Top giá thức ăn chăn nuôi năm 2022

[KTSG Online] – Từ ngày 1-7 tới, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng thêm 300-400 đồng/kg. Đây là lần thứ 6 trong năm 2022 và là lần thứ 17 kể từ năm 2020 giá thức ăn chăn nuôi được điều chỉnh tăng.

Từ 1-7, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Ảnh: Trung Chánh

Ông Koji Inoue, Tổng giám đốc Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Kyodo Sojitz, vừa có thông báo gửi đến các đại lý về việc điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm.

Theo đó, kể từ ngày 1-7, doanh nghiệp này sẽ tăng giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho heo con và thức ăn đậm đặc với mức tăng 400 đồng/kg, tương đương tăng 10.000 đồng/bao 25 kg. Đối với các loại thức ăn còn lại cho heo, bò, gà thịt, vịt thịt và gà, vịt đẻ tăng 300 đồng/kg, tương đương tăng 7.500 đồng/bao 25 kg.

Công ty TNHH CJ Vina Agri cũng đã có thông báo kể từ ngày 1-7 đơn vị này tăng giá thức ăn chăn nuôi từ 300-400 đồng/kg [tuỳ loại], trong đó, thức ăn đậm đặc, thức ăn cho heo con tăng 400 đồng/kg và tăng 300 đồng/kg đối với các loại thức ăn còn lại.

Lý do được Công ty TNHH CJ Vina Agri đưa ra cho quyết định tăng giá bán sản phẩm là tình hình giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có chiều hướng biến động trong thời gian vừa qua.

Tương tự, Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Kyodo Sojitz cũng nêu lý do biến động tăng giá nguyên liệu đầu vào.

Ngoài hai đơn vị nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khác cũng thông báo tăng giá bán thức ăn chăn nuôi phân phối đến các đại lý, từ 300-400 đồng/kg.

Một đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở tỉnh Trà Vinh xác nhận với KTSG Online, nếu tính luôn lần tăng giá sẽ áp dụng từ ngày 1-7, trong năm nay giá thức ăn đã 6 lần được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng và là lần thứ 17 kể từ năm 2020 đến nay.

Theo đại lý nêu trên, giá thức ăn chăn nuôi áp dụng sau ngày 1-7 đối với loại cho heo con là 510.000-530.000 đồng/bao 25 kg, loại dành cho heo thịt là 375.000-415.000 đồng/bao 25 kg và thức ăn dành cho heo nái là khoảng 315.000 đồng/bao 25 kg.

Việc giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng đã đẩy người nông dân vốn ở trong tình thế khó khăn sẽ càng khó khăn hơn, bởi heo hơi thời gian gần đây không có đợt điều chỉnh tăng giá nào.

.

Cập nhật lúc: 23:06, 22/05/2022 [GMT+7]

[ĐN] - Hàng loạt các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lại vừa có đợt thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi vào cuối tháng 5.

Với đợt tăng mới này, giá các loại thức ăn chăn nuôi lại tăng thêm từ 300-400 đồng/kg. Nguyên nhân tăng giá thức ăn chăn nuôi được các doanh nghiệp sản xuất đưa ra là do nguyên liệu nhập khẩu đầu vào tăng giá quá mạnh.

Theo tính toán của người nuôi, với mức tăng này, chỉ tính riêng về chi phí thức ăn chăn nuôi, mỗi con heo bán ra, giá thành sản xuất đội thêm cả trăm ngàn đồng/kg. Từ năm ngoái đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến mặt hàng này nằm trong tốp đầu các nhóm hàng có mức tăng giá nhiều lần nhất và cao nhất.

Bình Nguyên

15:59' - 09/05/2022

BNEWS Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tại Bạc Liêu đã liên tục tăng với khoảng 40% so với trước đó.

Mới nhất là vào đầu tháng 5/2022, các công ty thức ăn chăn nuôi lại đồng loạt điều chỉnh tăng giá thức ăn gia súc, gia cầm từ 300-500 đồng/kg, tăng từ 7.500 đồng- 12.500 đồng/ bao 25 kg. Theo đó các loại thức ăn có giá giao động từ 350.000 - 475.000 đồng/ bao 25 kg tuỳ loại.


