Truyền thuyết Võ Tòng Tân Khánh hai nhân vật chính có tài năng gì

Ngày xưa, Bầu Lòng là một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Thủ Dầu Một [nay là Bình Dương] còn bình yên. Ngày ngày, những lương dân chí thú khai hoang làm ăn. Họ trồng trọt chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bò, gà… để mưu sinh qua ngày trong sự yên bình. Nhưng một thời gian phá rừng, lập làng, nhiều lần người dân hoảng hốt khi thấy hổ về. Thi thoảng, sau một đêm, người dân mất vài con vật nuôi. Họ nghi là do hổ vồ. Càng ngày, tần suất hổ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm và bắt vật nuôi trong nhà.

Những trai tráng trong làng hay những thợ săn tìm đủ cách để đuổi thú dữ về rừng. Từ việc phục kích, bắn tên tẩm thuốc, dùng chó săn sủa đuổi hổ đi… nhưng xem ra, các biện pháp ấy không ăn thua. Lũ hổ quá hung dữ. Nhiều thợ săn nhìn thấy mà mất vía, không bắn được mũi tên nào. Họ sợ bắn trật thì hổ sẽ vồ tới và xé xác làm mồi.

Tương truyền, một lần, hổ định bắt con trâu của một lương dân trong làng. Tuy nhiên, đây là một con trâu dữ nên nó húc lại con hổ. Sau đó, không hiểu vì sao, một đàn trâu gặm cỏ gần đó chạy lại tiếp viện, làm hổ thua cuộc bỏ chạy về rừng. Từ đó, mỗi khi có hổ về, dân làng lại dắt con trâu, thần hộ mệnh tới, làm con hổ rút lui. Từ khi hổ về làng, dân chúng hết sức khốn đốn, làm ăn, sản xuất kém vì sợ hổ vồ. Họ chỉ tính toán thời điểm hổ xuất hiện để làm việc đồng áng. Nghĩ cách chống thú dữ, những ông hương chức trong làng bèn tính phương án mượn súng về đuổi hổ.

Thế là ông hương quản cùng một số thanh niên lực lưỡng ngồi trên xe trâu tiến về dinh ông cai tổng để mượn súng. Sở dĩ phải dùng xe trâu là sợ hổ vồ khi đi ngang qua những con đường nhỏ, nhiều cây rừng rậm rạp.

Thời ấy, mỗi làng cách nhau rất xa, trong khi lại thưa thớt người ở, thú dữ rất nhiều. Vì thế, hương quản và trai tráng phải mượn "thần trâu" áp tải. Nếu có gặp hổ thì tàu kéo sẽ nghênh chiến. Sau vài ngày lội đường vất vả, ông Hương Quản và đám trai tráng mới về được đến làng. Có súng, dân làng yên tâm và mừng rỡ. Từ đó, lương dân làng Bầu Lòng yên tâm ra đồng làm ăn dưới sự bảo vệ của ông hương quản. Ngày ngày, họ vác súng cùng một số thanh nhiên tuần tra từ đầu làng đến cuối xóm. Buổi tối, dân chúng che chắn cẩn thận.

Quả nhiên, có súng, hổ không xuất hiện. Nhưng được mươi ngày thì hổ lại xuất hiện và làm dữ hơn trước. Như đánh được hơi, biết đường đi nước bước của ông hương quản, hễ ông ở đầu làng thì hổ xuất hiện cuối làng. Còn ông xuống cuối làng thì hổ lại tìm cách phá hoại ở đầu làng. Rồi ban đêm hổ xuất hiện, gầm ầm trời, cả làng không ai ngủ được. Có lần, hổ về bắt hẳn con heo nhà ông hương quản. Vị này định giơ súng lên bắn thì mồ hôi trên trán rơi lã chã vì thấy "ông ba mươi" to và dữ quá. Hôm sau, ông kể cho mọi người : "Nếu tôi bắn không chết thì hổ sẽ thịt tôi".

Có súng nhưng không thể giết hoặc đuổi hổ đi, ông hương chức bèn cử người tìm đến ông cai tổng để xin cách trị thú dữ. Ông cai tổng chỉ đám dân làng lo sợ sang tỉnh Gia Định mời ông thầy Tám ở làng Gia Bẹ, chuyên đánh hổ về. Nghe lời ông cai, hương quản và đám trai tráng tìm và mời ông thầy Gia Bẹ về làng tiếp đãi hoan hỉ bao nhiêu món ngon. Đợi hổ xuất hiện sẽ đánh cho trận tơi bời.

Lương dân thấy có thầy về trừ hổ cho làng cũng mừng ra mặt và góp phần thịnh đãi ông thầy Gia Bẹ. Bữa cơm đang dùng dang dở thì có tiếng kêu hốt hoảng, hổ về làng. Mọi người đứng trân người chờ thầy Tám chuẩn bị nghênh đón. Khi hổ tiến đến gần, mọi người hốt hoảng, còn ông thầy Gia Bẹ thì chẳng thấy đâu. Nhìn lại, mọi người thấy ông thầy Gia Bẹ mặt cắt không ra máu. Dân làng Bầu Lòng lại rơi vào tình cảnh bất an lo lắng. Còn ông thầy Gia Bẹ cho biết, dù nhiều lần đánh hổ tại làng nhà nhưng chưa bao giờ thấy chúa sơn lâm nào to như thế.

Vẫn bị hổ về quấy phá, dân làng làm không được, ngủ không yên. Các chức sắc trong làng lại phái người để cầu cứu ông cai tổng ở Tân Khánh. Nghe xong chuyện ông thầy Gia Bẹ, cai tổng bật cười chê: "To nhỏ cũng là hổ, sao lại nhát thế". Với sự thỉnh cầu của đám lương dân, ông cai bèn cho người mời ông Ất, ông Giá hai đệ tử của phái Tân Khánh Bà Trà đến. Ông này ngỏ hầu nhờ hai vị trên đi một chuyến, diệt trừ thú dữ, trả lại sự bình yên cho dân làng.

Nghe chuyện, hai ông đồng ý và vội về nhà nói lại người thân, thu xếp đồ đạc cùng ông hương quản và đám trai tráng lên đường. Đi một ngày đường, họ về tới làng. Trên đường về, ông hương quản và đám trai tráng có vẻ không tin về ông Ất, ông Giá này. Họ suy đoán, chắc cũng giống ông thầy Gia Bẹ. Về đến làng, mọi người cũng tỏ vẻ không mấy lạc quan với hai ông thầy võ. Còn chức sắc lại lo cơm nước khoản đãi. Cơm nước xong, hai ông toan nghỉ tay, lấy sức nghênh đón thú dữ. Tuy nhiên, ngay lúc ấy, bỗng có tiếng gầm rất lớn..

Thời ấy, hai ông Ất và Giá mới 30 tuổi. Ông Ất người to cao, nước da ngăm ngăm. Còn ông Giá lại trắng trẻo, mảnh khảnh hơn. Cả hai ông đều sử dụng roi trường thuần thục. Thấy hổ, ông Giá nhanh tay cầm roi trường, nhảy ra thủ thế. Còn ông Ất thì tỉnh bơ, đứng dựa cạnh cửa, một tay cầm roi, một tay cầm tăm xỉa răng như không có chuyện gì. Thấy thầy võ ra sân nghênh chiến với hổ dữ, dân làng vừa hiếu kỳ chạy ra xem. Giữa khoảng sân đất khá rộng, thấy người xuất hiện, hổ dữ liền nhảy bổ vào tính xẻ thịt, nuốt tươi.

Nhanh trí đoán được ý đồ, ông Giá nhẹ nhàng nhảy sang một bên, tránh cú vồ của thú dữ. Đồng thời ông nhanh tay quất một cú roi đau điếng vào mạn sườn chúa sơn lâm. Hổ tức lồng lộn, nhảy bổ lần nữa vào con mồi nhưng ông Giá với võ nghệ cao cường đã tránh đòn và quất liên tục vào con thú dữ.

Người và hổ quần nhau liên tục, bụi giữa sân bay lên mù mịt. Trong khi đó, dân chúng từ trong ngóc ngách chui ra xem đông ngịt. Còn ông Ất vẫn thản nhiên đứng quan sát, mặc cho ông Giá chiến đấu. Được một hồi, con hổ nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời. Nhưng với sự tinh thông cũng như hiểu biết về võ thuật, ông Giá bèn đứng yên, chờ hổ đứng dậy và chiến đấu tiếp. Vì ông biết, hổ nằm ngửa và chổng chân lên trời là thế để giết con mồi. Ai sơ ý nhảy vào là chết ngay. Giới võ gọi đó là thế "trâu vằng" của hổ.

Sau khi con mồi không sập bẫy, hổ đứng dậy. Hai bên lại lao vào trận. Được một lúc, hổ lại lăn ra thủ thế, ông Giá cũng đứng nghỉ lấy sức. Nhưng càng về sau, ông Giá đánh càng ác liệt. Mỗi đường roi của ông mạnh như trời giáng, đánh mạnh vào những chỗ yếu của thú dữ.

Biết không thể hạ gục con mồi, hổ toan tính đường tháo chạy. Khi rút lui chưa được bao lâu thì mọi người nghe tiếng rống của thú dữ rồi mất tăm. Hóa ra, ông Ất đoán biết, trong tình thế đó, con hổ thế nào cũng tháo chạy bèn phục kích diệt hổ. Mọi người không thấy ông Ất đánh hổ nhưng nghe nói lại, chỉ cần một roi là con hổ gục hẳn.

Một thế đánh lao của môn phái Tân Khánh Bà Trà - ngọn lao tương tự ngọn lao cô gái đánh cọp ngày khai thị chợ Bến Thành - Ảnh: Hồ Tường

Võ Thị Vuông [Năm Vuông] - con gái ông Võ Văn Ất [hai Ất] sau này đánh cọp nhân lễ khai thị Chợ Bến Thành vào tháng 3 năm 1914. Trận đấu này cũng được đề cập trong Quyển sách Những môn võ bí truyền trên thế giới nguyên tác tiếng Anh [John F. Gilbey, bản dịch tiếng Việt của hai tác giả Lạc Hà và Phạm Xuân Thảo, do nguyệt san Võ thuật xuất bản tại Sài Gòn năm 1970].

Chính vì trận đả hổ kinh thiên động địa đó nên về sau dân chúng mới có câu "Cọp Bầu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh". Ý nói cọp [hổ] dữ ở Bầu Lòng do "Võ Tòng" là ông Hai Ất và ông Ba Giá, những môn đệ của phái võ Tân Khánh Bà Trà diệt trừ. Họ đả hổ còn kinh hoàng hơn Võ Tòng bên xứ Tàu nhiều.

#nguoiduatin

QC: võ phục võ cổ truyền việt nam giá rẻ

Giúp em với ạ, em đang cần gấp!!! 1. Nêu nội dung chính của truyền thuyết Bình Dương. 2. Truyền thuyết về Võ Tòng Tân Khánh ca ngợi những ai và kể về chuyện gì? 3. Truyền thuyết Truyền thuyết về Võ Tòng Tân Khánh có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. 4. Dựa theo câu chuyện, nói về nhân vật ông Ất, ông Giá qua những gợi ý dưới đây: - Hoàn cảnh xuất hiện - Tài năng xuất chúng Phẩm chất tốt đẹp - Lời nói và hành động - Chiến công phi thường 5. Tìm những chi tiết có tính chất kì ảo trong câu chuyện và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó. 6. Trong truyền thuyết trên, sự xuất hiện các địa danh Tân Khánh, Bàu Lòng có ý nghĩa gì? [Chọn ý trả lời đúng nhất] A. Giới thiệu thêm về các vùng quê của địa phương B. Phân biệt truyền thuyết này với truyền thuyết khác C. Tạo tính xác thực cho câu chuyện được kể trong truyền thuyết 7.Chủ đề của Truyền thuyết về Võ Tòng Tân Khánh là gì? Em rút ra được bài học gì từ câu

Tìm hiểu kỹ hơn về Võ lâm Tân Khánh Bà Trà, chúng tôi khám phá nhiều câu chuyện ly kỳ của môn phái này gắn liền với lịch sử khẩn hoang vùng Đông Nam bộ từ thế kỷ 17.

Thanh gươm trong quán ven đường

Môn phái Võ lâm Tân Khánh ra đời từ thế kỷ 17, từ nhu cầu tự vệ trước thú dữ, giặc giã trong quá trình khẩn hoang vùng đất Nam bộ. Giữa thế kỷ 19, vùng đất Bình Chuẩn và Tân Phước Khánh [Bình Dương] đón chào một cô gái trẻ họ Võ cùng gia đình vào sinh sống, lập nghiệp. Đến vùng đất mới, cô gái có thân hình nhỏ nhắn này mở một quán nước ven đường làm kế sinh nhai. Điều đặc biệt, trên quầy của quán nước có treo một thanh gươm.

Khăn rằn - vũ khí của Võ lâm Tân Khánh Bà Trà

Nhân vật cung cấp

Trong cuốn Những môn võ bí truyền trên thế giới của tác giả Hàng Thanh được xuất bản năm 1973 đã dành nhiều trang nói về cuộc giao đấu “sinh tử” này. “Hàng ngàn quan khách dự lễ hôm đó ai cũng tỏ ra e ngại cho phận nữ nhi, phận “liễu yếu, sương mai” đâu dễ đương đầu chúa sơn lâm? Chỉ một tiếng gầm thôi cũng đủ làm người nhát gan mất vía. Ông Ất giao trách nhiệm đương đầu với cọp dữ trên sàn đấu cho con gái mình thật bội phần nguy hiểm, song ông tin vào tài năng võ học của con mình đủ sức hạ bất cứ con cọp dữ nào.

\n

Bản thân bà Năm Vuông cũng hiểu rõ phận nữ nhi không dễ “tốc chiến, tốc thắng” mà phải đánh dai dẳng, nhằm phá sức cọp mới bảo toàn tính mạng. Cuộc thư hùng giữa người và thú khởi từ ban mai, đến giờ ngọ mới kết thúc. Cọp xoay trở rất nhanh, đưa vuốt chụp liên hồi, nhưng bà Năm Vuông nhanh hơn. Khi thọc ngược đao, lúc tả, lúc hữu… thân pháp nhịp nhàng, đáng mặt con nhà võ. Cọp dần dần ra máu nhiều và kiệt sức, xoay trở chậm chạp. Sau cùng nhận lấy ngọn lao hiểm kết thúc cuộc đấu”.

Khí chất con nhà võ còn được bà Năm Vuông phát huy qua giai thoại, bà một mình với cây đòn gánh đã xông vào sào huyệt của bọn cướp ở khu vực rừng rậm gần Tân Khánh, đánh chúng chạy tan tác...

Người thầy tâm huyết

Tiến sĩ, võ sư Hồ Tường là người con của phường Tân Phước Khánh [thị xã Tân Uyên, Bình Dương], nơi phát xuất môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà. Cha của ông, ông Hồ Văn Lành [tức cố võ sư Từ Thiện, sinh năm Giáp Dần 1914] là một vị võ sư danh tiếng lẫy lừng, võ thuật cao siêu và có tấm lòng trượng nghĩa. Là con nhà võ nên ông Hồ Tường ý thức rất rõ việc gìn giữ và phát huy nền võ học nước nhà.

Tiến sĩ, võ sư Hồ Tường bên cạnh bằng chứng nhận môn Võ lâm Tân Khánh Bà Trà [Takhado] là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nhân vật cung cấp

Khi nhắc đến thế đả hổ trong Võ lâm Tân Khánh Bà Trà, võ sư Hồ Tường kể: “Võ đánh cọp có 10 thế riêng, mỗi thế là 1 câu thiệu [thơ], diễn nôm như sau: Thứ nhất hoành đả hỏa xa; thứ hai phù phóng; thứ ba roi hoành; thứ tư phục hổ tang tành; thứ năm xà địa giữ mình cho xinh; thứ sáu roi đăm lèo; thứ bảy hồi mã đừng theo mà lầm; thứ tám phục hổ đạt trùng; thứ chín bát tự; thứ mười đâm đôi”.

