏ hoặc mang tính cấp bách, đồng thời trả mức tối thiểu cho các khoản nợ còn lại.

Bước 3: Khi trả dứt một món nợ, bạn cộng dồn số tiền đã trả cho mục đó vào mục nhỏ nhất tiếp theo.

Bước 4: Lần lượt làm như vậy cho đến khi thanh toán tất cả các khoản nợ.

Nếu đã hoàn thành món nợ nhỏ nhất mà vẫn còn dư dả chút ít, bạn cũng có thể trả dần một phần tiền của các khoản nợ trong “danh sách chờ” để giảm bớt gánh nặng cho quá trình tiếp theo.

Vẫn trong ví dụ trên, nếu tháng vừa rồi bạn nhận được tiền thưởng cuối năm 20 triệu. Bạn lấy ra 15 triệu để thanh toán thẻ tín dụng ngân hàng và còn dư 5 triệu. Thay vì chi tiêu cho những việc không cần thiết, hãy lấy 5 triệu này để trả bớt một phần của khoản nợ vay mua xe máy 30 triệu. Như vậy, số tiền bạn cần thanh toán cho khoản nợ mua xe máy chỉ còn 25 triệu mà thôi.

Được ví von với hình ảnh “tích tiểu thành đại”, phương pháp Quả cầu tuyết giúp các khoản nợ được xử lý dần đều một cách khoa học, đều đặn. Việc duy trì trả nợ theo phương pháp Quả cầu tuyết sẽ giúp bạn kiểm soát được tiến trình trả nợ của mình mà không bị rơi vào thế bị động khi phải loay hoay với quá nhiều “deadline” nợ nần không hồi kết.

Một vài lưu ý khi áp dụng phương pháp Quả cầu tuyết

Mặc dù là phương pháp giải quyết nợ chủ động và khá dễ áp dụng, Quả cầu tuyết được cho là không phù hợp nếu bạn đang ngập trong những món nợ gấp hoặc muốn rút ngắn tối đa khoản tiền lãi cần trả theo tháng.

Chìa khóa để thực hiện phương pháp trả nợ quả cầu tuyết thành công là lập kế hoạch quản lý tài chính thực tế, bao gồm việc trả nợ và các khoản thu, chi trong tháng để tránh tình trạng bội chi tín dụng.

Trải qua một năm 2021 đầy khó khăn, 2022 là năm cần được vun đắp bởi những ước vọng và nguồn năng lượng tràn đầy. Hy vọng phương pháp chia sẻ trên đây có thể trở thành “chìa khóa” giúp bạn vượt qua các khoản nợ một cách chủ động, khoa học nhất, xây dựng một khởi đầu mới tốt đẹp trước thềm năm mới.

Nợ thẻ tín dụng quá hạn là tình trạng khách hàng không hoàn trả lại cho ngân hàng số tiền đã sử dụng để chi tiêu trước đó khi đến ngày thanh toán. Việc chậm thanh toán dư nợ tín dụng có thể dẫn tới những vấn đề bất cập cho cả ngân hàng và chủ thẻ. Cụ thể nợ quá hạn tín dụng sẽ dẫn đến những vấn đề gì, giải đáp khắc phục ra sao sẽ được phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. 4 vấn đề gặp phải khi nợ thẻ tín dụng quá hạn

Khách hàng sẽ phải chịu phí phạt trả chậm và lãi suất cao, thậm chí là bị truy tố trách nhiệm pháp lý, ảnh hưởng đến uy tín tín dụng và khả năng vay vốn trong tương lai nếu nợ tín dụng quá hạn.

1.1. Chịu phí phạt và lãi suất lên tới 40%

Khách hàng có nợ tín dụng quá hạn sẽ phải chịu phí phạt thanh toán chậm khoảng 5% và lãi suất khoảng 20 - 40% tùy ngân hàng. Tùy vào tình trạng trễ hạn mà khoản nợ sẽ bị áp dụng lãi suất khác nhau, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 [nợ quá hạn trong vòng 60 - 70 ngày]: Khoản dư nợ tối thiểu sẽ bị tính phí phạt trả chậm 5% và lãi suất quá hạn 20 - 40%. Số dư nợ còn lại vẫn được tính lãi suất trong hạn.
  • Giai đoạn 2 [nợ quá hạn hơn 60 - 70 ngày]: Toàn bộ khoản nợ sẽ bị tính lãi suất quá hạn 20 - 40% và phí phạt trả chậm 5%.

