U nang buồng trứng nên khám ở đâu

U nang buồng trứng thường được cho là căn bệnh của phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên, căn bệnh này hiện có trường hợp còn đe dọa đối với cả những bé gái từ khi mới sinh ra. Việc phát hiện bệnh thông qua thăm khám định kỳ cũng như các xét nghiệm u nang buồng trứng, điều trị u nang buồng trứng sẽ đơn giản nếu được thực hiện đúng các bước tại cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu.

1. Các dạng u nang buồng trứng

Các dạng u nang buồng trứng

Hình ảnh minh họa u nang buồng trứng

- U nang cơ năng: Khối u phát sinh do sự rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng.

  • Nang bọc noãn: Nang trứng khi chín thì không vỡ, không rụng trứng, mà tiếp tục lớn lên cùng chế tiết estrogen khiến người bệnh chậm kinh. Xuất hiện chảy máu nhiều trong ổ bụng và cần phải mổ cấp cứu khi nang vỡ đôi.
  • Nang hoàng tuyến: Thường gặp ở người bệnh chửa trứng, đa thai, ung thư nguyên bào nuôi hay người bệnh điều trị vô sinh.

- U nang thực thể: Đây là khối u có nguy cơ ung thư hóa do có sự biến đổi về tổ chức học buồng trứng, cụ thể:

- U nang nước buồng trứng: Dạng thường gặp, chiếm tới khoảng 40% các khối u nang buồng trứng. Trường hợp trên bề mặt khối u có các mạch máu tăng sinh, hoặc có các chồi nhú trên mặt hay trong lòng u có thể nghi ngờ ung thư hóa.

- U nang bì buồng trứng: Khoảng 25% trong các ca mắc phải, thường thấy u quái, cấu trúc u rất đặc biệt, thành khối u có cấu trúc gần giống như da, có lớp sừng, tuyến bã,... thậm chí bên trong nang thường có chứa răng, tóc, bã đậu,...

- U nang nhầy buồng trứng: chiếm khoảng 20% trong số các khối u buồng trứng, kích thước to có khi lên đến vài chục kg và thường hay dính vào các tổ chức xung quanh.

- Lạc nội mạc tử cung dạng u nang: Trường hợp này, nội mạc tử cung phát triển trên bề mặt của buồng trứng làm phá hủy các tổ chức buồng trứng lành khác.

2. Các xét nghiệm u nang buồng trứng

Để chẩn đoán u nang buồng trứng cần kết hợp giữa lâm sàng và các xét nghiệm để có thể kết luận kịp thời với độ chính xác cao.

2.1 Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các nhóm triệu chứng bao gồm:

  • Triệu chứng cơ năng: Tuổi tác, tình trạng gia đình, tiền sử sinh đẻ, ngày kinh cuối cùng, các diễn biến cơ năng khác [nếu có] theo mô tả của người bệnh.

  • Triệu chứng tổng quát: Rất ít ảnh hưởng nhưng có thể có gặp các biến chứng cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu như xoắn u, ung thư hóa,... Trong một số trường hợp người bệnh có dấu hiệu chèn ép tĩnh mạch dẫn đến phù hai chân.

  • Triệu chứng thực thể: Thăm khám phụ khoa, khám bằng mỏ vịt, tiếp đó khám âm đạo, khám trực tràng cùng phối hợp với khám bụng.

Rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ, mệt mỏi sút cân,..là một số biểu hiện không đặc hiệu bạn cần sớm đi thăm khám và xét nghiệm u nang buồng trứng [nếu được bác sĩ chỉ định]

2.2 Xét nghiệm u nang buồng trứng

  • Thử thai: Loại trừ khả năng mang thai

  • Siêu âm: Nhằm đánh giá tình trạng khối u bao gồm kích thước, hình dạng, vị trí, sơ bộ đánh giá dạng khối u. Đồng thời, cũng đánh giá tình trạng của ổ bụng, tử cung và các tổ chức khác thuộc phần phụ.