Theo võ sư Hồ Tường, khởi thủy của Võ lâm Tân Khánh Bà Trà từ một gốc chung là võ Việt Nam, sau đó được chia ra là võ kinh [trong cung đình], võ lâm [trong cuộc sống] và võ gia truyền [trong các gia đình] nên sẽ trở nên khác nhau. Sau đó đến từng vùng miền sẽ lại biến thể. Ví dụ bài quyền Thần Đồng của môn phái Bình Định có 8 câu thiệu thể tứ ngôn [mỗi một bài quyền hoặc bài binh khí của võ Việt Nam đều có bài thiệu. Bài thiệu của võ Việt Nam là một bài thơ vần với nhau. Còn bài thiệu của võ Trung Quốc không có vần với nhau nên rất khó nhớ]. Nhưng khi vào đến Tân Khánh, bài quyền Thần Đồng tăng lên thành 20 câu, vì đất mới người mới sẽ phải có thế đánh khác.

Đặc trưng của Võ lâm Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp và liên hoàn. Những đòn chân, đòn tay, tung theo đường thẳng, làm rối loạn sự phòng ngự của đối phương, giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao. Những kỹ thuật cận chiến dùng đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ức bàn tay… giúp môn sinh có kỹ năng chiến đấu trong mọi tình huống. Quyền cước không cầu kỳ, phù hợp với thể trạng người Việt Nam...

Ngoài thập bát ban, Võ lâm Tân Khánh Bà Trà có hàng chục binh khí cổ truyền, trong đó có nhiều loại binh khí riêng của môn phái như khăn, đòn xóc, đòn gánh, kỷ [ghế], kỳ [cờ], liềm, thiết phủ…, những binh khí là nông cụ sản xuất và vật dụng đời thường gắn liền với đời sống của cư dân.

Trong buổi gặp gỡ nhân dịp cuối năm 2021 vừa qua, võ sư Hồ Tường đang ở tuổi thất thập cổ lai hi, ánh mắt vẫn rất tinh tường, chia sẻ: “Giờ đây Võ lâm Tân Khánh Bà Trà đã là di sản rồi, chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn bản sắc. Tôi luôn hy vọng người dân của Tân Khánh, Bình Dương trở lại truyền thống tập võ như xưa. Thứ nhất để giữ sức khỏe. Thứ hai là có khả năng tự vệ. Thứ ba là lưu truyền môn võ cổ truyền này”.

Đến nay, võ sư Hồ Tường đã có hơn 40 năm gắn bó với võ thuật, trong đó có 25 năm không ngừng truyền bá niềm đam mê võ thuật cổ truyền Việt Nam đến với đông đảo học sinh, sinh viên. Đặc biệt, ông đã hợp tác và ký kết với Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM đưa Võ lâm Tân Khánh Bà Trà trở thành bộ môn giáo dục thể chất của trường. Theo võ sư Hồ Tường, hiện có đến 90% sinh viên của trường đăng ký chọn Võ lâm Tân Khánh Bà Trà là môn giáo dục thể chất. Chính điều này đã giúp ông được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là võ sư dạy võ miễn phí cho sinh viên lâu năm nhất của Việt Nam vào ngày 4.1.2009. Hiện nay, Võ lâm Tân Khánh Bà Trà có 61 câu lạc bộ với 3.000 môn sinh có mặt ở nhiều tỉnh thành như: Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Thuận, Tây Ninh, Nghệ An, Hà Nội...

Môn võ thứ hai được công nhận di sản quốc gia

Ngày 3.2.2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch ký quyết định công bố tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian Võ lâm Tân Khánh Bà Trà thuộc phường Tân Phước Khánh [thị xã Tân Uyên]; phường Bình Chuẩn, Bình Nhâm, Bình Hòa, Hưng Định [thành phố Thuận An]; phường Phú Hòa, Hiệp Thành [thành phố Thủ Dầu Một] thuộc tỉnh Bình Dương vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cần nói thêm, cho đến lúc này Việt Nam chỉ mới có 2 môn võ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là võ Bình Định và Võ lâm Tân Khánh Bà Trà.

Video liên quan

Chủ Đề