Từ Thái Nguyên đi Thác Bản Giốc bao nhiêu km?

Khoảng cách từ thành phố Cao Bằng lên thác Bản Giốc là 85km, nếu di chuyển bằng xe ô tô thì mất khoảng 2 tiếng đi xe bởi đường khá khó đi, đường núi nhiều đoạn dốc, quanh.

Nếu bạn lựa chọn di chuyển Cao Bằng – thác bản Giốc bằng xe riêng, bạn có thể lựa chọn di chuyển theo quốc lộ 3 hướng về Trùng Khánh đến DT 206. Đến thị xã Trùng Khánh, bạn tiếp tục di chuyển theo hướng đi Đàm Thủy là tới thác bản Giốc.

 

Nếu bạn muốn nghỉ ngơi 1 đêm ở đây, bạn có thể chọn resort, khách sạn, nhà nghỉ hoặc homestay ở Đàm Thủy, thị xã Trùng Khánh để nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài việc tham quan thác bản Giốc, bạn nên tham quan động Ngườm Ngao đẹp không kém gần thác, nếu đi vào tầm tháng 9,10 bạn có thể lựa chọn vào Trùng Khánh để trải nghiệm hái hạt dẻ và thưởng thức các món ngon từ hạt dẻ.

XEM THÊM

>>> Tour du lịch Cao Bằng Thác Bản Giốc Ba Bể 3 ngày 2 đêm Khuyến Mại

Di chuyển Cao Bằng – thác Bản Giốc bằng xe khách

Nếu không muốn di chuyển bằng phương tiện riêng, bạn có thể lựa chọn các chuyến xe khách từ Cao Bằng lên thẳng Trùng Khánh và ngược lại

Thành phố Cao Bằng – Khu du lịch Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao có các chuyến

Xuất phát từ TP Cao Bằng: 6h30, 7h30, 9h30, 11h30, 13h30, 15h30.
Xuất phát từ thác Bản Giốc: 6h15, 8h00, 13h30, 14h30.
Điện thoại liên hệ:

Nhà xe Bằng Loan 0982 142848

Thành: 0988.007.846

Luân: 0975.070.377

Hợp: 0979.371.923

Bạn nên hỏi trước xe có chạy thẳng đến thác bản Giốc hay chỉ dừng ở thị trấn Trùng Khánh, nếu chỉ dừng ở Trùng Khánh bạn sẽ phải mất thêm tiền để thuê xe ôm chạy tới thác bản Giốc [từ thị xã Trùng Khánh đến thác bản Giốc là 20km]

XEM THÊM

>>> Khuyến Mại Tour Cao Bằng 2 ngày 1 đêm giá từ 1.200K

Bài viết trên về Từ Cao Bằng đi thác Bản Giốc bao nhiêu km? đã giải đáp cho bạn trọn vẹn về đường đi, các loại phương tiện di chuyển từ thành phố Cao Bằng đi thác Bản Giốc…cho bạn chuyến đi thêm trọn vẹn, hứa hẹn nhiều điều thú vị đến bất ngờ.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0989 552 520 – 0904 708 218 để khám phá trọn vẹn chuyến đi Cao Bằng sắp tới.

Với gần 20 năm kinh nghiệm và uy tín trong ngành, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất.

Cao Bằng không chỉ nổi tiếng bởi các địa danh lịch sử như suối Lê Nin, hang Pác Bó mà nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng cho thác Bản Giốc hùng vĩ được đánh giá là thác nước xuyên biên giới lớn thứ 2 trên thế giới, nằm giữa biên giới Việt – Trung. Không chỉ vậy, du lịch Cao Bằng còn thu hút du khách bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử.