  • Chụp Cộng hưởng từ [MRI - Magnetic Resonance Imaging] hoặc Chụp cắt lớp [CT - Computed Tomography]: MRI giúp làm rõ kết quả siêu âm còn CT cần cho chẩn đoán tình trạng lan rộng của khối u.

  • Xét nghiệm huyết thanh CA-125 [CA: Cancer Antigen]: CA-125 là một loại protein và được gọi là chất chỉ điểm ung thư. Loại Protein này sẽ xuất hiện nhiều trong máu khi có sự hiện diện của tế bào u nang buồng trứng. Xét nghiệm này thường được chỉ định trong trường hợp cần sàng lọc ung thư buồng trứng đối với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đồng thời, xét nghiệm này cũng được ứng dụng để theo dõi điều trị ung thư hay kiểm tra ung thư tái phát.

  • Kiểm tra nồng độ hormon: Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra nồng độ LH, FSH, estradiol, testosterone có trong cơ thể.

  • Thử thai: Việc điều trị u nang buồng trứng ở một người bệnh đang có thai và không có thai là hoàn tác khác nhau. Bên cạnh đó, thử thai để chẩn đoán phân biệt với có thai ngoài tử cung bởi triệu chứng khá giống nhau.

3. Các biến chứng của U nang buồng trứng

Biến chứng biểu hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào từng người bệnh. Trong một vài trường hợp biến chứng lại là một cơ hội chẩn đoán bệnh:

  • Xoắn u nang: Hiện tượng xoắn u nang có thể xảy ra với tất cả các loại u, trong đó u nhỏ với cuống dài, không dính là những u dễ bị xoắn hơn cả. Người bệnh có biểu hiện: đau bụng dữ dội và liên tục, có thể buồn nôn, nôn.

Các biến chứng của U nang buồng trứng

  • Vỡ nang: Người bệnh thường đau bụng một cách đột ngột, liên tục, ấn xuống hạ vị [vùng thấp nhất của bụng] và hai hố chậu thấy đau. Một vài trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, người bệnh có thể có choáng do mất máu.

  • Chèn ép các tạng xung quanh: Biến chứng này thường xuất hiện muộn khi u đã phát triển lâu, kích thước lớn dần. Khối u chèn ép lên bàng quang gây tiểu rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón. Đối với những khối u rất lớn có thể chèn ép cả tĩnh mạch chủ dưới gây phù chi dưới.

4. Khi nào nên xét nghiệm u nang buồng trứng và nên xét nghiệm ở đâu?

Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng rất mơ hồ và không đặc hiệu như chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, cảm giác đau tức vùng bụng dưới. Thăm khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm khối u nang buồng trứng. Siêu âm là một phương pháp đơn giản cho phép định dạng loại u nang và phát hiệu các yếu tố nghi ngờ ác tính. Do đó, đối với phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở đặc biệt là phụ nữ đã quan hệ tình dục việc khám phụ khoa định kỳ rất quan trọng và có ý nghĩa đối với việc chẩn đoán bệnh.

Siêu âm là một xét nghiệm hình ảnh đơn giản nên bạn có thể thực hiện ở bất cứ cơ sở khám chữa bệnh nào. Tuy nhiên, để có được kết quả chẩn đoán chính xác khi có các dấu hiệu nghi ngờ u nang sau siêu âm thì bạn cần tìm đến các cơ sở xét nghiệm chuyên nghiệp để có thể đánh giá tình trạng khối u nang.

Thăm khám phụ khoa là việc cần thiết cho các chị em phụ nữ nhằm phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để điều trị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, kết hợp với cơ sở vật chất hiện đại cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả, chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên đến 100% hỗ trợ tối đa cho khách hàng là một địa chỉ không thể bỏ qua nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm u nang buồng trứng.

Các bác sĩ phụ khoa cho rằng, u nang buồng trứng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của u nang buồng trứng hoàn toàn không nguy hiểm và dần biến mất. Tuy nhiên, cũng có cả dạng nguy hiểm thậm chí dẫn tới vô sinh.

