Từ hay trong câu cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi thuộc từ loại nào

Tuyển tập Bộ đề Bài đọc hiểu Đôi tai của tâm hồn hay nhất hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Bài đọc hiểu Đôi tai của tâm hồn hay nhất đầy đủ nhất.

Bài đọc hiểu Đôi tai của tâm hồn - Đề số 1

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

“Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

(Hoàng Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?

a. Vì cô không có quần áo đẹp.

b. Vì cô không có ai chơi cùng.

c. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

2. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì?

a. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.

b. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

c. Ngồi trò chuyện với cụ già.

3. Cụ già đã nói gì và làm gì?

a. Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.”

b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

c. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.

4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?

a. Cụ già đã qua đời.

b. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.

c. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

5.Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện?

a. Là một người kiên nhẫn.

b. Là một con người hiền hậu.

c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác.

6.Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ?

a. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

b. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng.

c. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

7.Từ “hay” trong câu “Cháu hát hay quá!” là tính từ, động từ hay quan hệ từ?

a. Động từ

b. Tính từ

c. Quan hệ từ.

8.Dấu gạch ngang sau có tác dụng gì?

“Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô.

a. Chỗ bắt đầu lời nói cảu nhân vật trong đối thoại.

b. Phần chú thích trong câu.

c. Các ý trong một đoạn liệt kê.

9.“ Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.

10.Tìm và gạch chân các đại từ xưng hô trong câu:

“Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”

11.Đặt một câu ghép có cặp từ vừa ... đã nối các vế câu:

Lời giải

1.

2.

3.

4.

5.

c

b

a

b

c

Bài đọc hiểu Đôi tai của tâm hồn - Đề số 2

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô béngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ:

- Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô.

Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của văn bản trên?

Câu 2:

a. Nêu ý kiến của em về câu văn: Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.

b. Cho biết nội dung chính của văn bản

Câu 3: Chỉ ra và phân tích biệ pháp tu từ đặc sắc trong câu văn: Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.

Câu 4: Thông điệp truyền tải qua đoạn trích? Chọn thông điệp tâm đắc nhất> Lí do chọn thông điệp đó

Lời giải:

Câu 1:

- PTBĐ chính: tự sự

- Thể loại văn bản: văn bản tự sự

Câu 2:

a. Câu "Cô gái sững người, bật khóc. Hoá ra bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn" có thể hiểu rằng: cô gái cảm động vì được ủng hộ bởi ông lão điếc, mặc dù ông không nghe thấy nhưng ông dành tất cả sự chú ý để lắng nghe, khích lệ cô bé thực hiện đam mê, đôi tai của tâm hồn không phải đôi tai bình thường mà nó là sự đồng cảm, thương xót, quý mến xuất phát từ trái tim nhân hậu và bao dung

b. Nội dung chính của văn bản: vẫn còn lòng tốt trong cuộc sống, điều ấy khiến con người tự tin hơn, sống tốt hơn

Câu 3:

Biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn "Cô gái sững người, bật khóc. Hoá ra bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn" là: ẩn dụ. Phép ẩn dụ "đôi tai của tâm hồn" có nghĩa rằng đây không phải đôi tai bình thường mà nó là đôi tai cảm nhận được những ấm áp, tình người xung quanh, nó đại diện cho lòng nhân ái, bao dung của ông cụ dành cho cô bé. Bằng cách sử dụng phép ẩn dụ, câu văn trở nên có chiều sâu, hấp dẫn hơn, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện: không chỉ nhìn bề ngoài mà đánh giá một con người, ta nên nhìn vào tâm hồn họ, trao đi yêu thương để cuộc sống tốt đẹp hơn

Câu 4:

- Thông điệp truyền tải qua đoạn trích:

+ Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá năng lực thật sự của họ

+ Hãy trao đi yêu thương, động viên, khích lệ, ta sẽ giúp ai đó tự tin hơn, thậm chí khiến cuộc đời họ thay đổi

+ Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt được thành công .......

- Thông điệp tâm đắc nhất và giải thích lí do: có thể chọn 1 trong 3 thông điệp trên hoặc lựa chọn một thông điệp khác mà bạn thấy được qua đoạn trích trên.