Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới vnen

PhuthoPortal - Trường học mới tại Việt Nam [gọi tắt là VNEN] xuất phát từ mô hình trường học mới [EN] được thực hiện tại Colombia. EN được tổ chức và chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển. Mô hình này đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ La-tinh. Các tổ chức UNESCO, Ngân hàng Thế giới coi mô hình EN có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục có hiệu quả mà các nước phát triển nên vận dụng.

Giờ học theo mô hình VNEN tại Lớp 4C, Trường Tiểu học Phù Lỗ, huyện Phù Ninh

Theo khuyến nghị của UNESCO, một trong những “vũ khí” mà con người thế kỷ 21 cần có, đó là khả năng học tập suốt đời. Để có thể học tập suốt đời, học sinh phải được trang bị những kỹ năng tự học. Đây chính là ưu thế của mô hình VNEN.

VNEN là mô hình thực hiện đổi mới cách thức tổ chức lớp học, đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên bắt buộc phải đổi mới phương pháp giảng dạy, không còn cơ hội đọc chép cho học sinh, giáo viên không thể truyền thụ kiến thức một chiều mà phải là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi, khám phá. Học sinh vừa tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức vừa được thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong quá trình học tập, các em đều phải nêu lên chính kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn và đưa ra những phản hồi tích cực từ đó mạnh dạn hơn, tự tin hơn, biết lắng nghe và chia sẻ. Sự tham gia của gia đình, cộng đồng cũng ngày càng gắn kết với giáo dục hơn. Đặc biệt, trong thiết kế của tài liệu các bài học được chia thành 3 hoạt động chính là: Hoạt động cơ bản [Chiếm lĩnh kiến thức mới]; hoạt động thực hành [Vận dụng kiến thức vào giải bài tập], hoạt động ứng dụng [Ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn]. Trong đó, ở hoạt động ứng dụng các em phải tìm hiểu thực tiễn ở gia đình, cộng đồng để làm các bài tập ứng dụng từ đó các em hiểu hơn về gia đình, cộng đồng nơi các em đang sống.

Tại Phú Thọ, từ năm học 2012 - 2013, Sở GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn một số trường tiểu học đưa mô hình VNEN vào thực tiễn giảng dạy. Hiện toàn tỉnh có 83/294 trường tiểu học với 897 lớp, 25.877 học sinh tự nguyện thực hiện mô hình VNEN. Các trường tiểu học còn lại áp dụng những thành tố tích cực của mô hình như sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, tổ chức không gian lớp học với các góc học tập, góc thư viện, góc địa phương...

Qua thực tiễn áp dụng mô hình này, giáo dục tiểu học của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, qua phân tích so sánh kết quả đánh giá học sinh năm học 2016 - 2017 của các trường áp dụng toàn phần mô hình với các trường còn lại trong tỉnh cho thấy kết quả đánh giá môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh tỷ lệ hoàn thành tốt cao hơn học sinh không học VNEN 4,9%; năm học 2017 - 2018 cao hơn từ 3,5% đến 5,6%. Ngoài kết quả môn học thì những học sinh học theo mô hình VNEN cũng được đánh giá cao hơn về năng lực và phẩm chất như: Tự phục vụ, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề; chăm học, tự tin, trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương.

Mô hình trường học mới đã xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Số đông các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội đều hiểu, đồng tình, tin tưởng, ủng hộ các nhà trường trong triển khai, thực hiện. Điều này cũng xuất phát từ hiệu quả bước đầu mà mô hình này mang lại.

Dạy học theo mô hình VNEN, các nhà trường thuận lợi hơn trong áp dụng cách đánh giá học sinh theo hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT, chuyển từ đánh giá kết quả sang đánh giá quá trình. Việc đánh giá thường xuyên được tiến hành theo tiến trình bài học và các hoạt động giáo dục hằng ngày bằng hình thức nhận xét. Đối tượng tham gia đánh giá kết quả học tập của mỗi học sinh không chỉ có giáo viên mà bao gồm cả phụ huynh học sinh và bản thân các em học sinh. Việc đánh giá dựa trên tiêu chí động viên học sinh là chính, giúp học sinh tự tin, hứng thú, tiến bộ trong học tập.

Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Như vậy, chính thức từ năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai đồng bộ trên toàn quốc. Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chương trình, đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Trong đó, phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng. Ở phương diện này, mô hình trường học mới [VNEN] chính là một bước chuyển tiếp quan trọng.

Giáo sư Đỗ Đức Thái - Tổng chủ biên chương trình bộ môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới từng nhận định: Mô hình VNEN là một bước chuyển tiếp để từ chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu tiếp cận nội dung kiến thức bước sang một chương trình mới nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Như vậy, về cách tiếp cận và tiến trình dạy học, phải nhìn nhận một cách công bằng là mô hình VNEN có thể khắc phục những điểm yếu nhất của cách dạy truyền thống và tiếp cận gần nhất với hướng đi của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Việc lựa chọn đưa mô hình VNEN vào thực hiện trong các trường tiểu học địa bàn tỉnh là một hướng đi đúng đắn, cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh ngành GD&ĐT đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết tiến tới thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, một mô hình tốt, áp dụng thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Giáo viên là yếu tố quyết định nhất đến sự thành bại của bất kỳ mô hình giáo dục nào, kể cả mô hình VNEN. Các thầy cô sẽ phải thay đổi cách soạn giáo án, thay đổi phương pháp dạy học và quan trọng là thay đổi nếp nghĩ. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện khác, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT

CHUYÊN ĐỀ 

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN

I. Giới thiệu về mô hình “Trường học mới” [VNEN]

Mô hình VNEN là mô hình nhà trường hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của đổi mới PPDH, thể hiện qua một số đặc điểm cơ bản: HS được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân; Nội dung học thiết thực, gắn kết với đời sống thực tiễn hàng ngày của HS; Kế hoạch dạy học được bố trí linh hoạt; Môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, ý thức tập thể; Tài liệu có tính tương tác cao và là tài liệu hướng dẫn HS tự học; Chú trọng kĩ năng làm việc theo nhóm hợp tác; Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộng đồng và nhà trường; Tăng quyền chủ động cho GV và nhà trường, phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của các cấp quản lý giáo dục địa phương.

-Tổ chức hội đồng tự quản lớp học và hướng dẫn, bồi dưỡng của GV cho các thành viên, các ban của HĐTQ lớp học ;

-Sự hợp tác của phụ huynh học sinh và sự phối hợp của cộng đồng với GV và nhà trường;

-Tổ chức lớp học ở mô hình trường học mới  VNEN [góc học tập, thư viện lớp học, hòm thư cá nhân và hòm thư bạn bè, điều em muốn nói, sơ đồ cộng đồng, …];

-Vai trò của nhóm học tập, của GV chủ nhiệm lớp.

2. Đổi mới PPDH của GV và phương pháp học tập của HS.

Tự học của cá nhân, học tập hợp tác và sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm học tập của mô hình trường học mới VNEN.

Sử dụng tài liệu Hướng dẫn học các môn học: Cấu trúc TLHD học và vấn đề lựa chọn phương pháp hợp lí khi sử dụng tài liệu hướng dẫn học.

Việc sử dụng đồ dùng dạy học và ĐDDH tự làm.

Tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh [Thông qua Bảng tiến độ học tập cá nhân và Bảng tiến độ của HS trong nhóm- Trang 20 TL môn TN-XH lớp 3].

Giáo viên thường xuyên đánh giá quá trình, kết quả học tập, giáo dục của học sinh.

Đánh giá của gia đình và cộng đồng về kết quả giáo dục học sinh.

Đánh giá tiết dạy của giáo viên trong mô hình trường học mới.

ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH VNEN

I - Hoạt động giáo dục:

 -  Mục tiêu tổng thể của Mô hình VNEN là phát triển con người: Dạy chữ – Dạy người.

 -  Mô hình VNEN hướng tới chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trường thành các hoạt động tự giáo dục cho học sinh.

