Trẻ em ăn dưa hấu có tốt không

Theo khuyến cáo của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP], nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bởi vì nước ép trái cây có thể gây hại cho trẻ. Trên thực tế, nước ép trái cây đã từng được cho phép sử dụng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bổ sung nước, vitamin C. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy nước ép trái cây không cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng so với ăn trái cây, thậm chí còn có thể gây ra một số tác hại đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, nên cho bé ăn trái cây.

1.1 Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sử dụng nước ép trái cây vì có thể khiến trẻ từ chối sữa mẹ hoặc sữa công thức, cũng như làm giảm lượng chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất mà trẻ hấp thu từ sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Nước ép trái cây không mang lại lợi ích về dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, ngược lại còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do các loại thuốc hóa học, vi khuẩn bám trên trái cây, ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ.

Nên cho bé ăn trái cây thay nước ép vì đối với trẻ dưới 1 tuổi, việc tiêu thụ nước ép trái cây quá mức có thể làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và thấp còi.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có thể bị dị ứng với một số loại nước ép trái cây do tác động của axit gây kích ứng hóa học, ví dụ như nước cam.

1.2 Đối với trẻ trên 1 tuổi

Trong thành phần của một số loại nước ép trái cây từ cam, bưởi, táo, lựu, việt quất, ... có chứa flavonoid. Đây là chất có khả năng làm giảm sự hoạt động của các protein vận chuyển quan trọng cũng như một số loại enzyme, dẫn đến phản ứng tương tác với thức ăn hoặc thuốc.

Nên cho bé ăn trái cây thay nước ép vì hàm lượng carbohydrate cao trong nước ép trái cây có thể không được hấp thụ ở ruột sẽ bị lên men ở đại tràng và gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.

Nước ép trái cây có hàm lượng đường và calo cao, làm tăng nguy cơ bị sâu răng và tăng cân.

Nước ép trái cây không cung cấp đủ chất xơ và giá trị dinh dưỡng khi so với trái cây, không đóng vai trò thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp trẻ khỏe mạnh và cân bằng.

2.1 Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Từ 6 tháng tuổi, có thể cho bé ăn dặm trái cây bằng cách nghiền nát hoặc tán nhuyễn để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho trẻ.

Không nên sử dụng nước ép trái cây để bù nước khi trẻ bị tiêu chảy.

Nước ép trái cây có thể được chỉ định để làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần cho trẻ dùng nước ép trái cây bằng ly hoặc đút muỗng, tránh dùng bình sữa để làm giảm nguy cơ mắc bệnh về răng miệng cũng như không khiến trẻ từ chối sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2.2 Đối với trẻ trên 1 tuổi

Trẻ từ 1 tuổi có thể sử dụng nước ép trái cây, nhưng nên cho trẻ dùng nước ép 100% từ trái cây thay vì các loại nước ép trái cây từ chất chiết cô đặc được đóng gói sẵn.

Nên cho bé ăn trái cây thay nước ép để tăng cường bổ sung chất xơ trực tiếp cho cơ thể.

Trẻ từ 1 - 6 tuổi có thể uống từ 120 - 180ml nước ép trái cây/ngày trong các bữa ăn phụ, không sử dụng nước ép trái cây thay cho nước lọc hoặc sữa.

Trẻ từ 7 tuổi trở lên chỉ nên sử dụng tối đa 280ml nước ép trái cây/ngày.

Cho bé ăn trái cây mang lại nhiều lợi ích hơn so với uống nước ép trái cây vì nước ép không mang lại nhiều dinh dưỡng so với ăn trái cây trực tiếp.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Trái Dưa Hấu là trái cây rất quen thuộc với các bà mẹ Việt Nam. Đây là loại trái cây được trồng tại nhiều địa phương trong cả nước. Giá thành tương đối rẻ và dễ tìm mua tại hầu hết các chợ, cửa hàng hoa quả, siêu thị. Dưa Hấu cũng rất dễ sử dụng khi có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, sinh tố, làm kem tươi….do đó trái Dưa Hấu được sử dụng rất phổ biến. Vậy trái Dưa Hấu có tốt cho trẻ hay không? hôm nay thebabytalks.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về trái Dưa Hấu, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng trái Dưa Hấu nhé.

Giá trị dinh dưỡng của trái Dưa Hấu

Trong 100g Dưa Hấu có chứa giá trị dinh dưỡng như sau:  Số liệu được tham khảo từ nguồn số liệu của USDA là một cơ quan nghiên cứu của Mỹ. Lưu ý: Số liệu không đúng với mọi loại Dưa Hấu mà chỉ mang tính chất tham khảo.

Giá trị dinh dưỡng [100g]
Calo [kcal] 30
Lipid 0,2 g
Chất béo bão hoà 0 g
Cholesterol 0 mg
Natri 1 mg
Kali 112 mg
Cacbohydrat 8 g
Chất xơ 0,4 g
Đường 6 g
Protein 0,6 g
Vitamin C 8,1 mg
Calci 7 mg
Sắt 0,2 mg
Vitamin D 0 IU
Vitamin B6 0 mg
Vitamin B12 0 µg
Magnesi 10 mg

Đánh giá chung: Dưa Hấu là loại trái có chứa tới 90% là nước, khoảng 6 % là đường và có một số chất như Vitamin C và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như Magnesi; calci; sắt… Hàm lượng các vi chất trong Dưa Hấu không quá cao như trong một số loại trái cây khác. Tuy nhiên, Dưa Hấu lại rất được ưu chuộng do tính giải khát.

Lợi ích của trái Dưa Hấu

Dưa Hấu đem lại một số lợi ích cho người sử dụng như sau:

+] Giúp giải khát và bổ sung nước cho cơ thể: Với thành phần chủ yếu là nước do đó Dưa Hấu giúp giải khát rất tốt, đồng thời đây là loại thực phẩm giúp cơ thể bổ sung nước đặc biệt đối với các bé hoạt động thường xuyên.

+] Giúp tăng cường sức đề kháng: Với một số chất chống ô xy hóa như Vitamin C; Lycopene; tiền chất vitamin A … giúp cho cơ thể trẻ tăng cường sức để kháng và kháng viêm tương đối tốt.

+] Lợi ích cho hệ tiêu hóa: Dưa Hấu là một trong những loại trái giúp bổ xung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra trái Dưa Hấu còn đem lại nhiều lợi ích khác cho người sử dụng.

Trẻ mấy tháng có thể ăn trái Dưa Hấu?

Dưa Hấu rất dễ sử dụng nên trẻ tập ăn dặm là có thể sử dụng. Thông thường đối với trẻ từ 5,5 tháng trở lên trong bữa ăn dặm các bạn có thể bổ sung Dưa Hấu là thực phẩm ăn dặm cho các bé.Trẻ 5,5 tháng là có thể ăn trái Dưa Hấu, Kiến nhà mình cũng bắt đầu ăn Dưa Hấu khi hơn 5 tháng và đây là món yêu thích của Kiến tới bây giờ.

Trẻ nên ăn bao nhiêu trái Dưa Hấu là đủ?

Khi cho trẻ ăn việc cân đối thức ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dướng cho trẻ là rất cần thiết. Vậy đối với trái Dưa Hấu các mẹ cũng cần cân nhắc về lượng trước khi cho trẻ sử dụng. Trong giai đoạn tập làm quen với thức ăn các mẹ có thể bổ sung 1 – 2 lát dưa mỏng để giúp trẻ có thêm lựa chọn thức ăn chứ không nên cho trẻ ăn quá nhiều Dưa Hấu trong một thời gian ngắn.

Lưu ý khi cho trẻ ăn trái Dưa Hấu

+] Tránh ăn Dưa Hấu khi đói: Việc cho trẻ ăn Dưa Hấu hay bất kỳ loại hoa quả nào có chứa đường khi đói dẫn đến việc “say” tạo ra cảm giác khó chịu cho trẻ khi sử dụng. Do đó các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn Dưa Hấu khi còn đói đặc biệt là với khối lượng lớn.

+] Cẩn trọng với hạt Dưa Hấu: Có rất nhiều trường hợp trẻ hoặc thậm chí là người lớn bị mắc dị vật đường thở. Hạt Dưa Hấu là một trong những dị vật đường thở phổ biến. Do đó khi cho trẻ ăn các mẹ nên lưu ý tới hạt Dưa Hấu.

+] Không ăn quá nhiều, tùy vào thực đơn của các bé mà các mẹ dựa vào giá trị dinh dưỡng để cung cấp loại thực phẩm phù hợp. Đối với Dưa Hấu cũng vậy, bé cũng nên ăn vừa phải và hợp lý không nên sử dụng quá nhiều.

