Tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 7

Gia sư Văn chất lượng cao, uy tín, tận tâm, chuyên nghiệp tại Hà Nội: chia sẻ đến các em học sinh khối lớp 7 những kiến thức trọng tâm và lưu ý quan trọng khi học chương trình Ngữ Văn lớp 7. Giúp các em có thêm kinh nghiệm và phương pháp để học tốt môn Văn trong những năm học tiếp theo.

Giúp học sinh có niềm đam mê Văn Học

Lớp 7 là lớp học kiến thức tiếp theo sau lớp 6 và đây cũng là chương trình học quan trọng trong bậc trung học cơ sở. Đặc biệt đối với môn văn các kiến thức trong các bậc học đều có liên quan mật thiết đến nhau. Chính vì vậy môn văn là môn học yêu cầu cao về chương trình học cũng như kiến thức học nên việc nắm được kiến thức trọng tâm của ngữ văn 7 đối với tất cả các bạn học sinh là điều thực sự cần thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nắm được kiến thức trọng tâm và những lưu ý khi học ngữ văn 7?

Cũng giống như các lớp học khác môn văn sẽ chia thành 3 phân môn chính đó là đọc hiểu văn bản, tiếng việt và tập làm văn. Tuy nhiên khi lên lớp 7 lượng kiến thức sẽ nhiều hơn. Câu hỏi đặt ra đó là làm sao để nắm hết lượng kiến thức đó? Để trả lời cho câu hỏi đó thì các em cần phải làm rõ hai vấn đề: “học cái gì và học như thế nào?”

Học cái gì?

– Làm văn: Lên lớp 7 các em trước tiên ở học kì 1 được học về khái quát văn bản, được học một kiểu văn bản mới hơn đó là văn bản biểu cảm. Kiểu văn bản này dạy cho chúng ta biết yêu thương, sẻ chia, đùm bọc,…bộc lộ cảm xúc trước những vấn đề của cuộc sống hay đọc các tác phẩm văn học.

Bước sang học kì 2 các em được học một kiểu văn bản mới hơn đó là văn nghị luận. Đây là văn bản viết ra nhằm xác định cho người đọc một quan điểm, tư tưởng nào đó. Để làm rõ tư tưởng quan điểm đó thì cần có dẫn chứng, luận điểm cụ thể rõ ràng. Đồng thời để làm tốt văn bản nghị luận các em cần có kiến thức về các thao tác trong lập luận cụ thể là thao tác lập luận chứng minh và thao tác lập luận giải thích. Một loại văn bản cũng không kém phần quan trọng đó là văn bản hành chính công vụ với thể loại được học đề nghị và báo cáo.

– Đọc hiểu văn bản: Sang lớp 7 các em được bồi đắp các kỹ năng đọc hiểu: cảm thụ văn học, cách dùng từ, cách dùng câu…Cụ thể là 5 nhóm văn bản chính sau:

+ Nhóm văn bản nhật dụng: các văn bản có liên quan đến đời sống hàng ngày, phản ánh cuộc sống đời thường: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê.

+ Nhóm văn bản nghị luận: [chính trị, xã hội, văn chương]: đức tính giản dị của bác hồ, ý nghĩa văn chương, ca huê trên sông hương…

+ Nhóm văn bản trữ tình: dân gian, trung đại, hiện đại, nước ngoài

Ví dụ: Dân gian: những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, những câu hát than thân, những câu hát châm biếm, tục ngữ về con người và xã hội, tục ngữ về lao động sản xuất. Các bài thơ trung đại: bạn đến chơi nhà, bánh trôi nước, qua đèo ngang, cảnh khuya, rằm tháng riêng, phò tá về kinh…

Văn Học lớp 7

– Tiếng việt: Ôn lại các kiến thức lớp 6 và học thêm các kiến thức mới khác như:

+ Từ: Cấu tạo từ [quan hệ từ, đại từ], nguồn gốc của từ [từ Hán Việt], các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa; thành ngữ.

+ Câu: Các kiểu câu [câu đặc biệt], biến đổi câu [câu mở rộng, câu rút gọn], dấu câu.

+ Biện pháp tu từ: điệp từ, chơi chữ, liệt kê.

Học như thế nào?

* Phương pháp chung

– Cần có vốn sống phong phú: thông qua thực tế để từ đó suy ngẫm rút ra bài học cụ thể.

– Có từ ngữ phong phú đa dạng bằng việc đọc các kiến thức để tăng vốn từ, vốn câu, vốn từ, cấu trúc câu, cách diễn đạt. Cần phải đọc các tác phẩm văn chương đặc biệt các tác phẩm trong sách giáo khoa, để từ đó bám sát kiến thức văn bản như vậy bài viết mới mang tính thuyết phục cao. Ngoài ra còn nên đọc các kiến thức sách báo, tài liệu tham khảo để tăng vốn từ.

– Học phải áp dụng vào thực tế, từ đó tích lũy vốn sống, vốn tri thức cho bản thân.

* Phương pháp riêng

Để viết nên bài viết hay và thuyết phục người đọc các em cần phải

– Viết chậm mà chắc: Cần phải nắm chắc và xác định kỹ các vấn đề mà đề bài yêu cầu.

– Luyện tập và luyện tập: đây là yếu tố quan trọng nhất, dù trong bất cứ môn học nào thì siêng năng luyện tập cũng đem lại hiệu quả trong học tập.

Để giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho học kì II môn Ngữ văn 7, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết dưới đây là các kiến thức trọng tâm học sinh cần đặc biệt lưu ý.

Hệ thống kiến thức trọng tâm phần Tiếng Việt

Trong hệ thống kiến thức phần Tiếng Việt của Ngữ văn 7 học kỳ II, học sinh cần chú trọng các nội dung kiến thức sau:

– Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

– Phân loại câu theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt.

– Các thao tác biến đổi câu: rút gọn câu, mở rộng thành phần câu, câu đặc biệt, chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.

– Dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.

– Biện pháp tu từ: liệt kê.

Kiến thức trọng tâm phần Tập làm văn

Bên cạnh dạng văn biểu cảm đã được học ở kì I, học sinh lớp 7 cần chú trọng học kỹ phần văn nghị luận. Trong đó cần nắm được đặc điểm của văn nghị luận, bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Phần văn nghị luận học kì II lớp 7 gồm có:

– Lập luận chứng minh: Chứng minh tính đúng đắn của một câu nói, lời tuyên ngôn, câu tục ngữ ca dao hay một hiện tượng đời sống xã hội nào đó.

– Lập luận giải thích: Giải thích nội dung câu nói hay câu tục ngữ ca dao đồng thời rút ra được ý nghĩa từ vấn đề cần nghị luận.

Kiến thức trọng tâm phần Đọc – hiểu văn bản

Đọc – hiểu văn bản là một phần không thể thiếu trong các đề thi, kiểm tra kiến thức, đánh giá năng lực. Để chuẩn bị tốt nhất cho học kỳ mới thì đây là phần mà học sinh không thể bỏ qua. Dựa trên thể loại của từng văn bản, phần Đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn 7 học kì II có thể chia làm 4 loại là tục ngữ, nghị luận, truyện và văn bản nhật dụng. Trong số đó, học sinh cần đặc biệt chú ý 3 dạng bài dưới đây:

Tục ngữ:

– Tục ngữ về quan sát và dự báo các hiện tượng thiên nhiên.

– Tục ngữ về lao động sản xuất.

– Tục ngữ về cách nhìn nhận, đánh giá con người.

– Tục ngữ về xã hội.

Các văn bản nghị luận:

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.

– Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai.

– Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng.

– Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.

Các văn bản truyện:

– Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn.

– Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Nguyễn Ái Quốc.

Trên đây là những trọng tâm kiến thức mà học sinh cần nắm được trong học kỳ II của chương trình Ngữ văn 7. Hi vọng với những chia sẻ từ thầy Nguyễn Phi Hùng, các bạn học sinh sẽ có được định hướng rõ ràng hơn. Từ đó lên kế hoạch học tập, ôn luyện một cách cụ thể, rõ ràng, hướng tới đạt kết quả cao trong kỳ học mới.

Để giúp học sinh có một lộ trình học tập, ôn luyện rõ ràng, bài bản và hiệu quả, rút ngắn thời gian ôn tập, HOCMAI mang đến chương trình Học tốt môn Ngữ văn 7 năm học 2021-2022. Với việc tập trung vào các đơn vị kiến thức quan trọng và các dạng bài thường gặp, kết hợp giữa ôn và luyện, cùng phong cách giảng dạy dễ hiểu, dễ nhớ của thầy cô HOCMAI, khóa học sẽ là hành trang kiến thức giúp học sinh chinh phục điểm số cao trong học kỳ mới.

\>>> Tham gia lớp học Ngữ văn cùng thầy Hùng để trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng bứt phá môn Ngữ văn 7 tại đây: //hocmai.link/Trang-bi-kienthuc-Van7

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2021-2022

  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước bám sát chương trình SGK mới và hiện hành của Bộ GD&ĐT, học mọi lúc, mọi nơi dễ dàng.
  • Lộ trình học tập 4 bước khép kín: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA giúp học sinh chắc kiến thức, vững kỹ năng, tự tin bứt phá điểm số.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí.

Chủ Đề