Tính vừa sức là gì

Phóng to
Thanh niên trai tráng nên chọn những hình thức tập luyện vận động như chạy xa, bóng đá... - Ảnh: N.C.T.

Ví như thỏ hoang sống trung bình 15 năm, còn thỏ nuôi nhốt trong chuồng dù tốt mấy cũng chỉ sống được 4-5 năm, lợn rừng sống lâu gấp đôi lợn nhà... Nguyên nhân chủ yếu do động vật hoang dã phải vận động nhiều hơn động vật nuôi nhốt. Với con người cũng vậy, vận động là cái gốc của sự mạnh khỏe, sống lâu. Nhưng vấn đề ở chỗ vận động như thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe?

Có người dù tuổi đã cao nhưng vẫn thích những loại hình vận động hùng hục, tốn kém nhiều sức lực chẳng kém gì thanh niên. Ngược lại, có người đang ở tuổi thanh xuân nhưng suốt ngày giam mình trong buồng vi tính, nếu có vận động thì cũng chỉ làm vài động tác khoa chân, múa tay cho phải phép. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm của các nhà dưỡng sinh y học cổ truyền. Theo họ, nguyên tắc dưỡng sinh vận động cụ thể là:

* Chọn hình thức luyện tập hợp lý: nghĩa là hạng mục tập luyện phải phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện sức khỏe.

Ví như với người có tuổi, do sức lực cơ bắp suy giảm, phản ứng thần kinh chậm chạp, khả năng phối hợp kém linh hoạt, nên chọn những những phương thức tập luyện nhẹ nhàng, mềm mại như đi bộ, thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga...; với thanh niên trai tráng thì nên chọn những hình thức tập luyện vận động đòi hỏi sức lực nhiều như chạy xa, bóng rổ, bóng đá...; với những nhân viên bán hàng, đầu bếp... vốn phải đứng lâu, tĩnh mạch chi dưới dễ bị giãn thì khi vận động không nên chạy nhảy nhiều mà nên chọn các bài tập ở tư thế nằm ngửa, giơ cao chân...

* Kết hợp hài hòa giữa động và tĩnh: nghĩa là khi vận động nhất thiết cả thần lẫn hình, cả trong lẫn ngoài phải đảm bảo “trong tĩnh có động”, “trong động có tĩnh”, “lấy động chế tĩnh”, “lấy tĩnh chế động”, động ở ngoài mà tĩnh ở trong, động chủ luyện tập mà tĩnh chủ dưỡng thần, tuyệt đối không thiên lệch.

* Hết sức kiên trì và đều đặn: cổ nhân có câu “Băng dày ba thước, đâu phải do lạnh một ngày”, ý nói không thể một sớm một chiều đã nên chuyện. Vậy nên việc luyện tập phải thường xuyên, không gián đoạn, nếu chỉ vì cao hứng mà bữa đực bữa cái thì chẳng nên cơm cháo gì, nhiều khi mang họa vào thân.

* Vận động vừa sức, không nên thái quá mà bất cập: nghĩa là việc tập luyện phải vừa sức đúng như y thư cổ Thiên kim yếu phương của danh y Tôn Tư Mạo viết: “Theo đạo dưỡng sinh, cần thường xuyên luyện tập nhưng chớ tập đến mức quá mệt, chớ tập quá sức”. Vậy thế nào là tập vừa sức? Đại khái nếu sau mỗi lần tập luyện mà cơ thể cảm thấy thoải mái, tinh thần sảng khoái, huyết áp, tần số mạch dao động không quá mức là được.

* Vận động tuần tự, thư thái tự nhiên: nghĩa là việc tập luyện phải từ từ, tiệm tiến, đi từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Tuyệt đối không được “đốt cháy giai đoạn”. Ví như việc chạy chậm phải từ cự ly ngắn đến dài, từ tốc độ rất chậm nâng dần đến tốc độ vừa phải.