U nang buồng trứng là những túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Mỗi người phụ nữ bình thường có hai buồng trứng hình quả hạnh nằm hai bên tử cung. 

Nhiều người phụ nữ bị u nang buồng trứng nhưng với kích thước nhỏ và không hề gây bất cứ ảnh hưởng hay khó chịu nào, và tồn tại suốt đời của họ. Tuy nhiên một số u nang gây ra triệu chứng nặng, có thể đe dọa tính mạng. 

U nang buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng các bác sĩ phụ khoa đưa ra 5 nguyên nhân cơ bản:

  • Nếu người phụ nữ đã từng bị sẩy thai thì rất dễ mắc bệnh này
  • Do có kinh sớm hơn bình thường. Đây cũng là tiền đề dẫn đến u nang phát triển.
  • Do nội tiết bị phá hủy
  • Chức năng của tuyến giáp bị giảm là nguyên nhân thứ 4 khiến u nang ở buồng trứng phát triển
  • Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến bệnh lý này có thể đi kèm với sự phá hủy các nang trứng đã chín

U nang buồng trứng thường chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa, siêu âm một số bệnh khác, hoặc qua kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, rong huyết, đau bụng… Cơn đau bụng thường không rõ ràng, nên có thể khiến các bạn nữ lầm tưởng với cơn đau “chu kỳ” hay do kinh nguyệt thất thường gây nên… Chính vì thế đi khám phụ khoa định kỳ, kết hợp với siêu âm là biện pháp phòng ngừa quan trọng.

Đau bụng là triệu chứng của u nang buồng trứng nhưng rất dễ nhầm lẫn với đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt

Một số trường hợp mới đầu là u lành tính, nhưng nếu được phát hiện muộn hoặc không tiến hành chữa trị kịp thời có thể dẫn đến u ác tính. Tuy nhiên chỉ có một số ít trường hợp là u ác tính, dễ dẫn đến tử vong. Thỉnh thoảng gặp một số trường hợp gọi là u quái buồng trứng. Những khối u này khi xẻ ra, bên trong có cả tóc, sụn, xương…

Biến chứng thường gặp ở những trường hợp u nang buồng trứng như sau: 

 – Xoắn cuống khối u [gây đau bụng dữ dội] 

 – Vỡ u [ngoài đau bụng, còn gây xuất huyết nội]

– Chèn ép các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa [gây rối loạn tiêu hóa], đường tiết niệu, bọng đái [gây khó tiểu, bí tiểu]; hoặc hóa thành u ác tính…

Có rất nhiều cách để chữa u nang buồng trứng. Tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào kích thước, các dạng nang, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của phụ nữ, cũng như các biểu hiện nghiêm trọng của u nang buồng trứng. Chữa bệnh này, tất nhiên cần phải được các bác sĩ chẩn đoán, sau đó tiến hành các phân tích cần thiết.

Đối với u nang buồng trứng lành tính thường là sau phẫu thuật bệnh sẽ dứt điểm, cách phẫu thuật này không làm triệt sản. Đối với phụ nữ lớn tuổi [đã có đủ con, hay sau tuổi mãn kinh] bác sĩ sẽ áp dụng khuynh hướng cắt bỏ khối u lẫn tử cung và phần phụ còn lại.

Còn với nhóm u nang buồng trứng ác tính, cũng có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị. Phẫu thuật cắt bỏ trọn khối u, đồng thời làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư di căn được áp dụng cho phụ nữ trẻ, hoặc chưa có đủ số con. 

Đối với phụ nữ lớn tuổi [đã có đủ con], ngoài việc cắt bỏ khối u, còn cắt cả tử cung và cả phần phụ của bên còn lại. Nên nhớ rằng, khi chữa u nang buồng trứng không nên bỏ lỡ thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng với những phụ nữ muốn mang thai.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề