Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? trang 85 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

Câu 1

Trong các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?

a] Tôi là bèo lục bình

Bứt khỏi sình đi dạo

Dong mây trắng làm buồm

Mượn trăng non làm giáo.

NGUYỄN NGỌC OÁNH

b] Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ làm bằng tăm tắp.

TRẦN NGUYÊN ĐÀO

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai đoạn thơ và chú ý cách xưng hô củabèo lục bìnhvàxe lu.

Lời giải chi tiết:

Bèo lục bình tự xưng làtôi, xe lu tự xưng làtớlàm cho ta cảm thấy đó là những người bạn thân đang cùng ta trò chuyện, tâm tình.

Câu 2

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏiĐể làm gì ?

a] Con phải đến bác thợ rènđểxem lại bộ móng.

b] Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hộiđểtưởng nhớ ông.

c] Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạyđểchọn con vật nhanh nhất.

Phương pháp giải:

Đó là bộ phận chỉ mục đích trong câu.

Lời giải chi tiết:

a] Con phải đến bác thợ rènđểxem lại bộ móng.

b] Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hộiđểtưởng nhớ ông.

c] Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạyđểchọn con vật nhanh nhất.

Câu 3

Chọndấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm thanđể điền vào các ô trống.

NHÌN BÀI CỦA BẠN

Phong đi học vềThấy em rất vui, mẹ hỏi :

- Hôm nay có được điểm tốt à

- Vângcon được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn LongNếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con nhìn bài của bạn

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

Phương pháp giải:

Tác dụng của mỗi dấu câu:

+ Dấu chấm: kết thúc câu kể

+ Dấu chấm hỏi: kết thúc câu hỏi

+ Dấu chấm than: bộc lộ cảm xúc, gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị

Lời giải chi tiết:

NHÌN BÀI CỦA BẠN

Phong đi học về.Thấy em rất vui, mẹ hỏi :

- Hôm nay có được điểm tốt à?

- Vâng!con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long.Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con nhìn bài của bạn?

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Bản tin trang 86 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 bài Bản tin trang 86 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 3. Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những tin gì ?

  • Chính tả bài Cùng vui chơi trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2 Chính tả bài Cùng vui chơi trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 2. Tìm các từ : a] Chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau : Môn thể thao trèo núi

  • Tập làm văn: Kể lại một trận thi đấu thể thao trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Kể lại một trận thi đấu thể thao trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Kể lại một trận thi đấu thể thao.

  • Soạn bài Cùng vui chơi trang 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 bài Cùng vui chơi trang 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 3. Vì sao nói "Chơi vui, học càng vui" ?

  • Chính tả bài Cuộc chạy đua trong rừng trang 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2 Chính tả bài Cuộc chạy đua trong rừng trang 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 2. a] Điền vào chỗ trống l hay n ?

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn trang 135 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn trang 135 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Hãy kể tên các sự vật và công việc: a] Thường thấy ở thành phố

  • Soạn bài Đôi bạn trang 130 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Đôi bạn trang 130 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?

  • Soạn bài Về quê ngoại trang 133 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Về quê ngoại trang 133 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?

  • Tập làm văn: Nghe - kể: Kéo cây lúa lên trang 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn: Nghe - kể: Kéo cây lúa lên trang 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Nghe và kể lại chuyện Kéo cây lúa lên

Video liên quan

Chủ Đề