* Lựa chọn vận động vào thời gian thích hợp: nhìn chung, tập vào sáng sớm là rất tốt vì khi đó không khí tương đối trong lành, nồng độ dưỡng khí nhiều, lượng khí cacbonic thấp. Tập vào buổi chiều hoặc buổi tối cũng được vì sẽ giúp cơ thể giải tỏa mọi căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, tuy nhiên không nên tập quá nhiều vì sẽ khiến hệ thần kinh bị hưng phấn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Việc tập luyện cũng nên tránh xa bữa ăn vì nếu tập ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng không tốt hoạt động hấp thụ và chuyển hóa của tì vị, thậm chí có thể đưa đến những tai biến không đáng có.

BS HOÀNG KHÁNH TOÀN

Mục tiêu

 - Kiểm tra lại kiến thức kỉ thuật chạy tiếp sức, kiểm tra về thể lực và quá trình phát triển tố chưc thể lực của học.

 - Yêu cầu học sinh phải tập trung cao trong trong ưua trình thực hiện.

II/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 1/ Địa Điểm.

 Tại sân thể dục trường đã được vệ sinh kỉ. Tại bóng cây mát sân trương hay trong phòng học lý thuyết.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số : 12 lý thuyết [ nguyên tắc vừa sức], để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE TRƯỜNG THPT GIAO THẠNH BỘ MÔN : THỂ DỤC GIÁO ÁN SỐ : 12 LÝ THUYẾT [ nguyên tắc vừa sức] I – Mục tiêu - Kiểm tra lại kiến thức kỉ thuật chạy tiếp sức, kiểm tra về thể lực và quá trình phát triển tố chưc thể lực của học. - Yêu cầu học sinh phải tập trung cao trong trong ưua trình thực hiện. II/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1/ Địa Điểm. Tại sân thể dục trường đã được vệ sinh kỉ. Tại bóng cây mát sân trương hay trong phòng học lý thuyết. 2/ Phương Tiện. Học sinh càn trang bị tập và iết để chép bài. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. 1/ phương pháp tổ chức lớp. Nếu học ngoài trời thì giáo cho học sinh ngồi trong bóng cây và tập hợp thành 4 hàng ngang. Nêu học trong phòng thì cho các em ngồi giống như các tiết học văn hoá. 2/ nội dung lên lớp. Nguyên tắc vừa sức : a/ khái niệm. Nguyên tắc vừa sức là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tạp luyện TDTT. Tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với đặt điểm và trí tuệ, sức khoẻ giới tính và thể lực, tâm lý và trình độ người học. b/ Nguyên tắc vừa sức được bảo đảm khi thực hiện tốt hai vấn đề -Độ khó của bài tập phải lựa chọn và phân thành loại bậc. -Phải xét đến đặc điểm của người học vế : giới tính,lứa tuổi,trình độ.v .v Các bài tập khi được lựa chọn để giảng dạy không nên quá khó hoặc quá dễ.,phải ở mức sao cho mỗi người có cố gắng nhất định và cần sự giúp đỡ của giáo viên,huấn luyện viên. Các bài tập không vừa sức dễ gây chấn thương trong tập luyện. Để cho độ khó của bài tâp luôn vừa sức với người tâp thì phải nâng dần lên.Việc sắp xếp đó theo các qui luật -Từ đơn giản đến phức tạp -Từ dễ đến khó -Từ những cái đã biết sang cái chưa biết Một điều quan trọng nữa là muốn đảm bảo nguyên tắc vừa sức thì ngoài việc chú ý đến xu hướng chung phải chiếu cố đến đặc điểm cá nhân.Đặc điểm cá nhân của người tập nên nghiên cứutrong học tập,trong thi đấu thậm chí cả trong lúc vui chơi và nghỉ ngơi..Nắm chắc đặc điểm cá nhân sẽ cho phép người GV đặt các nhiêm vụ vừa sức HS,tiến hành các quá trình giảng dạy được chặt chẽ và có các biện pháp được linh hoạt c/ Đảm bảo cho nguyên tắc vừa sức cần theo các quy luật 1.Lãnh đạo chắc chắc quá trình thực hiện chương trình và đề ra các yêu cầu học tập. 2.Biết và tính kỹ về các lứa tuổi và cá tính của người tâp 3.Thực hiện các quy luật “từ dễ đến khó””từ đơn giản đến phức tạp””từ những điều đã biết đến những điều chưa biết” 4. khi tiến hành tập luyện TDTT các em cần có kế hoạch tự theo dõi, kiểm trađể xác định mức độ phù hợp của LVĐ tập luyện và mức độ ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ và thể lực. 5. theo dõi mạch đạp, lượng mồ hôi, màu da, cảm giác chủ quan, ăn uống, giấc ngủ 3/ xuống lớp. -Giáo viên nói những nội dung trọng tâm về cho học sinh học và nắm kỹ. -Giáo viên triển khai nội dung tập hôm sau. -Giáo viên nhận xét buổi học.