Ví dụ: Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ sao kê từ 1/4 đến 30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5, lãi suất trong hạn là 30%/ năm [cho bằng với lãi suất quá hạn], khoản thanh toán tối thiểu là 5%, phí phạt trả chậm là 5% [tối thiểu 100.000 VND]. Trong tháng 4, khách hàng đã thực hiện các giao dịch như:

  • Ngày 10/4 thanh toán hóa đơn 5.000.000 VND. Vậy dư nợ 1 là 5.000.000 VND [tương ứng với tiền lãi 1].
  • Ngày 20/4 chi tiêu mua sắm 4.000.000 VND. Vậy dư nợ 2 là 5.000.000 + 4.000.000 = 9.000.000 VND [tương ứng với tiền lãi 2].

Lúc này, tới ngày cuối kỳ sao kê 30/4, tổng dư nợ là 9.000.000 VND. Khoản thanh toán tối thiểu là 9.000.000 x 5% = 450.000 VND.

Trường hợp 1: Khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ vào ngày 30/6 [trễ hạn 45 ngày, tức đang ở giai đoạn 1 trong vòng 60 - 70 ngày]. Vậy số tiền lãi tính đến 30/6 sẽ là:

  • Tiền lãi 1 [từ 10/4 đến 19/4]: 5.000.000 x 30%/365 x 10 = 41.096 VND.
  • Tiền lãi 2 [từ 20/4 đến 30/6]: 9.000.000 x 30%/365 x 71 = 525.205 VND.
  • Tiền lãi chậm trả [từ 16/5 đến 30/6]: 450.000 x 30%/365 x 45 = 16.644 VND.
  • Phí phạt chậm trả: 450.000 x 5% = 22.500 VND.

Trong đó, do 22.500 VND < 100.000 VND [là mức phí phạt tối thiểu theo quy định tại đề bài] nên phí phạt chậm trả cuối cùng sẽ là 100.000 VND.

Vậy, tính đến ngày 30/6, khách hàng sẽ phải trả tổng số tiền [dư nợ gốc + tiền lãi + phí phạt] là:

9.000.000 + 41.096 + 525.205 + 16.644 + 100.000 = 9.682.945 VND

Trường hợp 2: Trong trường hợp chủ thẻ không hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào cho ngân hàng và để khoản nợ trễ hạn hơn 60 - 70 ngày, toàn bộ khoản nợ sẽ bị tính lãi suất quá hạn và phí phạt trả chậm trên tổng dư nợ.

Ví dụ: Khách hàng đến 30/7 mới thanh toán toàn bộ và đầy đủ tín dụng cho ngân hàng và khoảng thời gian từ 20/4 đến 30/7 không sử dụng thẻ để chi tiêu gì thêm. Vậy khi đó, tiền lãi tín dụng sẽ là:

  • Tiền lãi 1 [từ 10/4 đến 19/4]: 5.000.000 x 30%/365 x 10 = 41.096 VND.
  • Tiền lãi 2 [từ 20/4 đến 30/7]: 9.000.000 x 30%/365 x 101 = 747.123 VND.
  • Phí phạt chậm trả: 9.000.000 x 5% = 450.000 VND.

Vậy, tính đến ngày 30/7, khách hàng sẽ phải trả tổng số tiền [dư nợ gốc + tiền lãi + phí phạt] là:

9.000.000 + 41.096 + 747.123 + 450.000 = 10.238.219 VND

Để hiểu rõ hơn về các giá trị trong bài toán trên và biết thêm cách tính lãi suất trong một số giao dịch đặc thù khác qua thẻ tín dụng, khách hàng có thể tham khảo cách tính chi tiết trong bài viết: Thời điểm phát sinh 4 loại lãi suất thẻ tín dụng và cách tính.

Khi thanh toán quá hạn dư nợ tín dụng, khách hàng sẽ phải chịu phí phạt và lãi suất cao.

Hiện nay, nhiều ngân hàng cũng đang áp dụng lãi suất quá hạn bằng với lãi suất chậm trả để giúp khách hàng giải quyết tình trạng quá tải tài chính. Tuy nhiên, mức lãi suất trả chậm sẽ thay đổi theo chính sách từng thời kỳ của ngân hàng.

