Tờ báo nào được cho là tờ báo đầu tiên của sinh viên Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945

Nơi ra đời tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam

Năm 1925, tại Quảng Châu [Trung Quốc], đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. Đây là “tờ báo bí mật đầu tiên của người cách mạng Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ, viết bằng giấy sá, in bằng bàn tay.

Tờ báo Thanh niên tiêu biểu cho tổ chức cách mạng đến nỗi người ta thường gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội là Đảng Thanh niên”[1].

Tháng 11/1924, sau hơn một năm ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc được Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản cử đến Quảng Châu - trung tâm của phong trào cách mạng dân chủ Trung Quốc. Qua sự giúp đỡ của Lãnh sự quán Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn những người ưu tú để rèn luyện, giáo dục, thành lậpViệt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Thuộc địa Pháp có viết: “Hà Nội, ngày 27/2/1925/ Tuyệt mật/ Sở cảnh sát Hà Nội nhận được nhiều tin tức nói rằng có một người An Nam vừa từ Châu Âu đến Quảng Châu. Người này bắt liên lạc với bọn cách mạng. Người này sống với bọn Cộng sản Nga và lấy tên là Lý Thuỵ. Y rất am hiểu hoạt động của những tên cách mạng An Nam ở Châu Âu cũng như phương pháp cách mạng Nga… Là một tên có nghị lực, Lý Thuỵ đã thiết lập một hội yêu nước mới và đào tạo bọn Cộng sản trong khuôn khổ hội này như một số tên di cư sang Hoa Nam. Chúng vừa in những truyền đơn bằng chữ Trung Quốc kêu gọi tham gia hội, một số truyền đơn đã vào Đông Dương”[2].

Ngôi nhà số 13, nay là số 248 - 250, đường Văn Minh [Quảng Châu, Trung Quốc] -
trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,nơi tờ báo Thanh niên xuất bản những số đầu tiên - Ảnh Tư liệu.

Sau khi thành lập Hội, Nguyễn Ái Quốc đã cho xuất bản tờ báoThanh niêntại ngôi nhà số 13 [nay là số 248 - 250], đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc để giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn phong trào cách mạng trong nước. Các đồng chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm, Trương Vân Lĩnh đã tham gia sáng lập và đồng hành cùng tờ báo.

Báo Thanh niên xuất bản được 202 số, số đầu tiên ra ngày 21/6/1925, số 202 ra ngày 14/2/1930. Báo Thanh niên thời gian đầu ra một tuần một kỳ trên 100 bản. Về sau, do gặp nhiều khó khăn nên số sau cách số trước từ 3 đến 5 tuần. Măng sét của báo viết hai chữ Thanh niên bằng Hán văn và Việt văn. Số mỗi tờ báo viết trong ngôi sao năm cánh. Phần lớ mỗi số báo có hai trang cỡ trung bình 13cm x 19cm, một số ít ra 4 trang.

Nội dung chính trị cơ bản của báo Thanh niên là: Vạch rõ mâu thuẫn giữa dân tộc ta và các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc là không thể điều hoà được; Khẳng định con đường của cách mạng Việt Nam; Lực lượng cách mạng là toàn dân, lấy công nông làm nền tảng; Người cách mạng phải hy sinh vì sự nghiệp và phải có phương pháp cách mạng đúng; Cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo và tổ chức quần chúng cách mạng; Cách mạng Việt Nam đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga mới giành thắng lợi.

Tháng 4/1927, tình hình cách mạng Trung Quốc có nhiều biến chuyển bất lợi. Những hoạt động cách mạng của Việt Nam trên đất Trung Quốc phải chuyển vào bí mật. Nguyễn Ái Quốc buộc phải rời khỏi Quảng Châu đến Vũ Hán rồi đi Liên Xô. Khi ấy báo Thanh niên mới xuất bản được 88 số. Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chuyển đến Hồng Kông, tiếp tục cho xuất bản báo Thanh niên.

Báo Thanh niên được bí mật chuyển về Việt Nam bằng đường tàu thuỷ, lưu hành trong các chi bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, trong các cơ sở cách mạng của Việt kiều tại Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.“…Cần phải nói ngay rằng, tờ báo của Nguyễn Ái Quốc được tất cả các đảng viên ở nước ngoài, ở trong nước và đông đảo người cảm tình đọc, những người đọc này chẳng những tự mình đọc báo Thanh niên mà còn chép đi chép lại nhiều lần để cho người khác đọc”[3].

Hiện nay, di tích ngôi nhà số 13 [nay là số 248 - 250], đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - nơi ra đời số báo Thanh niên đầu tiên rất được coi trọng, quan tâm, đầu tư, cải tạo nhiều lần. Từ năm 1971, Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ địa chỉ này làm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích thuộc quyền quản lý của Bảo tàng Cách mạng Quảng Đông. Những năm qua, bảo tàng đã gìn giữ và phát huy tác dụng di tích lịch sử này; đồng thời thường xuyên tôn tạo, nâng cấp vừa đáp ứng nhu cầu bảo tồn, vừa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham quan của kháchViệt Nam, Trung Quốc và bạn bè quốc tế.

Ngoài các phòng trước đây là nơi ở của học viên, phòng nghỉ của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được khôi phục lại, tại ngôi nhà còn dành một phòng riêng giới thiệu về “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với Quảng Châu”. Ở phòng trưng bày này giới thiệu nhiều tài liệu, hình ảnh về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu những năm 1924 - 1927 với những hiện vật quý như chiếc ghế mây kiểu bành, chiếc máy chữ, máy in Ronéo, bàn làm việc của Người… Đặc biệt ở đây trưng bày bức tranh lớn “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc giảng bài tại lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu”.

Từ Quảng Châu, Báo Thanh niên đã góp phần chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Thanh niên ra đời đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đây, ngày 21/6 hàng năm được chọn là ngày “Báo chí cách mạng Việt Nam”./.

[1]Trần Văn Giàu, “Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, H.1978.

[2]E. Cabelev, “Đồng chí Hồ Chí Minh”, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, H.1985.

[3]Louis Marty,“Đóng góp vào lịch sử các phong trào chính trị ở Đông Pháp”,Nha công tác chính trị và công an trực thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương xuất bản, H.1933.

Theo Btlsqsvn.org.vn

Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam [21/6/1925 - 21/6/2020]

Thứ tư - 17/06/2020 13:50 2.751 0
Ngày 21/6/1925, Cơ quan ngôn luận của tổ chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội” - Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đã ra số đầu tiên, đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta. Ngày 05/02/1985, theo Quyết định của Ban Bí thư số 52-QĐ/TW lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Việt Nam nhằm kỷ niệm, tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành; đôi khi là cả máu và nước mắt để độc giả có những bài báo hay sự kiện nóng hổi, chân thật. Ngày 21/6/2000, nhân dịp kỉ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Trụ sở chính Trung tâm VHTT TDTT huyện Hướng Hóa sau gần 01 năm thành lập
Vào những năm 20 đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội - Một tổ chức yêu nước Việt Nam đầu tiên đi theo con đường cách mạng vô sản, đồng thời xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Ngày 21/6/1925, Thanh niên, tờ báo đầu tiên của Cách mạng Việt Nam, ra số 1.
Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, cho xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan Trung ương của Đảng, Ban công vận Trung ương của Đảng ra báo Công hội đỏ, Tổng Công hội Bắc kỳ ra báo Lao động…Tháng 9/1929, An Nam Cộng sản Đảng cho ra báo Đỏ. Những tờ báo của các tổ chức Cộng sản sơ khai này có tác dụng rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức giai cấp, đấu tranh giai cấp và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho quần chúng lao động. Tháng 02/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng, quyết định Trung ương và địa phương sẽ ra báo của Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất. Ngày 05/8/1930, Trung ương cho ra báo Tạp chí đỏ; ngày 15/8/1930, báo Tranh đấu ra mắt.
Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trung ương Đảng cho ra báo Cờ vô sản và tạp chí Cộng sản. Các xứ ủy, tỉnh ủy, nhiều huyện ủy và chi bộ cũng ra báo. Báo chí trong thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát động cao trào cách mạng của công nông chống đế quốc - phong kiến, đỉnh cao là cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh. Cũng trong thời kỳ này, Ban lãnh đạo ở nước ngoài của Đảng được thành lập làm nhiệm vụ tạm thời của Trung ương, xuất bản tạp chí Bônsêvích làm cơ quan lý luận để thống nhất Đảng. Tháng 3/1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất họp, quyết định chuyển tạp chí Bônsêvích thành tạp chí lý luận Trung ương của Đảng. Các chi bộ cộng sản trong một số nhà tù lớn cũng đã xuất bản báo và tạp chí. Báo chí trong những năm 1930 - 1936 đã phục vụ tích cực cho xây dựng Đảng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng dân quyền của Đảng, kiên quyết chống đế quốc, phong kiến, chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ nghĩa dân tộc tư sản của Việt Nam quốc dân Đảng, chuẩn bị điều kiện để đón thời cơ đưa cách mạng tiến lên một cao trào mới. Tranh thủ điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi, mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước, trong đó có nước Pháp và hình thành Mặt trận nhân dân thế giới chống phát xít; Lợi dụng khả năng hoạt động nửa hợp pháp, nửa bất hợp pháp, Đảng chủ trương đưa báo chí ra xuất bản công khai, hợp pháp. Một số tờ báo cách mạng bằng chữ Pháp được xuất bản ở Hà Nội, cùng với đó, một loạt các tờ báo Tiếng Việt đã được xuất bản công khai hợp pháp, trong đó có tờ Dân chúng, cơ quan Trung ương của Đảng. Báo chí thời kỳ vận động dân chủ in ty-pô số lượng lớn. Có tờ chiếm kỷ lục như Dân chúng số Xuân 1939 in đến 15.000 bản. Trình bày bài vở trên mặt báo đã mang dáng dấp hiện đại, biên tập và in nhanh, phát hành nhanh, rộng trong cả nước và ra nước ngoài.
Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh thành lập. Tháng 8/1941, báo Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy danh nghĩa Việt Minh tỉnh Cao Bằng, sau mở rộng thành Việt Minh Cao Bằng - Bắc Cạn, rồi Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn. Ngày 25/01/1942, báo Cứu quốc, cơ quan của tổng bộ Việt Minh ra đời. Ngày 10/10/1942, báo Cờ giải phóng, cơ quan Trung ương của Đảng xuất bản số 1. Trung ương còn xuất bản tạp chí Cộng sản làm cơ quan lý luận. Các kỳ bộ Việt Minh và tỉnh bộ Việt Minh lần lượt cho xuất bản báo của địa phương cùng với báo của các đoàn thể cứu quốc ở Trung ương: Công nhân, Thanh niên, Học sinh, Văn hóa, Tự vệ…Báo chí phục vụ tích cực cho xây dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Từ sau khi có chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh [5/1944] và nhất là sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp [3/1945], Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa, một số báo của các lực lượng vũ trang từ các căn cứ kháng Nhật và khu giải phóng được xuất bản.Hai tờ báo Cờ giải phóng và Cứu quốc có cống hiến lớn nhất trong việc đẩy mạnh cao trào cách mạng và giành thắng lợi lịch sử tháng Tám 1945. Kể từ khi báo Thanh niên ra đời đến tháng 8/1945, tổng cộng có hơn 270 tờ báo và tạp chí.
