Trong cơ cấu các loại rừng ở nước ta vai trò của rừng phòng hộ là gì?

Apatit là khoáng sản tập trung chủ yếu ở đâu [Địa lý - Lớp 5]

4 trả lời

Trình bày hiện tượng động đất núi lửa [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Là biểu hiện của động đất hay núi lửa phun trào [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Xuất bản ngày 10/09/2018 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 34 sgk Địa lí lớp 9 : Cơ cấu các loại rừng ở nước ta và ý nghĩa của tài nguyên rừng.

Đề bài:

Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.

Trả lời câu hỏi thảo luận SGK Địa 9 trang 34

  • Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gồm:

- Rừng sản xuất.

- Rừng phòng hộ.

- Rừng đặc dụng.

  • Ý nghĩa của tài nguyên rừng:

- Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho nhập khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

- Rừng phòng hộ ở đầu nguồn các con sông, hạn chế lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi; cánh rừng ven biển và rừng ngập mặn có tác dụng hạn chế các tác động của biển vào đất liền, chắn cát.

- Rừng đặc dụng [các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển]: có vai trò bảo tồn các giống, loài động thực vật quý hiếm, bảo tồn nguồn Gen.

--------------------------------------------------------------------

» Xem thêm:

Cơ cấu:

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gồm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

Vai trò:

+Rừng đặc dụng: Bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm.

+ Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ, củi,...

+ Rừng phòng hộ: Giữ đất, chống xói mòn, chắn sóng, chắn cát,...

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: nước ta có bao nhiêu loại rừng, kể tên

- Rút ra kết luận

Lời giải chi tiết

* Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gnăm 2000:

- Rừng sản xuất chiếm 40,9% tổng diện tích rừng nước ta.

- Rừng phòng hộ chiếm tỉ trọng cao nhất với 46,6%.

- Rừng đặc dụng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất với 12,5%.

* Ý nghĩa của tài nguyên rừng:

Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người:

- Cung cấp gỗ, dược liệu.

- Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt, chống khô hạn.

- Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

Loigiaihay.com

Cơ cấu:

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gồm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

Vai trò:

+Rừng đặc dụng: Bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm.

+ Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ, củi,...

+ Rừng phòng hộ: Giữ đất, chống xói mòn, chắn sóng, chắn cát,...

Rừng phòng hộ là gì? Phân loại các loại rừng phòng hộ? Chức năng của rừng phòng hộ? Các quy định của pháp luật về rừng phòng hộ?

Rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, gần gũi với bất cứ ai. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng ý thức rõ những loại rừng hiện nay và vai trò của chúng từ đó có ý thức, hành động bảo vệ, giữ gìn. Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị đe dọa và các thảm họa thiên tai xảy ra với cường độ dày hơn, chúng ta cần phải biết cách bảo tồn, phát triển rừng phòng hộ hơn nữa.

Căn cứ pháp lý:

– Luật đất đai năm 2013;

– Luật lâm nghiệp năm 2017;

– Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004;

– Luật bảo vệ môi trường năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020;

– Luật đa dạng sinh học năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Rừng phòng hộ là gì?

Luật đất đai năm 2013 ghi nhận rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát, chống nạn cát bay, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.  Tùy theo từng loại rừng mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định.

2. Phân loại rừng phòng hộ:

Dựa theo vị trí:

Xem thêm: Quy định về giao đất rừng phòng hộ, giao đất rừng sản xuất

– Rừng phòng hộ đầu nguồn: Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.

– Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch.

Dựa theo mức độ xung yếu

– Rất xung yếu

– Xung yếu

3. Chức năng rừng phòng hộ:

Đối với con người và môi trường sống của các sinh vật, rừng phòng hộ có vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời tạo sức ảnh hưởng, sự tác động rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển của trái đất, cụ thể:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn, loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

Xem thêm: Quy định về chuyển nhượng và sử dụng đất rừng phòng hộ

– Rừng phòng hộ ngăn tác hại do gió, bão thì loại rừng này được ví như tấm khiên xanh khổng lồ có công dụng chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,… Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ở ven biển.

– Rừng phòng hộ ngăn sóng, loại rừng này có vai trò bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.

– Rừng phòng hộ được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, đô thị, loại rừng này giúp cư dân sinh sống trong những khu vực này được hưởng bầu không khí trong lành bởi nó có chức năng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó.

Mất rừng phòng hộ hay thu hẹp diện tích sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Động thực vật sẽ mất đi môi trường sống tự nhiên, làm đảo lộn hệ sinh thái. Khi không còn cây để giữ nước, lũ lụt xuất hiện với tần suất ngày càng tăng lên và không diễn ra theo quy luật mà con người đã lường trước, đẩy con người vào cảnh mất nhà cửa, ruộng vườn canh tác, nguồn tài nguyên tiềm năng vốn là kế sinh nhai của nhân dân các vùng miền, … và hậu quả cuối cùng chính là dẫn đến đói nghèo. Bên cạnh đó, người dân ở các đô thị cũng phải chịu cảnh phố xá ngập lụt vào mỗi mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và quá trình lưu thông các phương tiện đi lại. Tóm lại có thể thấy, rừng phòng hộ có vai trò vô cùng trọng yếu đối với đời sống của con người và các hệ sinh thái khác.

4. Các quy định về rừng phòng hộ:

– Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ

Về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ, căn cứ quy định tại Điều 45 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên các nguyên tắc sau đây:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

Xem thêm: Khai thác rừng thuộc rừng phòng hộ có vi phạm không?

Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

Căn cứ tại Điều 136 Luật đất đai năm 2013 quy định về đất rừng phòng hộ như sau:

Điều 136. Đất rừng phòng hộ

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.”

Xem thêm: Đất rừng phòng hộ đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

– Phân cấp rừng phòng hộ

Về phân cấp rừng phòng hộ, thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 25 Luật lâm nghiệp năm 2017, thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ được quy định như sau:

Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.”

Về tổ chức quản lý rừng phòng hộ, Khoản 2 Điều 26 Luật lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

“2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ được quy định như sau:

Xem thêm: Thủ tục thu hồi đất rừng phòng hộ?

a] Thành lập ban quản lý rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;

b] Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.”

– Tổ chức quản lý rừng phòng hộ

Ngoài ra, việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ cũng được quy định tại Điều 46 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 như sau:

+ Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng.

+ Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định trên thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

Ngoài ra, công tác quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ, Điều 48 Luật này quy định:

Điều 48. Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ

Xem thêm: Đất rừng phòng hộ là gì? Cách chuyển đổi sang rừng sản xuất?

1. Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý, sử dụng theo quy định về rừng sản xuất tại mục 3 Chương IV của Luật này.

2. Đối với đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong rừng phòng hộ không thuộc quy hoạch khu rừng phòng hộ thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đúng mục đích được giao theo quy định của pháp luật về đất đai.”

– Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

Về khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ, Điều 47 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định:

Điều 47. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

1. Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

2. Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được quy định như sau:

a] Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng;

Xem thêm: Xử lý hành vi chiếm đất rừng phòng hộ để trồng cây

b] Được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Việc khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng được quy định như sau:

a] Được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng;

b] Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng;

c] Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.”

Video liên quan

Chủ Đề