Một số đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cho biết, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong thời gian qua là do giá nguyên liệu nhập vào tăng cùng với việc xăng dầu tăng cao đã đội các chi phí sản xuất tăng theo. Trong chăn nuôi, giá thức ăn chiếm đến 70 - 85% giá thành sản xuất. Với nghề chăn nuôi lợn, trung bình để nuôi đạt trên dưới 100 kg/con, người nuôi phải tốn trung bình 9 bao cám [trên dưới 4 triệu đồng]. Trong khi đó, giá lợn hơi chỉ ở mức 54.000 - 58.000 đồng/kg. Với giá này, trừ chi phí thức ăn, con giống, điện, nước, thuốc men thì người nuôi không có lãi. Trước tình hình giá thức ăn liên tục tăng, người chăn nuôi cắt giảm quy mô, ngại tái đàn, chỉ nuôi cầm chừng. Ông Lưu Mến, ấp Trèm Trẹm, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân là một trong số những hộ nuôi gia trại với quy mô khá lớn. Thông thường, chuồng lợn của ông duy trì 400 - 500 con. Tuy nhiên, trước tình trạng giá thức ăn liên tục leo thang như hiện nay, ông Mến chỉ nuôi cầm chừng, không dám tái đàn vì lo ngại thua lỗ. Cũng sống bằng nghề chăn nuôi, bà Lê Thị Tím, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân cho biết, trước đây nuôi lợn đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình, nhưng thời điểm này không có lãi. Đó là còn chưa nói đến nếu phát sinh dịch bệnh thì người chăn nuôi coi như trắng tay. Tại Bạc Liêu, tỷ lệ chăn nuôi theo quy mô trang trại, chăn nuôi tập trung còn thấp, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.500.000 con gia cầm, trên 200.000 con gia súc. Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi giá bán sản phẩm gia súc, gia cầm vẫn không tăng khiến người chăn nuôi lâm vào tình trạng khó khăn. Trước tình hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu triển khai nhiều giải pháp giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Theo đó, để tiết giảm chi phí, người dân cần chủ động nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, áp dụng các công thức phối trộn thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Người dân cũng cần quan tâm phát triển thêm các vật nuôi khác như trâu, bò, dê… là những đối tượng ít chịu ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, bởi có thể sử dụng các nguồn thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương. Bên cạnh đó, các hộ nuôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường./.

- Trong tháng 5/2022, hàng loạt doanh nghiệp thông báo tăng giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Như vậy, đây là lần tăng giá thứ 15 đến 16 của nhiều doanh nghiệp kể từ cuối năm 2020 đến nay, trong đó lần gần nhất là đầu tháng 4/2022.  - Còn kể từ đầu năm 2022 đến ngày 25/5/2022, giá thức ăn chăn nuôi đã điều chỉnh tăng 6 lần. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao là một trở ngại lớn đối với ngành chăn nuôi và đặc biệt gây áp lực cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.  - Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 4/2022 giảm so với tháng 3/2022 và giảm so với cùng kỳ năm 2021.

MỤC LỤC

1. Thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới     1.1 Thị trường ngô     1.2 Thị trường đậu tương     1.3 Thị trường lúa mì     2. Thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước     2.1 Thị trường thức ăn chăn nuôi thành phẩm     2.2 Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi     2.3 Tình hình nhập khẩu     3. Dự báo    

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Sản lượng thức ăn chăn nuôi tháng 5/2022     Bảng 2: Giá một số chủng loại thức ăn chăn nuôi tháng 5/2022     Bảng 3: Thị trường nhập khẩu TĂCN & NL trong tháng 4/2022    Bảng 4: Top 30 DN có kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL cao trong T4/2022  

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN và NL từ T1/2021 – 2 tuần đầu T5/2022     Biểu đồ 2: Thị phần nhập khẩu TĂCN và NL trong tháng 4/2022    Biểu đồ 3: Lượng nhập khẩu lúa mì từ tháng 1/2021 - tháng 4/2022    Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu lúa mì từ tháng 1/2021 – tháng 4/2022    Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu đậu tương từ tháng 1/2021 – tháng 4/2022    Biểu đồ 6: Kim ngạch nhập khẩu đậu tương từ tháng 1/2021 – tháng 4/2022   Biểu đồ 7: Lượng nhập khẩu ngô từ tháng 1/2021 – tháng 4/2022    Biểu đồ 8: Kim ngạch nhập khẩu ngô từ tháng 1/2021 – tháng 4/2022   

NẾU QUÝ KHÁCH QUAN TÂM, VUI LÒNG NHẤN VÀO ô  MUA TÀI LIỆU màu vàng ở trên. VIỆC THANH TOÁN RẤT THUẬN TIỆN. VUI LÒNG CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: HƯỚNG DẪN THANH TOÁN

Video liên quan

Chủ Đề