Dưới đây là bảng thống kê phí phạt và lãi suất của một số ngân hàng phổ biến tại Việt Nam:

Ngân hàng

Phí phạt trả chậm

Lãi suất

Techcombank

5% số tiền chậm thanh toán, tối thiểu từ 50.000 - 200.000 đồng tùy loại thẻ.

19,8 - 38,8%/năm tùy loại thẻ.

VPBank

5% số tiền chậm thanh toán, tối thiểu 149.000 đồng, tối đa 999.000 đồng.

28,68 - 45%/năm tùy loại thẻ.

VIB

4% số tiền chậm thanh toán, tối thiểu 200.000 đồng, tối đa 2.000.000 đồng.

14,64 - 35,52/năm tùy loại thẻ.

MBBank

6% số tiền chưa thanh toán, tối thiểu 200.000 đồng.

12 - 22,9%/năm tùy loại thẻ.

Vietcombank

3% khoản nợ tối thiểu, từ 100.000 đồng trở lên.

15 - 18%/năm tùy loại thẻ.

Lưu ý: Biểu phí và lãi suất thẻ tín dụng sẽ thay đổi tùy theo chính sách từng thời kỳ của mỗi ngân hàng, khách hàng nên liên hệ trực tiếp tới ngân hàng để được tư vấn nhanh nhất.

Trích dẫn từ một bài viết trên Báo Tuổi Trẻ, tác giả đánh giá cao lợi ích thẻ tín dụng mang lại cho người dùng trong chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định, người dùng cần phải đảm bảo thanh toán dư nợ đúng hạn cho ngân hàng: “Nếu biết cách sử dụng, khách hàng lợi rất nhiều khi dùng thẻ tín dụng bởi được miễn lãi 45 - 55 ngày. Tuy nhiên, chủ thẻ phải đảm bảo không để nợ quá hạn dù chỉ... 1.000 đồng, bởi khi đó chủ thẻ sẽ phải chịu lãi cho toàn bộ số dư nợ”.

Thẻ tín dụng mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống nhưng chủ thẻ cần tận dụng đúng cách, không để nợ quá hạn dù chỉ 1 ngày.

1.2. Nhận thông tin cảnh báo và nhắc nhở thường xuyên từ ngân hàng

Trong trường hợp khách hàng không trả nợ trong 3 kỳ sao kê liên tiếp, ngân hàng sẽ gửi thông báo nhắc nhở thường xuyên thông qua tin nhắn SMS, email hoặc gọi điện thoại để tìm hiểu về nguyên nhân và đề nghị chủ thẻ thanh toán nợ tín dụng.

Thậm chí, nếu khoản nợ của khách hàng quá hạn 6 tháng, ngân hàng có quyền khóa thẻ tín dụng của bạn. Do đó, khách hàng nên ưu tiên thanh toán dư nợ càng sớm càng tốt, ít nhất là thanh toán dư nợ tối thiểu để không bị phạt trả chậm.

Khi trễ hạn thanh toán, khách hàng sẽ nhận được thông báo nhắc nợ thường xuyên từ ngân hàng.

1.3. Phải chịu trách nhiệm pháp lý

Với các khoản nợ quá hạn, khách hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình theo luật ngân hàng Việt Nam. Căn cứ theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, những khoản nợ từ 2 triệu đồng trở lên và quá hạn trong vòng 36 tháng là ngân hàng có thể lập hồ sơ khởi kiện.

Tuy nhiên, ngân hàng thường rất khi áp dụng hình thức này mà thay vào đó, ngân hàng sẽ tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo quy định của từng ngân hàng. Đồng thời, khi trường hợp này xảy ra, thông tin khoản nợ của khách hàng sẽ bị chuyển thành nợ xấu trên hệ thống CIC, bị cấm tham gia bất kỳ khoản vay nào khác tại ngân hàng.

Do đó, khách hàng nên ưu tiên mọi cách để trả nợ tín dụng càng sớm càng tốt, tránh phải chịu những trách nhiệm pháp lý ảnh hưởng tới bản thân.

Khách hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý cho khoản nợ quá hạn.

1.4. Ảnh hưởng tới uy tín tín dụng cá nhân

Nợ thẻ tín dụng quá hạn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới lịch sử tín dụng và uy tín tài chính cá nhân. Điều này sẽ khiến khách hàng khó được tiếp tục vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng mới trong tương lai.

Cụ thể, theo quy định của đa số ngân hàng, khách hàng đang có nợ quá hạn sẽ không thể mở thêm thẻ tín dụng, cho đến khi thanh toán hết dư nợ. Khách hàng có lịch sử nợ xấu từ nhóm 3 trở lên thì sẽ không thể mở thêm bất kỳ chiếc thẻ tín dụng nào trong tương lai.

Khách hàng có lịch sử nợ xấu từ nhóm 3 trở lên không thể mở thêm thẻ tín dụng và tham gia các khoản vay vốn khác.

Bên cạnh đó, cho dù đã thanh toán dư nợ xong nhưng lịch sử đã vướng nợ xấu thì khách hàng sẽ mất từ 2 - 5 năm để xây dựng lại điểm tín dụng, sau đó mới có thể tiến hành vay vốn ngân hàng. Trong khoảng thời gian xây dựng tín dụng, khách hàng cũng sẽ bị hạn chế tham gia tất cả các khoản vay tại các ngân hàng và công ty tài chính.

Vì thế, khách hàng tuyệt đối không để nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu, nếu có nợ quá hạn dưới 90 ngày thì nên tìm cách hoàn trả ngay để không bị ghi lại lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC.

Khách hàng nên ưu tiên thanh toán nợ tín dụng quá hạn càng sớm càng tốt để hạn chế ảnh hưởng tới uy tín cá nhân.

2. Giải pháp khắc phục và hạn chế nợ thẻ tín dụng quá hạn

Hiện nay, ngân hàng đã phát hành nhiều chính sách thanh toán tạo điều kiện tối đa nhằm giúp khách hàng hoàn trả dư nợ tín dụng nhanh chóng. Khách hàng có thể tận dụng điều đó để giảm áp lực trả nợ cho bản thân, cụ thể như sau.

2.1. Liên hệ trả góp dư nợ nếu không đủ khả năng tài chính

Trong trường hợp không đủ tài chính để thanh toán nợ tín dụng quá hạn, khách hàng có thể đến ngân hàng để xin được hỗ trợ trả góp nợ.

Căn cứ theo điều 19 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và điều 7 của Thông tư 57/2019/TT-BTC có quy định về các đối tượng được xem xét hỗ trợ trả nợ, cụ thể:

  • Khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và tiền lãi đúng hạn như thỏa thuận ban đầu nhưng được ngân hàng đánh giá là vẫn có khả năng thanh toán dư nợ.
  • Khách hàng bị thiệt hại tài chính do các lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh, tuyên bố phá sản…
  • Khách hàng có khoản nợ xấu từ nhóm 3 tới nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nếu thuộc các trường hợp trên, ngân hàng sẽ xem xét dựa trên đề nghị của khách hàng và chính sách của ngân hàng để đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Tuy nhiên, quy định về điều kiện và đối tượng hỗ trợ của từng ngân hàng có thể sẽ khác nhau nên khách hàng cần đến trực tiếp ngân hàng để trao đổi về các quy định liên quan.

Khách hàng cần đến trực tiếp các quầy giao dịch để tìm hiểu chính sách riêng về điều kiện trả góp nợ của ngân hàng.

Nếu khách hàng được duyệt trả góp nợ thì sẽ cần chuẩn bị thủ tục theo hướng dẫn của ngân hàng mở thẻ nhưng nhìn chung sẽ có một số giấy tờ cơ bản sau đây:

  • Đơn xin gia hạn trả góp dư nợ theo biểu mẫu riêng của ngân hàng.
  • Phương án kế hoạch trả nợ.
  • Các loại giấy tờ cá nhân như CMND/ CCCD, sổ hộ khẩu…
  • Giấy tờ chứng minh gặp các rủi ro liên quan đến các trường hợp khách quan nêu trên.

Tóm lại, đối với các khoản nợ không quá lớn, các ngân hàng thường sẽ chọn cách đồng ý cho người vay nợ trả góp dư nợ tín dụng để giảm thiểu sự rắc rối trong quá trình kiện tụng. Tuy nhiên, nợ quá hạn sẽ vẫn ảnh hưởng rất lớn tới uy tín tín dụng cá nhân cho các khoản vay tương lai.

Nếu gặp khó khăn về tài chính, khách hàng nên liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ trả góp nợ.

2.2. Nhanh chóng trả nợ tín dụng nếu có khả năng tài chính

Mặc dù ngân hàng có chính sách hỗ trợ trả góp tín dụng nhưng đó không phải là phương pháp tối ưu nhất. Phương pháp này chỉ giúp khách hàng kéo dài và chia nhỏ số dư nợ tín dụng vay từ ngân hàng.

Khách hàng nên trả hết 1 lần toàn bộ dư nợ, phí phạt và lãi suất cho ngân hàng. Bởi nếu chỉ thanh toán một khoản nhỏ thì số nợ còn lại vẫn sẽ bị tính lãi suất 20 - 40%/năm. Trong trường hợp số nợ đó lại trễ hạn trong kỳ sao kê tiếp theo thì sẽ phát sinh phí phạt và lãi suất mới.

Do đó, tốt hơn hết là khách hàng nên tìm cách thanh toán toàn bộ nợ gốc và tiền lãi quá hạn càng sớm càng tốt. Khách hàng có thể tùy chọn cách thanh toán thẻ tín dụng thuận tiện và phù hợp với bản thân nhưng cần tìm hiểu kỹ các bước thanh toán dư nợ thẻ tín dụng để thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.

Sau khi hoàn tất thanh toán toàn bộ dư nợ quá hạn, khách hàng cần tiến hành xây dựng và tích lũy lại uy tín tín dụng từ đầu để tăng tỷ lệ được duyệt với các nhu cầu vay vốn sau này.

Số tiền dư nợ tín dụng quá hạn sẽ được thể hiện rõ trên sao kê tín dụng hàng tháng, thường sẽ được gửi tới khách hàng trước 15 - 25 ngày tùy ngân hàng. Nếu khách hàng muốn biết số tiền dư nợ tín dụng chính xác của bản thân trong thời điểm bất kỳ thì hãy liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để được hỗ trợ chính xác.

Khách hàng nên trả hết nợ gốc và tiền lãi trong 1 lần để không bị phát sinh lãi mới khi thanh toán không đủ.

Lời khuyên của Techcombank để tránh nợ thẻ tín dụng quá hạn khi dùng:

  • Đăng ký dịch vụ thanh toán tín dụng tự động [trích nợ tự động] để không bị quên hoặc trễ hạn thanh toán mỗi tháng.
  • Thiết lập thông báo thanh toán bằng văn bản hoặc email để luôn được nhắc thanh toán đúng hạn.
  • Tự chọn 1 ngày cố định thanh toán trong tháng để dễ ghi nhớ hơn, tránh trường hợp quên ngày gây trễ hạn.

3. Câu hỏi thường gặp khi nợ thẻ tín dụng quá hạn

Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc nợ thẻ tín dụng mà khách hàng nên tham khảo:

1 - Quá hạn thanh toán thẻ tín dụng 1 ngày có sao không?

Quá hạn dù chỉ 1 ngày vẫn sẽ bị tính phí phạt 5% và lãi suất 20 - 40% của số dư nợ tối thiểu tùy ngân hàng. Do đó, khách hàng nên thanh toán dư nợ trước khi đến ngày hạn thanh toán 2 - 3 ngày để đề phòng các trường hợp như: Lỗi đường truyền mạng, lỗi hệ thống, ngày cuối tuần, ngày lễ, Tết…

2 - Nợ thẻ tín dụng quá hạn có xin lùi lịch thanh toán được không?

Nợ thẻ tín dụng quá hạn không xin lùi lịch thanh toán được nhưng có thể xin trả góp dư nợ với ngân hàng trong một vài trường hợp đặc biệt như đã được đề cập ở phần trên.

3 - Nợ thẻ tín dụng quá hạn có vay vốn tiếp được không?

Nợ thẻ tín dụng quá hạn không thể tiếp tục vay vốn. Khách hàng phải trả hết nợ mới có thể được xem xét vay vốn mới và lưu ý rằng nợ thẻ tín dụng quá hạn cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới lịch sử tín dụng, ảnh hưởng tới uy tín cá nhân, gây khó khăn trong việc vay nợ sau này.

Trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm của mỗi người, khách hàng nên thu xếp tài chính hợp lý để thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn.

Như vậy, trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm của mỗi người. Người nợ thẻ tín dụng quá hạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối không trả nợ. Vì vậy, khách hàng nên chủ động thu xếp tài chính và ưu tiên trả nợ thẻ tín dụng, không để nợ quá hạn gây ảnh hưởng xấu tới bản thân.

Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc hỗ trợ liên quan tới các vấn đề tín dụng, vui lòng liên hệ với Techcombank thông qua các phương thức sau để được giải đáp:

Chủ Đề