Tieu chi đánh giá công tác bả

Về mặt lý luận, hiệu quả hoạt động PBGDPL là kết quả cụ thể đạt được trong quá trình PBGDPL tác động vào các đối tượng nhằm đạt được các mục đích và yêu cầu đặt ra. Trước hết, phải căn cứ vào trạng thái ý thức pháp luật và hành vi của các chủ thể khi chưa tiến hành công tác PBGDPL cùng với những biến đổi về ý thức pháp luật và hành vi sau khi được PBGDPL. Trong khi đó, mục đích PBGDPL là nâng cao nhận thức, ý thức và hành động chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Nội dung PBGDPL là những quy định pháp luật cần được truyền đạt đến đối tượng cần phổ biến. Dựa vào mục tiêu phổ biến, giáo dục; đối tượng được PBGDPL và hình thức, phương pháp PBGDPL, mà nội dung pháp luật cần phổ biến, giáo dục ở ba cấp độ: Nội dung pháp luật cơ bản cho mọi công dân, nội dung pháp luật chuyên ngành cho từng đối tượng và nội dung pháp luật chuyên sâu cho những người làm công tác tư pháp.

Để đánh giá hiệu quả của công tác PBGDPL, nhiều ý kiến cho rằng có ba tiêu chí cơ bản, đó là: nhóm tiêu chí chung về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng; nhóm tiêu chí về người làm công tác PBGDPL và nhóm tiêu chí về hình thức, phương pháp PBGDPL. Có ý kiến lại cho rằng, hiệu quả của PBGDPL được thể hiện ở kết quả cuối cùng là hình thành văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội, nên đánh giá hiệu quả PBGDPL phải tính từ “đầu vào” là các văn bản quy phạm pháp luật, điều kiện tổ chức thực hiện và cả quá trình thực hiện…

Như vậy, có thể nói, để xác định được hiệu quả của hoạt động PBGDPL trên thực tế, chúng ta cần một hệ thống tiêu chí đồng bộ, rõ ràng và thống nhất. Hay nói cách khác, việc xây dựng công cụ đánh giá một cách hệ thống, đồng bộ, toàn diện thực trạng điều kiện tiếp cận pháp luật là cần thiết, nhằm định lượng kết quả hoạt động PBGDPL ở các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương trong cả nước theo từng năm hoặc từng giai đoạn cụ thể. Ngày 24/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật, trong 08 tiêu chí được ban hành thì tiêu chí thứ 3 về Phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm:

- Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường được bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ trong năm;

- Có mạng lưới truyền thanh cơ sở tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được phổ biến cho người dân;

- Tủ sách pháp luật có đủ các loại sách, báo theo quy định và được cập nhật, bổ sung hàng năm;

- Có Thư viện xã, phường [hoặc Bưu điện văn hóa xã, phường] hoặc địa điểm thuận lợi do Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý để phục vụ người dân khai thác miễn, giảm phí cơ sở dữ liệu pháp luật qua máy vi tính;

- Người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy vi tính nối mạng tại các địa điểm Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý.

Những tiêu chí này không chỉ góp phần nâng cao trách nhiệm địa phương trong truyền tải kiến thức pháp luật mà còn giúp người dân chủ động tiếp cận các văn bản pháp luật, giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luận do hạn chế, yếu kém trong nhận thức cũng như ý thức chấp hành.

Thế nhưng, đây mới chỉ là quy định về các tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở [xã, phường, thị trấn], chưa kể việc đánh giá tiêu chí và cách tính điểm đối với từng vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đô thị cũng khác nhau, trong khi đó, việc đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải được thực hiện toàn diện ở tất cả các cấp, do vậy không thể thiếu trách nhiệm của cơ quan cấp trên. Tuy nhiên cũng cần phân tích và làm rõ các nội dung trách nhiệm của từng cấp trong việc thực hiện các tiêu chí để có đánh giá chuẩn xác.

Như vậy, để đánh giá được một cách cụ thể hiệu quả của hoạt động PBGDPL, chúng ta còn phải thay đổi về phương cách tiếp cận với PBGDPL, và phải xã hội hóa mạnh hơn, cụ thể hơn, trong từng chương trình PBGDPL, phải xác định rõ đối tượng được PBGDPL là ai, họ cần gì để tuyên truyền thì mới đạt hiệu quả.

1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại

3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

5. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
  1. Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó [nếu có] không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
  1. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.

6. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” theo quy định của Đảng.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới, sáng tạo tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài 5 tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, như: [1] Chính trị tư tưởng; [2] Đạo đức, lối sống; [3] Tác phong, lề lối làm việc; [4] Ý thức tổ chức kỷ luật; [5] Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, Nghị định còn quy định tiêu chí cụ thể xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Nghị định, có 4 tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức gồm: [i] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; [ii] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ; [ii] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ; [iv] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Đối với cán bộ, cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

Đối với công chức, việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.

Đối với viên chức Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác. Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng.

Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định này.

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại được lưu giữ bằng hình thức điện tử

Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:

1- Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;

2- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;

3- Nhận xét của cấp ủy nơi công tác [nếu có];

4- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền;

5- Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức [nếu có];

6- Các văn bản khác liên quan [nếu có]. Ngoài việc lưu giữ bằng hình thức điện tử, tài liệu quy định tại [2 ]và [4] nêu trên còn được lưu bằng văn bản trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

Bãi bỏ các Nghị định sau đây: Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Chủ Đề