Tự nhiên bị chảy máu cam là bệnh gì năm 2024

Chảy máu mũi là cấp cứu hay gặp nhất trong chuyên ngành tai mũi họng. Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh, ta sẽ có những cách xử trí khác nhau. Chảy máu mũi gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ lỗ mũi ra ngoài hay chảy xuống họng. Chảy máu mũi là triệu chứng của 1 bệnh hay nhiều bệnh kết hợp, hay gặp nhất là chảy máu mũi do tăng huyết áp.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY MÁU MŨI

1. Toàn thân

- Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu…

- Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy…

- Bệnh lý mạn tính: Xơ gan, suy thận

- Do dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, dùng Corticoid kéo dài

- Nguyên nhân khác: Suy giảm miễn dịch, ngộ độc, các bệnh lý di truyền

2. Tại chỗ

- Viêm nhiễm: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang dị ứng đợt bội nhiễm…

- Chấn thương: Ngoáy mũi, va đập, tai nạn, sau phẫu thuật mũi xoang…

- Do khối U: U mao mạch, U hốc mũi, Ung thư vòm mũi họng, ung thư sàng hàm…

- Do dị vật: Thường gặp ở trẻ em, để lâu dẫn đến viêm loét hoại tử…

- Giải phẫu bất thường: dị dạng mạch máu, phình mạch…

- Nhiễm độc: Hít phải các hóa chất độc hại như acid, kim loại nặng…

3. Chảy máu mũi vô căn: không do các nguyên nhân kể trên.

* Khi gặp chảy máu mũi thì nguyên tắc đầu tiên là phải dùng mọi biện pháp để cầm máu, sau đó mới đi tìm nguyên nhân, tránh để tình trạng chảy máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Tại Bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi có đầy đủ các trang thiết bị cũng như kinh nghiệm xử trí chảy máu từ các biện pháp cơ bản như:

- Nhét meche: gồm nhét meche mũi trước đối với những trường hợp chảy máu nhẹ và vừa

Nhét meche mũi sau với các trường hợp chảy máu nặng

- Đặt bóng kép

- Đốt cầm máu bằng Bipolar đối với các trường hợp chảy máu nhẹ và vừa và tiến hành dưới quan sát qua nội soi khi xác định được nguồn chảy máu.

Đối với các trường hợp chảy máu nặng, kéo dài và phức tạp, chúng tôi có những kỹ thuật chuyên sâu như: đốt động mạch bướm khẩu cái dưới nội soi hay can thiệt nút mạch đối với những trường hợp chảy máu nặng khó cầm. Đây là những kỹ thuật chuyên sâu không phải tuyến bệnh viện nào cũng làm được.

* CÁCH XỬ TRÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN KHI CHẢY TẠI NHÀ CHƯA ĐẾN ĐƯỢC VIỆN:

1. Bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, tuyệt đối không nằm, đầu hơi cúi ra trước, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn. Dùng ngón tay ép chặt cánh mũi bên chảy từ 5 đến 10 phút.

2. Nếu sau đó vẫn chảy tiếp tục ép chặt cánh mũi 2 bên và đến ngay cơ sở y tế gần nhất [ Không được nhét bông hay các dụng cụ khác vào mũi vì các thành phần của bông hay dụng cụ khác có thể làm kích thích chảy máu thêm].

3. Quá trình di chuyển phải có người nhà đi theo để có thể xử trí các tình huống bất thường có thể xảy ra trên quá trình di chuyển đến bệnh viện cũng như quá trình điều trị tại bệnh viện.

Chảy máu mũi còn được gọi là chảy máu cam, là tình trạng có máu chảy ra từ một bên hoặc cả 2 bên mũi. Có khoảng 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất là một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% cần can thiệp y tế.

Nội dung

Chảy máu cam được phân thành 2 loại là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau, trong đó chảy máu mũi trước là phổ biến

2. Nguyên nhân chảy máu cam

Chảy máu cam ở trẻ em cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Nguyên nhân là do sự vỡ các mạch máu trong mũi, gây ra tình trạng chảy máu. chảy máu cam thường xảy ra đột ngột và khó xác định nguyên nhân rõ ràng.

Một số nguyên nhân chảy máu cam:

  • Thời tiết khô, lạnh hoặc quá nóng gây giãn mạch máu làm mạch máu mẫn cảm và dễ vỡ.
  • Các nhiễm trùng gây viêm: viêm mũi, viêm xoang…
  • Chấn thương vùng mặt, mũi: bị tác động vật lý vào mũi, tai nạn gãy xương mũi, gãy vách ngăn mũi, vỡ xương hàm,…
  • Thói quen ngoáy mũi gây tổn thương niêm mạc và mạch máu mũi.
  • Dị vật rơi lọt vào mũi
  • Các khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng
  • Bị cảm lạnh, dị ứng, xì mũi liên tục với cường độ mạnh.
  • Bị các bệnh cấp tính: cúm, sởi, thủy đậu, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét,…
  • Bệnh về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn chảy máu…
  • Thiếu vitamin K, vitamin C giúp tăng cho độ bền của thành mạch.
  • Sử dụng nhiều chất hóa học như cocain, aspirin, amoniac, thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi và một số thuốc gây dị ứng.
  • Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu.
  • Chảy máu mũi vô căn: khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn [không tìm thấy nguyên nhân].

Ngoáy mũi mạnh rất dễ gây chảy máu.

3. Chảy máu cam thường xuyên dấu hiệu bệnh gì?

Các bác sĩ cảnh báo nếu chảy máu mũi thường xuyên, khó và lâu mới có thể tự cầm máu, đặc biệt là khi chảy máu mũi sau thì không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó.

  • Vẹo vách ngăn mũi
  • Bệnh truyền nhiễm cấp tính: sốt tinh hồng nhiệt, sởi, sốt rét, sốt xuất huyết,…
  • U lành tính trong mũi: Thường có trệu chứng đi kèm như thể trạng yếu, da xanh xao, mờ mắt, nổi u cục bất thường hoặc biến dạng mũi,…
  • U ác tính: Có thể là bệnh ung thư vòm họng, kèm theo các triệu chứng khác như: loét, viêm nhiễm trong mũi và họng, sức khỏe suy giảm, cơ thể gầy sút…
  • Viêm mũi: Một số bệnh gây viêm nhiễm khoang mũi như viêm mũi, viêm xoang… cũng có thể dẫn đến chảy máu mũi.

U xơ lành tính thường gây chảy máu mũi thường xuyên.

4. Khi nào cần đi bệnh viện?

Đa số trường hợp bị chảy máu cam đều lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị, không quá nguy hiểm song nếu có dấu hiệu sau thì bạn nên đi khám bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Chảy máu mũi kéo dài sau khi bị chấn thương vùng đầu hoặc mặt.
  • Máu mũi chảy kéo dài trên 20 phút và không thể cầm máu.
  • Chảy máu mũi liên tục, xảy ra nhiều lần trong thời gian ngắn không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu mũi kèm theo đau đầu, choáng váng, nôn nao.
  • Chảy máu cam đi kèm với cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm bất thường.

5. Làm cách nào để cầm máu khi bị chảy máu cam?

- Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước: Cách tốt nhất là hơi nghiêng người về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc nôn mửa ra máu. Tập trung thở bằng miệng và cố gắng giữ bình tĩnh.

- Không cầm máu quá mạnh: hãy dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu một cách nhẹ nhàng khi máu chảy ra từ mũi.

- Xịt thuốc mũi: Thuốc xịt thông mũi có chứa thuốc có tác dụng co mạch máu trong mũi. Điều này không chỉ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn mà còn có thể cầm máu.

- Bóp mũi: Bóp nhẹ phần thịt mềm của mũi dưới xương mũi trong khoảng 10 phút có thể giúp nén các mạch máu và cầm máu.

- Không cúi đầu xuống quá lâu: Cúi đầu xuống quá lâu có thể gây áp lực lên mũi. Nên làm việc nhẹ nhàng trong thời gian một vài ngày sau khi chảy máu cam.

- Chườm lạnh: Chườm túi đá bằng vải lên mũi có thể giúp co các mạch máu đồng thời làm giảm sưng nề, giảm viêm nếu gặp chấn thương. Lưu ý không để túi đá quá 10 phút để tránh làm tổn thương da.

Trong trường hợp nhẹ có thể chỉ sơ cứu tại chỗ mà không cần đưa đến cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên nếu thấy bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bất thường như trụy mạch, da xanh nhợt, toát mồ hôi, thở khó…, thì cần đưa ngay đến bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

6. Phòng ngừa chảy máu cam

Chảy máu cam thường khó kiểm soát. Tuy nhiên có thể phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau đây:

Chảy máu cam không nên ăn gì?

3.1. Đồ ăn có tính cay, nóng. Đồ ăn cay nóng như: ớt, mù tạt, hành, hạt tiêu... ... .

3.2. Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ Chất béo bão hòa trong thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ rất cao. ... .

3.3. Các loại chất kích thích..

Nóng trong người hay chảy máu cam nên uống gì?

Ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 2-3 giọt vào lỗ mũi bị chảy máu, làm liền 3 ngày. Chú ý: nên ăn uống những chất thanh đạm, mát, nhiều rau xanh, quả tươi giàu vitamin C như cà chua, quýt… Không ăn các chất cay nóng như ớt, hành tây, gừng, tỏi; các món ăn khô như thịt nướng, rán, quay, hun khói…

Bị chảy máu cam nên uống thuốc gì?

Nếu chảy máu lại: xì mũi thật mạnh để loại bỏ cục máu đông hình thành trong mũi. Sau đó sử dụng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline [Afrin], xịt cả hai bên mũi. Lặp lại các bước cầm máu đã nêu ở trên và liên hệ với bác sĩ.

Làm thế nào để không bị chảy máu cam?

Làm sao chặn đứng và ngăn ngừa chảy máu cam?.

Thư giãn bản thân. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thư giãn vì nếu bạn lo lắng, nó thực sự có thể khiến bạn chảy máu nhiều hơn..

Ngồi dậy và nghiêng về phía trước. ... .

Kẹp lỗ mũi. ... .

Sử dụng thuốc xịt thông mũi. ... .

Tránh ngoáy mũi. ... .

Đừng xì mũi. ... .

Tránh cúi xuống. ... .

Sử dụng túi chườm đá.

Chủ Đề