Nếu đến với Cao Bằng, chúng ta không nên bỏ qua những địa điểm du lịch hấp dẫn như thác Bản Giốc; động Ngườm Ngao; suối Lê- Nin; hang Pắc Bó; hồ Thang Hen,... Ngoài ra du khách còn có thể được đắm chìm trong không gian văn hóa độc đáo của đồng bào người Tày, Nùng,... với những điệu hát Then say đắm lòng người, những món ăn độc đáo mang hương vị của núi rừng. Chúng ta cùng khám phá vẻ đẹp vùng đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc.

THỜI ĐIỂM DU LỊCH LÝ TƯỞNG

 

Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu các bạn có ý định du lịch thác Bản Giốc thì nên đi vào khoảng tháng 8-9, lúc này thác nhiều nước sẽ rất đẹp.

- Mùa hè nắng nóng có thể khiến tour du lịch của bạn có phần mệt mỏi. Vậy nhưng, du lịch Cao Bằng mùa hè không phải không có sự thú vị riêng của nó. Bạn có thể trốn nắng ở nơi núi rừng bạt ngàn, ngồi hóng gió ngắm suối reo cá nhảy. Đặc biệt hơn, mùa hè cũng là mùa mận chín thơm khắp núi rừng Cao Bằng. Bạn sẽ tha hồ thưởng thức mận rừng và các loại quả mùa hè ở miền biên ải này.

- Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, lúc này là mùa hoa Tam Giác Mạch [tương đương với mùa hoa Tam Giác Mạch ở Hà Giang].

- Nếu thích ngắm băng tuyết, các bạn nên đi vào mùa đông [cuối năm trước đến khoảng đầu năm sau], thời điểm này ở phía rừng Phia Oắc nhiệt độ hạ thấp nên rất có thể xảy ra hiện tượng này

 

 

 

 

 

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN 

Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội khoảng 280km, vì khoảng cách khá xa nên tốt nhật bạn nên bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình khởi hành lúc 8h tối để lên TP. Cao Bằng, sau đó tiếp tục đón xe lên Trùng Khánh và đi xe ôm khoảng 20km nữa là đến thác Bản Giốc đi sẽ đỡ mệt. Từ TP.HCM, Đà Nẵng hay Cần Thơ muốn đến với Cao Bằng bạn sẽ đáp chuyến bay đến Hà Nội và sau đó tiếp tục hành trình đến với Cao Bằng.

Nếu sử dụng phương tiện xe máy hoặc ô tô cá nhân đi phượt Cao Bằng, các bạn có thể nghiên cứu một trong 2 phương án gợi ý dưới đây:

• Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn. Đi đường này các bạn có thể kết hợp du lịch Thái Nguyên hoặc du lịch Bắc Kạn, đặc biệt là có thể kết hợp đi du lịch Hồ Ba Bể.

• Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 4 đi Lạng Sơn, kết hợp ghé qua du lịch Mẫu Sơn rồi đi theo hướng Đông Khê, Thất Khê để sang Cao Bằng.

NHÀ NGHỈ - KHÁCH SẠN

Với nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng, ngành du lịch dịch vụ ở Cao Bằng khá đa dạng, trung bình giá thuê nhà nghỉ ở thành phố Cao Bằng dao động khoảng 200.000đ/đêm. Còn giá thuê phòng khách sạn thì cao hơn khoảng 500.000đ/đêm. Theo kinh nghiệm thì du khách đến du lịch Cao Bằng hầu hết đều lựa chọn ngủ lại ở trung tâm thành phố hoặc Trùng Khánh vì nơi đây chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 20km cũng thuận tiện hơn cho việc khám phá các địa danh khác của Cao Bằng.

Một số khách sạn giá rẻ và chất lượng ở Cao Bằng bạn có thể tham khảo như:

 Khách sạn ở TP. Cao Bằng

– Khách sạn Ánh Dương: 78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
– Khách sạn Bằng Giang: Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
– Khách sạn Hoàng Anh: 131 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
– Khách sạn Hoàng Gia: 26B Lê Lợi, phường Sông Bằng, TP. Cao Bằng.