File đính kèm:

  • GIAO AN 12.doc

KẾ HOẠCH

BÀI DẠY LÝ THUYẾT K11

TUẦN 1 [TIẾT 1-2]

I. Nguyên tắc vừa sức

  1. Khái niệm : NTVS là một trong những nguyên tắc tập luyện TDTT, tập luyện tdtt mướn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với những đặc điểm của cơ thể người tập .
  2. Nội dung .

- Theo nguyên tắc vừa sức, việc lựa chọn và thực hiện các bài tập để tập kĩ thuật động tác, phát triển các tố chất thể lực cần phải phù hợp với sức khỏe, giới tính, trình độ vận động và thể lực người tập tuy nhiên người tập cần nổ lực rất lớn về thể chất và tinh thần để nâng cao thành tích tập luyện của bản thân .

3. Yêu cầu

- Người tập cần căn cứ vào một số dấu hiệu cơ bản của bản thân để đánh giá mức độ phù hợp của LVĐ khi tập luyện đối với sức khỏe và thể lực của mình cụ thể như sau :

+ Mạch đập : trước và sau khi tập cao hơn 10-15 lần/ phút [quá sức so với cơ thể]

+ Lượng mồ hôi : Mồ hôi ra nhiều ở thắc lưng sau khi kết thúc buổi tập [LVĐ quá mức so với cơ thể]

+ Màu da : da tái sau khi tập luyện xong [LVĐ quá mức cơ thể]

+ Cảm giác chủ quan : rất mệt, không chịu đựng được; cảm thấy đau, rát ở cơ, khớp ; cảm giác chóng mặt, buồn nôn,….. Là những triệu chứng quá mức cơ thể chịu đựng

+ ăn uống : ăn không ngon, không ăn hết mức ăn hằng ngày là LVĐ đến giới hạn chịu đựng

+ Giấc ngủ : ngủ bị mê sảng, có cảm giác bị đè nặng ở ngực thì đó là LVĐ đến giới hạn

II. Nguyên tắc hệ thống

1. Khái niệm : NTHT là một trong những nguyên tắc sư phạm chỉ rõ giảng dạy và tập luyện TDTT cần phải dựa trên cơ sở khoa học, phải được tiến hành theo một trật tự, một cấu trúc thống nhất và chặt chẽ .

2 . Nội dung .

  • Nguyên tắc hệ thống quá trình tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả cao cần phải đảm bảo tính mục đích, tính tuần tự và tính liên tục .
  • Muốn đạt được hiệu quả tập luyện, việc chọn lựa, sắp xếp các bài tập, các phương pháp tập luyện cần tuân theo một trật tự nhất định mang tính mục đích, tính khoa học .
  • Muốn nâng cao sức khỏe, thể lực và hoàn thiện kĩ thuật các động tác TDTT cần phải tập luyện thường xuyên và liên tục .

3. Yêu cầu .

  • Tập luyện TDTT cần phải tiến hành một cách có chủ đích, có kế hoạch .
  • Sắp xếp nội dung các buổi tập cần chú ý đến tính tuần tự và mối liên hệ lẫn nhau giũa chúng .
  • Cần tập luyện thường xuyên, liên tục, tránh nghỉ tập luyện quá dài

Video liên quan

Chủ Đề