Từ tháng 8/1945 trở đi, dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí cách mạng xuất bản công khai, in ty-pô với số lượng lớn. Báo Cứu quốc xuất bản hàng ngày là tờ báo lớn nhất cả nước. Trong làng báo xuất hiện hai cơ quan mới: Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Việt Nam Thông tấn xã [nay là Thông tấn xã Việt Nam]. Cuối năm 1945, Đảng chuyển vào bí mật, báo Cờ giải phóng ngừng xuất bản; báo Sự Thật ra đời với danh nghĩa cơ quan của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.Trong năm đầu của chính quyền cách mạng, báo chí phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai bùng nổ và lan rộng. Báo chí cách mạng có một bộ phận xuất bản công khai ở các vùng tự do và các căn cứ kháng chiến, một bộ phận xuất bản trong vùng địch chiếm. Những văn kiện của Đảng, bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng được in trên các báo Trung ương và các báo địa phương. Năm 1951, báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng bắt đầu xuất bản, tạp chí Cộng sản, tạp chí Sinh hoạt nội bộ, báo Quân đội Nhân dân ra đời.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nước ta tạm thời chia làm 2 miền với 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có một nhiệm vụ chung: Đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc. Báo chí của ta hình thành báo chí tự do ở miền Bắc và báo chí xuất bản bí mật bất hợp pháp ở vùng địch tạm chiếm ở miền Nam. Trong điều kiện mới, báo chí miền Bắc có những bước tiến vượt bậc; Báo Nhân Dân ra hàng ngày, in với số lượng lớn nhất bằng kỹ thuật tiên tiến. Trung ương cho ra tạp chí lý luận, lúc đầu là Học tập, sau đổi là tạp chí Cộng sản. Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, lý luận, tổ chức, kỹ thuật và các tỉnh đều xuất bản báo. Ngày 02/6/1950, Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập đã đoàn kết rộng rãi các nhà báo trong nước và tháng 7/1950 gia nhập Tổ chức Quốc tế các nhà báo [OIJ].
Sau ngày thống nhất đất nước, báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước.Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, báo chí như được thổi luồng không khí mới. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, báo chí cả nước đã phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn. Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, báo chí đã có bước tiến nhảy vọt về chất và lượng. Từ vài chục cơ quan báo chí trong ngày đầu giành chính quyền, đến nay đã có trên 500 cơ quan báo chí với gần 700 ấn phẩm báo chí, 02 Đài phát thanh và truyền hình quốc gia, hơn chục Đài phát thanh và truyền hình khu vực, 64 Đài phát thanh, truyền hình ở các tỉnh, thành phố cùng với hệ thống cơ sở phát thanh truyền rộng khắp các huyện thị thành trong nước. Đội ngũ báo chí điện tử, báo chí trực tuyến phát triển mạnh mẽ cùng với các nhà cung cấp dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày. Hoạt động của báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, trong quá trình hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường, trong thời đại bùng nổ thông tin đang phát triển không ngừng. Đứng trước những yêu cầu mới, báo chí cách mạng Việt Nam mãi mãi kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Trong thời kỳ đổi mới, Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam. Báo chí đã tổ chức khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội. Báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn.
Cùng với quá trình lịch sử vẻ vang của Báo chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ người làm báo đã đồng hành cùng dân tộc suốt hơn chín thập kỷ qua, đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong mọi giai đoạn của cách mạng, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để báo chí hoạt động và phát triển, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ người làm báo cách mạng. Ra đời trong khói lửa chiến tranh, gắn bó với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, được nhân dân tin yêu, đùm bọc, 95 năm qua, đội ngũ hội viên - nhà báo, báo chí cả nước đã không ngừng lớn mạnh; đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần và ý chí cách mạng, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn cách mạng; báo chí nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, gian khổ, đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang mà Ðảng và nhân dân giao phó.
Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, trường kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, các thế hệ nhà báo cách mạng không ngừng nỗ lực phấn đấu, làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ", xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Ðảng. Báo chí đã phản ánh sinh động thực tiễn công cuộc kháng chiến, kiến quốc, đổi mới và phát triển đất nước; phát hiện, cổ vũ, động viên nhân rộng các điển hình, nhân tố mới, tạo nên các phong trào hành động cách mạng sôi nổi trên mọi lĩnh vực, làm nên những thành tựu to lớn; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội; là cầu nối quan trọng trong thông tin đối ngoại, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước, góp phần nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Báo chí còn là diễn đàn tin cậy, thể hiện ý chí, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, tham gia đóng góp ý kiến với Ðảng, Nhà nước giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Các cơ quan quản lý đã thực hiện tốt công tác động viên đội ngũ người làm báo tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thành tựu to lớn của đất nước trong công cuộc đổi mới; phát hiện, cổ vũ, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới; tham gia có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, mặt trận phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; kiên quyết đấu tranh chống các âm mưu, hành động, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, củng cố niềm tin của nhân dân với Ðảng, Nhà nước và chế độ ta; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong cộng đồng thế giới.