+] Ngưng ngay việc sử dụng Dưa Hấu cho trẻ khi có các biểu hiện dị ứng. Mỗi loại thực phẩm đều có những thành phần khác nhau và có nguy cơ gây dị ứng với một số người.

Trái Dưa Hấu kỵ những loại thực phẩm nào ?

Trái Dưa Hấu tương đối lành tính và dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác, tuy nhiên dựa vào thành phần của Dưa Hấu thì các bạn không nên kết hợp Dưa Hấu với một số loại thực phẩm dưới đây:

Hoa quả giảu kali [Ví dụ: chuối], vì hàm lượng kali cao sẽ dẫn đến thừa kali khi các thực phẩm giàu kali cùng kết hợp với nhau.

Thực phẩm có tính ấm vì Dưa Hấu khi kết hợp với thực phẩm có tính ấm dễ gây ra rối loạn tiêu hóa.

Cách chọn trái Dưa Hấu ngon cho bé?

Để chọn được trái Dưa Hấu ngon có chất lượng các mẹ cần căn cứ vào những yếu tố sau:

Lựa chọn nhà bán: Các mẹ cần lựa chọn nhà bán uy tín ví dụ mua trong siêu thị, cửa hàng kinh doanh lâu năm tránh mua sản phẩm trôi lỗi không rõ nguồn gốc của ô tô hay cửa hàng ven đường.

Lựa chọn giống Dưa Hấu:  Có nhiều giống Dưa Hấu khác nhau mỗi loại lại đem đến những thành phần dinh dưỡng khác nhau và hương vị khác nhau. Trên thị trường hiện nay một số đơn vị đã áp dụng QR code để các mẹ có thể kiểm tra nguồn gốc trái Dưa Hấu, giống Dưa Hấu. Các mẹ nên xem thích giống Dưa nào để lựa chọn cho lần sau.

Lựa chọn trái Dưa Hấu bằng hình thức: Nên lựa chọn những trái Dưa Hấu cân bằng giữa đầu và đuôi. Khi dùng tay gõ vào vỏ Dưa nghe tiếng kêu “cong cong”. Cuống trái Dưa Hấu còn tươi hoặc hơi héo tránh chọn trái có cuống héo khô hoặc không còn cuống vì thường sẽ là những trái Dưa đã được thu hoạt khá lâu dễ bị thối hỏng.

Thebabytalks.com cảm ơn bạn đã đọc bài viết về trái Dưa Hấu, hi vọng bài viết này cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và cần thiết để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi sử dụng trái Dưa Hấu cho các bé.

Để có phương pháp dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, các mẹ nên tìm hiểu thông tin từ những nguồn thông tin chính thống. Trong đó sách là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy mà các mẹ có thể sử dụng. Một quyển sách các mẹ có con nhỏ nên tham khảo: Tại đây

Khi nào cho trẻ ăn dưa hấu?

Khi nhắc đến các loại trái cây trẻ 6 tháng tuổi thì không thể bỏ qua dưa hấu rồi. Đây là loại trái cây lành tính và được nhiều bạn nhỏ yêu thích nhờ hương vị ngọt ngào, tươi mát.

Ngày nào cũng ăn dưa hấu cơ tốt không?

Là thực phẩm tính hàn, vì vậy không nên ăn quá nhiều bởi sẽ gây ra tiêu chảy, căng bụng, chán ăn… Ngoài ra, 94% dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Những ai không nên ăn dưa hấu?

Những đại kỵ 'sống còn' phải nhớ khi ăn dưa hấu.
Những người không nên ăn dưa hấu..
Người viêm loét dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày được Đông y cho là do âm suy, nóng trong gây nên. ... .
Người chức năng thận kém. ... .
Người mắc bệnh tiểu đường. ... .
Sản phụ ... .
Người bị cảm lạnh. ... .
Loét miệng. ... .
Một số lưu ý khi ăn dưa hấu..

Không nên ăn dưa hấu với gì?

Dưa hấu kỵ Thịt dê.
Dưa hấu kỵ Các loại thịt chứa lượng đạm cao..
Dưa hấu kỵ với chuối..
Dưa hấu kỵ Hải sản..
Dưa hấu kỵ Sữa chua..
Dưa hấu kỵ Kem..

Chủ Đề