 Nhà nghỉ ở Trùng Khánh

– Nhà nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh: Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng.
– Nhà nghỉ Thiên Tài: Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng [Gần đến chợ Trùng Khánh].
- Khách sạn Đình Văn: Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng [Bên phải chợ Trùng Khánh].
- Quây Sơn Homestay: Kéo Nà, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng.

 Ở thác Bản Giốc

- Khách sạn Đình Văn 2: Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km và cách Hà Nội gần 400 km là một địa điểm du khách không nên bỏ qua khi đến với Cao Bằng. Thác Bản Giốc là một trong 4 thác lớn và đẹp nhất trên thế giới nằm trên biên giới các quốc gia và cũng là thác nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù để đến được địa điểm trên, du khách phải vượt qua đoạn đường khúc khuỷu, quanh co, nhưng bù lại, du khách có thể cảm nhận trên cung đường này khung cảnh bình yên rất nên thơ của vùng sơn cước. Không khí thật trong lành, không có nhiều tiếng động cơ xe máy ồn ã, không khói bụi mịt mù. Dọc đường, qua khung cửa kính ô tô, núi rừng Đông Bắc hùng vĩ xen kẽ những cánh đồng bát ngát nối nhau trùng trùng, điệp điệp, những thảm cỏ xanh ngắt, vạt hoa dại ven đường lác đác điểm tô chùm hoa sim tím, những mái nhà tranh be bé nép mình bên sườn núi, đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ giữa cánh đồng xanh mơn mởn… khiến du khách rất ấn tượng.

Đặt chân đến thác Bản Giốc, khung cảnh bình yên với màu xanh mát dịu hòa trong cái gió se lạnh hiện ra trước mắt. Từ phía xa, vẳng bên tai tiếng thác nước đổ xuống ầm ào, bọt tung trắng xóa một góc trời. Thác Bản Giốc được ví như "nàng công chúa ngủ trong rừng" mang vẻ đẹp kỳ vĩ, nằm trên dòng chảy Quây Sơn hiền hòa, chảy yên bình qua biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc, rồi uốn lượn quanh chân núi Cô Muông, qua những làng mạc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, sau đó tách ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống tạo nên dòng thác đẹp diệu kỳ. Từ độ cao hơn 30m, những khối nước lớn cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung tóe vô vàn tia nước mát lạnh.

Một tuyệt phẩm thiên nhiên với dòng thác chia làm hai phần, phía nam là thác cao, phía bắc là thác thấp. Thác thấp là thác chính, hùng vĩ và thơ mộng hơn, nép mình vào núi rừng rộng lớn. Nhìn từ xa, dòng nước chảy từ trên cao xuống tựa như dải lụa trắng mềm mại nằm vắt vẻo trên triền núi trong khung cảnh thanh bình với ruộng đồng xanh mướt. Vào mùa Hè, bức tường nước của thác chính như một bản hùng ca dữ dội. Dưới chân thác, những nhánh sông chảy êm đềm uốn quanh các tảng đá, nước nông và xanh trong, có thể nhìn thấy những đàn cá bơi lội. Hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng nguyên sinh, lác đác những chùm hoa dại mọc ven bờ, làm cho cảnh sắc thêm sinh động. Bạn có thể đi thuyền tham quan toàn bộ thác Bản Giốc và ngắm những cánh rừng, đồng ruộng bên bờ Quây Sơn.

Đặc biệt, thật tuyệt biết bao nếu bạn được chứng kiến vẻ đẹp thác Bản Giốc vào buổi sáng ban mai khi ánh nắng mặt trời chiếu xiên qua làn hơi nước trên mặt thác, ánh lên thành dải cầu vồng bảy sắc lung linh, huyền ảo. Vẻ đẹp hùng vĩ thác Bản Giốc trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều văn nghệ sĩ.

+ vé vào cửa 45k/1 người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Động Ngườm Ngao

Cách thác Bản Giốc khoảng 5 km là động Ngườm Ngao, đây cũng là cảnh quan tuyệt đẹp tại Cao Bằng. Động Ngườm Ngao hoang sơ, quyến rũ, mang đậm màu sắc huyền ảo. Từng chùm thạch nhũ buông rủ trong động tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích sự tò mò nơi du khách. Khung cảnh rất sinh động, kỳ thú khiến ai cũng phải thán phục. Trong lòng hang động Ngườm Ngao còn có một dòng suối ngầm chảy qua, tiếng nước chảy róc rách vang vọng trong núi đá càng làm tăng vẻ bí ẩn nơi đây.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành khoảng 300 triệu năm cách ngày nay. Tổng chiều dài của động khoảng 2.144m gồm có 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Ngườm Bản Thuôn… Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa Hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa Đông ấm áp.

Theo tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là Ngườm Ngao, có nghĩa là Động Hổ. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng những tiếng gầm rú được phát ra nhờ tiếng suối nước chảy trong động tạo lên nghe giống tiếng gầm của hổ dữ vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao.

Đưa mắt nhìn bốn phía lên trên vách đá vôi, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá… Và càng không thể bỏ qua những “điểm nhấn” nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn… Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ. Quả thực, Ngườm Ngao là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ Thang Hen

 

Hồ Thang Hen nằm ở trên núi với độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Hồ có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch Cao Bằng hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ.

Nằm gọn trong lòng núi, bao quanh hồ là những bóng cây rừng xanh mướt, những cành cây vươn mình cheo leo trên vách đá in bóng xuống mặt hồ phẳng lặng, đẹp tựa như tranh phong cảnh hữu tình vậy. Đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nước chảy ra ngày ngày đêm đêm. Có một điều kỳ diệu đó là nước trong hồ luôn luôn giữ được màu xanh ngọc bích nên thơ, dù là trong mùa lũ các hồ khác chuyển màu đỏ lựng thì nước Hồ Thang hen vẫn giữ được vẻ đẹp riêng trong xanh của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hang Kỳ Rằng

Hang Ghị Rằng [còn được gọi là hang Kỳ Rằng], là một trong những hang động núi đá tự nhiên nằm trong khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Trải qua quá trình kiến tạo địa chất, thiên nhiên đã ban cho nơi đây một bức tranh phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Hang có 2 cửa thông nhau, vòm hang cao, trong lòng hang rộng có sức chứa lên đến hàng trăm người. Từ dưới cửa hang nhìn lên những khối thạch nhũ huyền ảo, kỳ vĩ và nhiều măng đá có hình thù độc đáo với hình dạng kích thước khác nhau, được bao bọc bởi các thảm thực vật phong phú đa dạng. Sắc màu và hình khối các nhũ ấy đã chinh phục bao trái tim của những người yêu thiên nhiên, ham muốn khám phá, tham quan du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Di tích Pác Bó – suối Lê Nin

 

Khu di tích Pác Bó nổi tiếng, là cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc [tức Chủ tịch Hồ Chí Minh] trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng [1941 - 1945].

Đặt chân đến khu di tích Pác Bó, mọi người sẽ cảm nhận cảnh quan nơi đây thật hoành tráng. Dừng chân nơi Nhà trưng bày khu di tích Pác Bó, bạn sẽ thấy những hiện vật trưng bày gắn liền với cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng nước ta giai đoạn trước năm 1945 như chiếc máy chữ, chiếc làn mây cũ, đôi dép cao su giản dị... mà Người đã dùng. Cách khu nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh không xa là núi Các Mác, suối Lênin trong xanh thơ mộng, với những đàn cá tung tăng bơi lội dưới những tán cây rừng… Tất cả tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Cảm giác bình yên như được giao hòa cùng núi rừng, sông suối… làm mọi người khó có thể quên khi đặt chân đến nơi này.

Vẫn còn đó cột mốc 108 và cây si già như chứng tích lịch sử chứng kiến giây phút đầu tiên nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách. Ở lưng chừng núi, hang Cốc Bó [tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”] là nơi ở của Người. Xa xa, bên bờ suối là chiếc “bàn đá chông chênh” nơi Người từng ngồi “dịch sử Đảng”... Mỗi hiện vật đều ghi dấu hình ảnh của Người.

Một chuyến đến thăm khu di tích lịch sử Pác Bó, du khách vừa được ngắm cảnh đẹp thơ mộng, tận hưởng không gian trong lành khoáng đạt nơi núi rừng Việt Bắc; vừa có dịp hiểu hơn về cuộc đời bình dị mà vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã viết nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc

Giá vé vào cổng: 45k/ người đã bao gồm xe điện đưa đón 2 chiều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất biên cương phía bắc của Tổ quốc.

Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc thuần Việt với kết cấu gỗ lim, vật liệu gạch ngói cổ truyền, mái đao truyền thống, hệ thống câu đối bằng tiếng Việt. Chùa được xây dựng với đầy đủ các hạng mục: Tam quan, khuôn viên Tượng Quan Âm Bồ Tát, Tòa Tam Bảo, Nhà thờ Tổ, đền Mẫu thờ Việt Nam Triệu Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần, vườn địa đàng, vườn tượng La Hán, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao - một nhân vật, biểu tượng văn hóa thế kỷ 11 tại Cao Bằng, người có tài thao lược quân sự và ngoại giao, có công lớn trong việc gìn giữ bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Điểm nhấn của ngôi chùa là lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo bằng đồng nặng 1,5 tấn.

Đây là công trình phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh, hành hương lễ Phật của quý Phật tử gần xa, nơi để tìm về sự êm đềm, thanh tịnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Làng rèn Phúc Sen

Làng rèn Phúc Sen thuộc địa phận xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề rèn nông cụ truyền thống,Nghề rèn ở Phúc Sen đã tồn tại cách đây hơn 1.000 năm, theo hình thức cha truyền con nối đến tận ngày nay. Hiện có khoảng 150 lò rèn gia đình, rải đều ở 6 xóm: Phia Chang trên, Phia Chang dưới, Ðầu Cọ, Pác Rằng, Tình Ðông và Lũng Vài, hình thành nên làng rèn Phúc Sen nổi tiếng.

- Điều đặc biệt ở đây là những người thợ chỉ rèn thủ công, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm, từ cách chọn nguyên liệu, cách tôi luyện thép cho đến áp dụng bí quyết riêng để tạo ra các sản phẩm như: dao, kéo, cuốc, liềm... có chất lượng tốt, được bà con lao động tin dùng. gắn chặt với cuộc sống của bà con người Nùng, và đã trở thành một nét văn hóa riêng có của vùng đất này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đèo Mã Phục

Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong những con đèo trên trục đường Quốc Lộ 3 đi từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng. Đỉnh đèo Mã Phục bị kẹp giữa hai ngọn núi tựa như một cổng thành trước khi ra khỏi thành phố đi về 5 huyện phía Đông Thành phố Cao Bằng. Đây là con đường độc đạo nên từ lâu đã được coi là "tử huyệt" cho mọi cuộc chiến trong lịch sử

Đèo Mã Phục có chiều dài hơn 3,5 km, cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc xoáy cua tay áo khá hiểm trở, uốn lượn theo triền núi đá vôi, có nhiều đoạn gấp khúc. Một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu với những khe núi hẹp.

Con đèo rộng và đẹp, những dãy núi cao thấp nối tiếp nhau, phía bên này dốc đèo hướng đi Quảng Uyên trải dài những cánh đồng ngô, lúa xanh mướt, ngay bên đường là bản nhỏ với những ngôi nhà có hàng rào đá bao quanh vững chãi, đẹp mắt. 


Ở mỗi thời điểm trong ngày, đèo Mã Phục lại mang vẻ đẹp khác nhau. Dù giữa mùa hè, nhưng nếu qua đèo vào sáng sớm hay khi nắng tắt, đỉnh đèo xuất hiện màn sương mù bảng lảng, phong cảnh trở nên nguyên sơ, huyền ảo. Đến khi sương tan, trời bừng sáng, đám mây trắng nổi bật trên nền trời xanh, cảm giác mọi vật trở nên tràn đầy sức sống, gió xôn xao đem lại cảm giác mát lành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đặc sản Cao Bằng

 

Bánh áp chao
Món ăn được nhiều người Cao Bằng và du khách rất mê. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm. Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.

 

 

 

 

 

Cá Trầm Hương nướng
Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc. Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.

Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt... vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng. Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.

 

BÁNH TRỨNG KIẾN

 

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc, Cao Bằng. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến làm nhân bánh, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài. Trứng kiến sau khi rửa sạch sẽ được bắc lên chảo phi với hành khô. Muốn nhân ngon hơn người ta còn cho thêm một ít thịt lợn băm, lạc rang rã nhỏ và một ít kiệu thái nhỏ trộn thêm

 

 

 

 

 

Bánh cuốn
Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người miền xuôi, chấm bánh vào nước mắm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi.

Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.

 

VỊT QUAY 7 VỊ

 

Để có được món vịt quay 7 vị ngon ngoài khâu tẩm ướp, chọn 7 loại gia vị đặc biệt, vịt quay phải là vịt cỏ, thịt phải chắc, sáng lông, nặng khoảng 1,8kg đến 2kg. Nếu vịt quá to, béo sẽ nhiều mỡ, thịt dai ăn không ngon. Sau khi làm sạch, bỏ nội tạng bên tron, người ta nhúng nhanh qua nước sôi cho thịt săn lại.

Gia vị cho món ăn này gồm có 7 vị là bí quyết riêng của người Tày sống ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng mới có. Gia vị sẽ được tẩm ướp dồn vào bên trong bụng, rồi dùng lạt dẻo khâu bụng vịt lại để giữ nước. Sau khi nhúng qua nước sôi, ở bên ngoài sẽ được rưới thêm một lớp mật ong. Theo chia sẻ của người dân nơi đây, cách này sẽ giúp thịt mềm, có vị ngọt đậm, da không bị khô khi nướng lên than hồng.

Than nướng vịt được trộn giữa than củi nỏ thì thịt mới không bị ám khói. Thịt chín có vị ngọt, mềm, không bở, không dai, cắn một miếng nhỏ nhai chậm rãi bạn sẽ cảm nhận được vị béo của dầu ăn, vị ngọt của miệng thịt và mật ong hòa quyền vào nhau, làm tan chảy vị giác của bạn.

 

 

 

 

 Xôi trám
Cây trám được trồng ở rất nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc với óc sáng tạo của người dân nơi đây đã cho ra rất nhiều món ngon từ thứ quả này mà không đâu sánh được như: kho, sốt, làm mứt…cho tới món xôi béo ngậy ăn một lại cứ muốn ăn hai.

Làm xôi trám không khó nhưng khá kỳ công, trám hái trên rừng về được tuyển lựa lấy những quả chín mọng, không bị sâu đem om cho mềm [ngâm với nước nóng từ 25-30 độ]. Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lựa lấy phần thịt trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, đến khi xôi có mầu hồng tím là được.

 

RAU DẠ HIẾN

 

Là rau mọc dại ở núi đá Cao Bằng, thân giòn, dễ bẻ gãy được chia thành nhiều nhánh bằng đầu đũa. Rau thường mọc vào khoảng tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, tuy là rau mọc dại nhưng không phải ở đâu cũng có. Rau không chỉ ngọt ngon, lạ miệng mà còn có công dụng điều trị thận, mạnh gân cốt. Rau dạ hiến thường được xào giống nhu xào rau muống, xào tái là ngon hơn cả. Hiện nay, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng cao nên một số bà con dân bản đã đem về trồng, nên khi lên Cao Bằng bạn không quá khó để được thưởng thức món rau đặc biệt này hoặc mua về quê làm quà.

 

 

 

 

Lợn sữa quay


Ở Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4kg đến 6 kg để quay. Khi sơ chế xong dùng giấy bản thấm khô mình con lợn, sau đó nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.

Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh là món đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Cao Bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh có vị thơm ngon, bùi ngậy, dù luộc, rang, rấy hoặc ninh với chân giò, chân già vẫn giữ được hương vị thơm ngon của nó. Hạt to nâu đều, tròn trịa, mùa chính là vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm là thu hoạch.

 

 

 

 

 

 

 Bánh khảo
Bánh khảo là món không thể thiếu trên bàn thở tổ tiên của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng dịp Tết cổ truyền. Để làm bánh khảo đòi hỏi đôi tay khéo léo, những người làm bánh khảo được xem là nghệ nhân. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, rồi rang chín, sau đó được xay trong cối đá cho bột mịn. Cho bột vào thúng, hạ thổ qua đêm, để bột bánh ỉu và có độ dai. Bột sẽ đổ vào giấy vương, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán lại, vậy là xong.

Bánh khảo có lẽ là một thứ lương khô của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh khảo thường được làm vào dịp Tết. Có thể để lâu không mốc, thiu, nên với phong tục đón Tết trong những ngày xuân dài, thì khi nào nào trong nhà còn bánh khảo, thì chừng đó vẫn còn là Tết.

 Lạp xưởng
Tây Bắc nổi tiếng với nhiều món đặc sản độc đáo của các đồng bào dân tộc, một trong số đó có thể kể đến lạp xưởng. Ở mỗi địa phương khác nhau cách làm và hương vị cũng khác nhau. Riêng Lạp xưởng Cao Bằng có vị béo ngậy, không hun khói nhiều nên dễ ăn, màu hồng đẹp.

BÒ GÁC BẾP

 

Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp. Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.

 

 

 

 

 

Quả mác mật
Mác mật là một thứ gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn đặc trưng miền núi, như: Vịt quay, lợn quay… Vào mùa mác mật, các bà nội trợ ai cũng mua mác mật về chế biến các món ăn: cá kho, thịt kho, vịt quay, ninh chân giò, canh thịt băm, măng xào mác mật… Mùi vị thanh tao của quả mác mật đã khử hết mùi tanh của cá, mùi hoi của vịt, giảm bớt mỡ ngấy của chân giò…, tạo nên những món ăn thơm phức, tinh tế và hấp dẫn. 

LƯU Ý

 

Đi du lịch Cao Bằng bạn nên mang theo đầy đủ giấy tờ, bằng lái xe và phải chạy thật cẩn thận vì hầu như đường ở đây khá ngoằn ngoèo và đèo dốc.

- Du lịch Cao Bằng mùa hè khá nóng bức, bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ áo chống nắng, kem chống nắng, mang trang phục nhẹ nhàng, thoáng. Bạn cũng nên chuẩn bị một số thuốc cá nhân để phòng bệnh cảm do thay đổi thời tiết.

- Bạn nên chuẩn bị một số đồ ăn khô như bánh ngọt, lương khô, nước uống… khi du lịch thác Bản Giốc. Đồng thời nên ăn uống đầy đủ ở Trùng Khánh trước khi đến thác, bởi khu vực này không có hàng quán, đồ ăn cũng không phong phú. Đặc biệt, nếu muốn ăn thì phải đặt trước, bởi ở đây không có chợ mà phải xuống Trùng Khánh để mua nên chuẩn bị rất lâu.

- Có một vài phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng mà các bạn cần biết để tránh các điều kiêng kị, nhất là khi vào thăm các bản làng hay ở các dịch vụ homestay:

Chủ Đề