Đội ngũ những người làm báo đã không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần cống hiến. Những ngày này, khi cả nước đang tập trung chống đại dịch Covid-19, báo chí là một trong những lực lượng trên tuyến đầu, nhiều phóng viên tác nghiệp trực tiếp ở các vùng tâm dịch, ghi lại được những hình ảnh, câu chuyện, những tấm gương rất xúc động. Ở đâu có hoạt động chống dịch, ở đó có phóng viên báo chí. Những đóng góp quan trọng, những thành tích nổi bật của đội ngũ những người làm báo trong 95 năm qua đã làm ngời sáng những truyền thống vẻ vang của báo chí và đội ngũ người làm báo cách mạng. Ðó là tinh thần đoàn kết, là sự gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với Ðảng, với Tổ quốc và dân tộc. Ðó là tinh thần chiến đấu và phẩm chất tiên phong, luôn có mặt nơi đầu sóng ngọn gió và sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng, kiên quyết bảo vệ công lý và lẽ phải. Luôn đổi mới sáng tạo, phát hiện cái mới, khẳng định và bảo vệ cái mới; luôn cố gắng cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng để tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí, sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, chúng ta tự hào có một nền báo chí hiện đại đang phát triển mạnh mẽ trong dòng chảy của thời đại mới.
Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao huyện Hướng Hóa được thành lập cách đây mới hơn 10 tháng; Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy những kết quả đạt được của Đài Phát thanh và Tuyền hình cũ, Trung tâm đã bám sát chức năng, nhiệm vụ để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, trong đó đặc biệt chú trọng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, không ngừng đổi mới hoạt động của báo chí, tăng cường triển khai có hiệu quả công tác của đội ngũ lãnh đạo, Biên tập viên, Phóng viên, Kỹ thuật viên; nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, kỹ thuật phát sóng truyền dẫn, phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, các hoạt động của toàn huyện và các xã, thị trấn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… tạo hiệu ứng lan tỏa và đạt hiệu quả thiết thực. Phát huy vai trò là “cầu nối“ giữa Đảng, chính quyền địa phương với nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Hệ thống phát thanh, truyền thanh của huyện và các Đài Trạm cơ sở, các Đài truyền thanh các xã, thị trấn đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của nhân dân. Các chương trình thời sự tập trung phản ánh kịp thời những thông tin thời sự trong huyện; những vấn đề dư luận xã hội và người dân quan tâm tại địa phương; Đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên của Trung tâm luôn tích cực tìm tòi, khai thác các đề tài, xây dựng chuyên mục, đảm bảo chất lượng, nội dung các chương trình phát thanh, thời sự truyền hình ngày càng nâng cao, phong phú, hấp dẫn; dễ hiểu, dễ thực hiện; Quản lý, vận hành tốt máy móc, trang thiết bị hiện có để nâng cao chất lượng âm thanh, chất lượng hình ảnh, thực hành nghiêm túc nội quy, quy chế vận hành kỹ thuật. Tham mưu cho HĐND, UBND huyện xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương; Tăng cường cử cán bộ viên chức về tận thôn bản các xã, thị trấn để khảo sát, nắm thực trạng tình hình truyền thanh cơ sở, tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra, sửa chữa máy móc thiết bị truyền thanh cơ sở để có biện pháp khắc phục đảm bảo thông tin thông suốt. Trung tâm hiện đang thực hiện sản xuất và phát sóng đều đặn hằng tuần với 05 chương trình phát thanh và 01 chương trình thời sự truyền hình, trong đó chương trình phát thanh địa phương được phát tại Trung tâm, các Đài Trạm cơ sở 07h/ngày, Đài truyền thanh cơ sở các xã, thị trấn 02 lần/ngày. Trung tâm phát sóng Đài Tiếng nói Việt Nam [VOV] tại Cơ sở Phát thanh - Truyền hình huyện với thời lượng phát sóng 19giờ/ngày, đảm bảo phát sóng đều đặn hàng ngày kể cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết. Hàng năm, Trung tâm VHTT - TDTT huyện sản xuất trung bình 260 chương trình phát thanh với khoảng 750 tin, 250 bài viết, phóng sự; sản xuất 52 chương trình thời sự truyền hình với khoảng 670 tin, bài viết và 250 phóng sự truyền hình. Đã bám sát sự kiện chính trị trên địa bàn, thường xuyên cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài khu vực miền Trung xây dựng và phát trên sóng của Đài PT-TH tỉnh, Đài khu vực các chuyên mục "Hướng Hóa hội nhập và phát triển", thực hiện các chuyên mục về "Nét đẹp làng quê", "Dân tộc miền núi", Kết nối yêu thương", "Xây dựng Đảng"… Chủ công trong cung cấp thông tin kịp thời để tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của huyện, trên Trang thông tin điện tử của Trung tâm VHTT-TDTT; thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành, quản lý, chỉ đạo của ngành; triển khai các phần mềm quản lý hữu hiệu của chuyên ngành, các chuyên đề, chuyên mục cải cách hành chính, dân chủ cơ sở; cập nhật đầy đủ, kịp thời các tin tức, thời sự của huyện nhà, các chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên mục Hướng Hóa hội nhập và phát triển; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm hiểu thông tin của cán bộ và nhân dân với lượng tương tác lớn trong thời đại công nghệ mới. Tập trung nắm bắt thông tin, tư vấn, hướng dẫn xây dựng hệ thống các Đài truyền thanh cơ sở xã, thị trấn; Hiện nay, ngoài Cơ sở phát thanh truyền hình chính tại huyện và 02 Trạm cơ sở tại xã Hướng Phùng, xã Lìa; đã có 50% xã, thị trấn [08 xã, thị trấn] có Hệ thống Đài truyền thanh cơ sở hoạt động, đã được trang bị đầy đủ các cụm loa truyền thanh về tận thôn bản. Đài truyền thanh cơ sở thực hiện nhiệm vụ phát sóng, truyền thanh các chương trình thời sự địa phương của huyện, xây dựng và duy trì các chuyên mục: “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển”, “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “An ninh trật tự - An toàn giao thông”, “Phổ biến pháp luật”… góp phần nâng cao dân trí, trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội của bà con nhân dân, nhất là đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu mới thành lập nhưng tập thể cán bộ, công chức, viên chức và những người quản lý, trực tiếp hoạt động báo chí đã luôn nỗ lực cố gắng vượt qua, tập trung xây dựng đơn vị, thay đổi diện mạo mới ngày càng khang trang, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, phát huy thế mạnh của đội ngũ trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động, ý thức trách nhiệm cao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao, sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông hiện đại và sự đa dạng, bùng nổ về thông tin tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội; Vấn đề này đòi hỏi người làm báo phải luôn đổi mới, sinh động, hấp dẫn để chuyển tải nội dung tuyên truyền phù hợp thị hiếu của từng đối tượng quần chúng nhân dân. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác báo chí trong thời gian tới, Ban Giám đốc, tập thể công chức, viên chức, người làm báo chí của Trung tâm cần tiếp tục: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, sự quản lý của đơn vị, tiếp tục bám sát mục tiêu nhiệm vụ, định hướng tuyên truyền của các cơ quan chủ quản, quản lý; bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tiếp tục duy trì có chất lượng 05 chương trình phát thanh/tuần, 01 chương trình thời sự truyền hình/tuần. Phấn đấu xây dựng hoạt động phát thanh, truyền hình tại huyện trở thành công cụ báo chí chủ lực, có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, các vấn đề quan trọng, phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại... Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để hiện đại hóa, thực hiện đa nền tảng, đa phương tiện, đa ngôn ngữ [tiếng Bru Vân Kiều]. Phấn đấu thực hiện tốt việc chuyển tải thông tin kịp thời, nhanh chóng, tiện ích qua các phương tiện hiện đại, thực hiện phát thanh, truyền hình online. Các tác phẩm báo chí do đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên của Trung tâm VHTT - TDTT huyện sản xuất phải đạt yêu cầu cao về chất lượng và cạnh tranh được với mạng xã hội. Tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm, hỗ trợ kịp thời về mọi mặt, định hướng nội dung, quy hoạch, đầu tư đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng theo kịp với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đồng bộ với các thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh và các Đài, Báo khu vực. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trụ sở Trung tâm, đầu tư xây dựng mới thiết chế Nhà văn hóa trung tâm, Hội trường lớn của huyện; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng, phát thanh, truyền hình, mua sắm mới máy phát sóng, máy quay camera chuẩn HD… đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền mọi mặt của đời sống xã hội tới người dân. Tham mưu HĐND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 201/2018/NQ-HĐND ngày 16/7/2018 của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị về “Đầu tư, nâng cấp Đài truyền thanh cơ sở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2025”; Tham mưu HĐND huyện thực hiện Nghị quyết số 18/2017/NQ-HĐND ngày 26/02/2017 của HĐND huyện về việc “Thông qua Đề án nâng cấp, đầu tư hệ thống Đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”; mở rộng mạng lưới Đài Truyền thanh cơ sở. Tăng cường hiệu quả của việc tuyên truyền, đưa thông tin về cơ sở, nhất là vùng sâu vùng xa. Kỷ niệm 95 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam là dịp để các đồng chí lãnh đạo Trung tâm, đội ngũ biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, cộng tác viên và toàn thể công chức, viên chức đang công tác tại Trung tâm ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành, khơi dậy lòng tự hào trong mỗi người về những đóng góp thầm lặng trong sự nghiệp phát triển báo chí; tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ðất nước đang bước vào kỷ nguyên mới với thế và lực mới, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Báo chí đang vận động trong xu thế hội tụ công nghệ; in-tơ-nét và thiết bị công nghệ mới đang làm thay đổi phương thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Báo chí đang đứng trước thách thức từ áp lực của truyền thông xã hội, mạng xã hội. Các thế lực thù địch đang tăng cường các âm mưu và hành động chống Ðảng, Nhà nước và chế độ ta. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang trong thời gian tới, đội ngũ những người làm báo của đơn vị cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, gắn với tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh; tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ðại hội Đảng bộ huyện, Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đại hội lần thứ XIII của Ðảng. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đoàn kết, động viên người làm báo; thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ xây dựng đội ngũ người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tự hào về truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ những người làm báo huyện Hướng Hóa tiếp tục nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Tri

Tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam

Minh Hà
Đánh giá tác giả:
06:31 thứ tư ngày 17/06/2020
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Tuyên dương 187 người làm báo tiêu biểu

[HNNN] - Năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đứng ra thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Đồng thời, Người cũng chủ trì xuất bản một tờ báo bí mật được dùng làm cơ quan ngôn luận và đấu tranh của tổ chức này. Đó là tờ Thanh Niên, số đầu tiên ra ngày 21-6-1925.

Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Báo Thanh Niên có trụ sở đặt tại số nhà 13A đường Văn Minh, Quảng Châu [Trung Quốc]. Thời gian đầu báo ra mỗi tuần một kỳ trên 100 bản. In trên chất liệu giấy sáp, tên báo “Thanh Niên” viết bằng hai thứ tiếng [Việt và Hán], phần đầu bên trái có hình ngôi sao 5 cánh, giữa ngôi sao là số thứ tự của tờ báo. Báo có khuôn khổ 19cm x 13cm, ra mỗi kỳ 2 trang, có lúc 4 trang, với các mục: Xã luận, bình luận, diễn đàn phụ nữ, phê bình, tin tức, thơ ca, vấn đáp, trả lời bạn đọc, việc làm... Về sau, do có khó khăn về điều kiện in nên số sau cách số trước có khi 3 tuần, 5 tuần.