 -  Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều Vì lợi ích của học sinh, Của học sinh và Do học sinh thực hiện. Đặc trưng của Mô hình trường học mới là “ TỰ”

+ Học sinh:         Tự giác, tự quản;

                                      Tự học, tự đánh giá;

                                      Tự tin, tự trọng.

          + Giáo viên:        Tự chủ;

                                      Tự bồi dưỡng.

          + Nhà trường:     Tự nguyện

-   Mô hình VNEN có các tài liệu Hướng dẫn các hoạt động giáo dục: Tổ chức dạy học;

          -   Tổ chức các hoạt động giáo dục Đạo đức, Thể chất, Nghệ thuật và Kĩ năng sống cho học sinh.

II. Hoạt động dạy học:

Đổi mới căn bản của Mô hình trường học mới là chuyển:

- Hoạt động Dạy của giáo viên thành hoạt động Học của học sinh;

- Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động của quy mô nhóm;

- Học sinh từ làm việc với giáo viên thành làm việc với Sách, có sự tương tác với bạn.

1. Vai trò của giáo viên:

Từ đặc thù nêu trên, hoạt động của giáo viên đã thay đổi căn bản. Việc chính của giáo viên là tổ chức lớp học thành các nhóm và̀ theo dõi, hướng dẫn hoạt động của mỗi học sinh ở nhóm học tập.

Trong mô hình VNEN, nhóm là đơn vị học tập cơ bản.

          Nhóm trưởng là người thay mặt giáo viên điều hành các thành viên trong nhóm: tự giác, tích cực hoạt động, tự quản, tự học, tự tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thức theo hướng dẫn của sách. Mọi thành viên trong nhóm phải tự nghiên cứu tài liệu, tự học, chia sẻ với bạn, báo cáo với nhóm kết quả học tập. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất và báo cáo kết quả học tập với giáo viên.

Tuy giáo viên không phải soạn bài nhưng phải nghiên cứu kĩ bài học, hiểu rõ quá trình hình thành kiến thức để tổ chức lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, điều chỉnh nội dung, yêu cầu bài học cho phù hợp với đối tượng và dự kiến các tình huống khó khăn mà học sinh dễ mắc phải trong quá trình hình thành kiến thức để có những giải pháp hợp lí, kịp thời .

2. Hoạt động của giáo viên:

Giáo viên chọn vị trí thích hợp để quan sát được hoạt động của tất cả các nhóm, các học sinh trong lớp.

Giáo viên chỉ đến hỗ trợ học sinh khi học sinh có nhu cầu cần giúp đỡ hoặc giáo viên cần kiểm tra việc học của một học sinh, hoặc một nhóm.

          Thông qua quan sát, kiểm tra, giáo viên đánh giá sự chuyên cần, tích cực của mỗi học sinh; đánh giá hoạt động của từng nhóm và vai trò điều hành của mỗi nhóm trưởng.

Phát hiện những học sinh chưa tích cực, học sinh gặp khó khăn trong quá trình học; kiểm tra, hỗ trợ kịp thời những học sinh yếu để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Chốt lại những vấn đề cơ bản của bài học.

Đánh giá hoạt động học của các cá nhân, các nhóm và cả lớp.

Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhóm tự đánh giá tiến trình học tập của mình.

3. Dự giờ và đánh giá tiết dạy:

Người dự không tập trung quan sát, đánh giá hoạt động của giáo viên mà đánh giá quá trình học, kết quả học của học sinh.

Việc đánh giá dựa vào các bước lên lớp của bài học, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của mỗi nhóm và mỗi học sinh, tập trung vào:

                   - Học sinh có thực sự tự học ?

                    - Học sinh có tự giác, tích cực ?

                   - Học sinh có thực hiện đúng các bước lên lớp ?

                   - Các nhóm có hoạt động đều tay, sôi nổi ?

                   - Nhóm trưởng điều hành nhóm có tốt ?

                   - Các  hoạt động học diễn ra đúng trình tự lô gic ?

                   - Học sinh hoàn thành các hoạt động nêu trong sách ?

                   - Học sinh có hiểu bài, nắm được bài, hoàn thành mục tiêu bài học ?

4. Đánh giá học sinh:

a/Giáo viên đánh giá học sinh thông qua việc quan sát:

                    - Tình thần, thái độ học tập, tính tự giác, tích cực tham gia hoạt động nhóm;

                    - Tính hợp tác, thực hiện điều hành của nhóm trưởng;

                    - Kết quả thực hiện các hoạt động trong bài, đối chiếu với mục tiêu bài học;

                    - Ghi chép của học sinh.

b/ Học sinh tự đánh giá:

Đánh giá việc hoàn thành từng hoạt động trong bài học;

Đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động, sau bài học;

Đánh giá việc hoàn thành mục tiêu bài học.

c/ Đánh giá của nhóm:

Tinh thần, thái độ;

Sự tương tác với bạn bè;

Thời gian và chất lượng hoàn thành hoạt động học;

Kết quả các hoạt động học tập.

d/ Cộng đồng đánh giá:

Có thường xuyên trò chuyện với cha mẹ việc học ở trường;

                   Có thực hiện chăm sóc cây cối, vật nuôi, sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình;

Sự tự tin trong trao đổi, trò chuyện, giao tiếp;

Khả năng diễn đạt, đối thoại, tương tác;

Sự chuyên cần trong học tập, tiến bộ trong học tập.

e/ Công cụ đánh giá:

Sự quan sát, theo dõi;

Phiếu đánh giá tiến độ học tập;

Bản tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên, học sinh, nhóm, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

CẤU TRÚC BÀI HỌC MÔ HÌNH VNEN

1 – Cấu trúc bài học mô hình VNEN:

Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch dạy học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy nội dung, yêu cầu và thời lượng học các môn không thay đổi.

Bài học mô hình VNEN được cấu trúc theo một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh, nhằm giải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn đề: hình thành, cũng cố, vận dụng, ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Mô hình VNEN biên soạn SGK [Toán,Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí] thành Hướng dẫn học  [Toán,Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí] cho học sinh.

Như vậy Hướng dẫn học Toán ,Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí là tài liệu học của học sinh và tài liệu dạy của giáo viên.

Thông thường, một bài học Toán, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí học trong hai tiết, bài học môn Tiếng Việt học trong ba tiết, các bài kiểm tra bố trí một tiết; với bài học bố trí hai tiết, hết tiết một là hết hoạt động cơ bản và đã đáp ứng cơ bản mục tiêu của bài học. Tuy nhiên không bắt buộc mọi tiết học mọi giáo viên phải thực hiện máy móc điều này. Giáo viên có toàn bộ quyền bố trí thời gian để học sinh đạt được mục tiêu bài học, nắm được bài.

Mỗi bài học được thiết kế khoảng từ 12 đến 15 hoạt động với các nội dung chính sau:

-Mục tiêu bài học;

-Hoạt động cơ bản;

-Hoạt động thực hành;

-Hoạt động ứng dụng.

[Minh họa ở trang 54 TL Toán 3]

Phần hoạt động cơ bản giúp HS học qua trải nghiệm, học qua việc làm thực tế, học qua tìm tòi, khám phá, phát hiện với sự hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp với GV.

Phần hoạt động thực hành thể hiện các hoạt thực hành của HS nhằm củng cố, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học.

Phần hoạt động ứng dụng khuyến khích HS bước đầu biết vận dụng kiến thức trong thực tế cuộc sống. Nhấn mạnh sự quan tâm, hỗ trợ HS học tập từ phía gia đình và cộng đồng. Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau [ từ gia đình, cộng đồng thôn xóm, làng bản, …].

Bắt dầu của mỗi hoạt động đều có một hình vẽ [lô gô] cùng với những “Lệnh” thực hiện để HS dễ dàng nhận ra yêu cầu và các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động học tập [ học cá nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp]. [Cụ thể ở trang đầu của TLHD các môn]

Trong thiết kế bài học, trước mỗi hoạt động đều có các lô gô chỉ dẫn. HS nhìn lô gô biết hoạt động đó thực hiện cá nhân, hay nhóm đôi, nhóm lớn hoặc chung cả lớp.

Giáo viên nên hiểu lô gô hướng dẫn chỉ có tác dụng định hướng cho các nhóm HS hoạt động, không máy móc mà có thể điều chỉnh để hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả.

Lô gô làm việc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính. Nhưng khi làm xong có thể đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với nhóm kết quả mình đã làm được.

Lô gô làm việc nhóm chủ yếu nhắc nhở HS hoạt động theo nhóm có sự tương tác trong nhóm để cùng giải quyết môt nhiệm vụ học tập nào đó. Có lô gô hoạt động nhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phải làm việc cá nhân, nhóm không làm thay, học thay cá nhân. Như vậy rất cần sự điều chỉnh linh hoạt của giáo viên để hoạt động học diễn ra tự nhiên, hiêu quả.

QUY TRÌNH 5 BƯỚC

1. Gợi động cơ, tạo hứng thú [bước khởi động]

- Kết quả cần đạt:

+ Kích thích tính tò mò, khơi dạy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.

+ Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

- Cách làm: đặt câu hỏi; đố vui; kể chuyện; đặt một tình huống; tổ chức trò chơi . . . Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS. [VD minh họa: trang 54 TL môn Toán]

2. Tổ chức cho HS trải nghiệm:

- Kết quả cần đạt:

+ Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiện có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.

+ HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

- Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với HS. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với HS. Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân từng HS. [VD minh họa: trang 30 và 54 TL môn Toán]

3. Phân tích – Khám phá – Rút ra kiến thức mới

- Kết quả cần đạt:

+ Huy động vốn hiểu biêt, khái niệm hay quy tắc lý thuyết, thực hành mới.

+ Nếu là một dạng toán mới thì HS phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và nêu được các bước giải dạng toán này.

- Cách làm:

+ Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.

Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích tính tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá, phát hiện của HS . . . Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp Hsđi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.

4. Thực hành:

- Kết quả cần đạt:

+ HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.

+ HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải bài toán dạng cơ bản.

- Cách làm:

+ Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để HS rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản [đối với môn Toán]. GV quan sát, giúp HS nhận ra những khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.

+ Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS; GV tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.

+ Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS.

5. Vận dụng

- Kết quả cần đạt:

+ HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.

+HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.

+ Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

- Cách làm:

+ HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học.

+ GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, ngôn ngữ tiếng Việt. . . Từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

+ Khuyến khích HS diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích HS tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lý lẽ, có lập luận.

MƯỜI BƯỚC HỌC TẬP CỦA VNEN

Mọi ý tưởng canh tân hay đổi mới PPDH suy cho cùng đều là tìm cách chuyển quá trình thuyết trình quá trình thuyết trình một cách áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học. Trong đó, sự trải nghiệm và tự kiến tạo kiến thức cho bản thân của người học có vai trò hàng đầu. Những nổ lực cá nhân của HS là trung tâm của quá trình giáo dục. Người học phải tự tạo dựng sự hiểu biết của riêng mình là chủ yếu chứ không chỉ đơn giản là tiếp thu một cách thụ động từ môi trường bên ngoài. Người GV phải biết khéo léo đặt vấn đề và tổ chức môi trường sư phạm cho HS tựu tìm tòi, khám phá, phát hiện, trong đó coi trọng việc học hợp tác,làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề.

      Để tổ chức cho học sinh học tập, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình 10 bước lên lớp của mô hình VNEN:

1. Em học tập theo nhóm;

2. Em ghi đầu bài vào vở;

3. Em đọc mục tiêu bài học;

4. Em bắt đầu thực hiện hoạt động cơ bản;

5. Kết thúc hoạt động cơ bản, em báo cáo với thầy cô giáo;

6. Em bắt đầu hoạt động thực hành:   

           - Em bắt đầu bằng hoạt động cá nhân,

           - Em chia sẻ với bạn bên cạnh,

           - Em trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm, kiểm tra sửa lỗi cho nhau;           

          7. Em bắt đầu hoạt động ứng dụng;

          8.  Em đánh giá cùng với thầy cô giáo;

          9.  Em tự đánh giá vào bảng đo tiến độ;

10. Em đã hoàn thành bài học hay còn phải học lại phần nào.

      [VD minh họa: trang 40 TL Toán 3].

ĐỊNH HƯỚNG VỀ VẬN DỤNG MÔ HÌNH VNEN

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

           1. Học tập, vận dụng về :

          - PPGD ở các môn học Toán, Tiếng Việt, TNXH, các hoạt động giáo dục [đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, thể chất, hoạt động theo chủ đề].

          - Hình thức tổ chức lớp học [cá nhân, nhóm, cả lớp].

- Quy trình, cấu trúc 5 bước của mô hình VNEN: Gợi động cơ, tạo hứng thú học tập cho HS - Trải nghiệm - Phân tích, khám phá, rút ra bài học -  Thực hành – Vận dụng.

- Vai trò và cách thức học tập của HS:

Tự giác, tự quản;

Tự học, tự đánh giá;

Tự tin, tự trọng.

- 10 bước học tập của HS [theo tài liệu HD].

Môi trường học tập [lớp học]: tùy điều kiện thực tế để vận dụng cho phù hợp. Cố gắng xây dựng tủ,  kệ đựng sách, tài liệu, đồ dùng học tập ngay tại lớp học, việc trang trí lớp . . .

Cách thức tự nhận xét, đánh giá của HS và cách nhận xét, ĐG của GV.

Về phạm vi tổ chức vận dụng ở các khối lớp: tập trung ở khối lớp 2 và 3 [do có tài liệu hướng dẫn] và có thể mở rộng PPGD ở các khối lớp khác.

2. CỤ THỂ:

- Học tập, vận dụng các phương pháp đặc trưng của môn Tiếng Việt,Toán,TN-XH.

VD:

+ Đối với môn Tập đọc:

PP tổ chức các hoạt động học đọc thành tiếng.

PP tổ chức các hoạt động học đọc thầm

PP tổ chức các hoạt động học đọc – hiểu

+ Với môn chính tả: nghe-viết, nhớ viết, chính tả âm vần

+ Với TLV: dạy học viết đoạn văn, viết văn bản ...

+ Dạy học kỹ năng nghe-nói

+ PP dạy học kiến thức tiếng Việt [Luyện từ và câu]

VD minh họa: TL môn Tiếng Việt

+ Với môn Toán: [minh họa trang SGK của HS ở trang 54 TL Toán 3]

- Về số học:

Cách hình thành số, đếm, đọc, viết số; So sánh các số.

Dạy phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia

Làm quen với biểu thức, cách tính giá trị biểu thức; Thống kê số liệu

Cách dạy các đại lượng và đo đại lượng

Dạy các yếu tố hình học

Dạy giải bài toán có lời văn

+ Và  với TN-XH và các hoạt động giáo dục khác.

Tất cả những nội dung trên được hướng dẫn cách tổ chức thực hiện rất cụ thể, dễ hiểu, [có kèm bài dạy, thao tác minh họa ] trong từng quyển tài liệu theo từng môn.

3. CÁCH THỨC ÁP DỤNG, TRIỂN KHAI ViỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH VNEN:

- Tổ chức nghiên cứu kỹ nội dung các tài liệu.

- Tổ chức các buổi hội thảo bàn về việc đổi mới PPGD theo VNEN [tổ chức từng môn, phân môn, cụ thể đến từng phương pháp đăc trưng ở từng môn, phân môn, kiểu bài, loại kiến thức . . .]

Lưu ý: tránh không tổ chức qua loa, chiếu lệ sẽ không thu được kết quả nào.

- Xây dựng các tiết dạy cụ thể có vận dụng PPGD của VNEN ở các môn học [lớp 2 và 3. Tiến đến triển khai áp dụng đại trà ở tất cả các khối lớp.

Video liên quan

Chủ Đề