Nguyễn Ái Quốc vừa là Tổng Biên tập, vừa là phóng viên, viết rất nhiều tin bài cho tờ báo, hầu hết đều không ký tên hoặc bút danh. Người vẽ cả tranh phê bình, châm biếm cho tờ báo. Ngoài Nguyễn Ái Quốc còn có các cộng sự tích cực là các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh...

Báo Thanh Niên ngay từ những số đầu đã trở thành kim chỉ nam cho những thanh niên Việt Nam yêu nước thời kỳ này. Ảnh hưởng của báo ngày càng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, chuẩn bị về tư tưởng, lý luận và tổ chức cho sự ra đời của các nhóm cộng sản vào cuối năm 1929 và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Nội dung chính trị của báo Thanh Niên có thể tóm tắt 6 điểm chính:

1 - Vạch rõ mâu thuẫn giữa dân tộc ta và các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc là không thể điều hòa được.

2 - Khẳng định con đường của cách mạng Việt Nam.

3 - Lực lượng cách mạng là toàn dân, lấy giai cấp công nông làm nền tảng.

4 - Người cách mạng phải hy sinh vì sự nghiệp, và phải có phương pháp cách mạng đúng.

5 - Cần có Đảng Cộng sản lãnh đạo và tổ chức quần chúng cách mạng.

6 - Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười mới giành được thắng lợi.

Trên các số báo, hầu hết các bài đều có mục đích khơi sâu lòng căm thù quân cướp nước để cổ vũ nhân dân nổi dậy làm cách mạng. Như báo Thanh Niên số 63, ra ngày 3-10-1926 có bài viết Kấm đi ra ngoài phản ánh chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp, cấm cho người Việt đi ra nước ngoài. Cuối bài người viết nêu rõ quan điểm của mình: “Đồng bào ơi! Quyền tự do là trời cho mình. Người mà không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, đập vỡ cái lồng Tây nó nhốt người mình đó. Đồng bào ơi! Cam chịu như gà như lợn mà hay sao, chỉ có gà lợn mới chịu người ta giam nhốt mãi, nếu là người thế nào cũng kiếm cách phá lồng mà ra”.

Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, báo Thanh Niên đã có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Báo Thanh Niên được bí mật chuyển về nước bằng con đường tàu thủy, lưu hành trong các chi bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, trong những người có cảm tình với Hội, trong các cơ sở cách mạng của Việt kiều ở Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. Báo đã có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị của nhân dân ta. Một trong những người chuyên chở và phát hành báo Thanh Niên về trong nước là đồng chí Nguyễn Lương Bằng. Tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội ở trong nước dùng tờ báo để vận động, tuyên truyền, giác ngộ và huấn luyện kết nạp hội viên. Điều chúng ta ít biết là tờ báo đến mỗi cơ sở lại được chép tay nhân lên thành nhiều bản.

Khi Tổng bộ Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí hội chuyển đến Hồng Kông, báo Thanh Niên tiếp tục xuất bản ở đây, thời gian không ổn định, cho đến cuối năm 1929 Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ngừng hoạt động, báo cũng ngừng xuất bản. Số báo cuối cùng ra ngày nào, đến nay vẫn chưa xác định được.

Từ khi có báo Thanh Niên, báo chí Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Với ý nghĩa đó, năm 1985, nhân kỷ niệm 60 năm ngày báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định lấy ngày 21-6 hằng năm là Ngày Báo chí Việt Nam. Và ngày 21-6-2000, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày Báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Tuyên dương 187 người làm báo tiêu biểu

[HNMO] - Sáng 13-6, tại Thủ đô Hà Nội, diễn ra Hội nghị “Gặp mặt, tuyên dương Người làm báo tiêu biểu” nhân kỷ niệm 95 …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: Ngày báo chí kỷ niệm 95 năm tờ báo cách mạng đầu tiên Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề