U tuyến giáp ác tính có nên mổ không

Bị u tuyến giáp có nên mổ không? U tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh lý này cũng như người nhà của họ. Như chúng ta đã biết, phẫu thuật tuyến giáp có thể gây ra nhiều tai biến khá nguy hiểm. Vì vậy, bác sĩ sẽ phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ của mổ u tuyến giáp rồi mới chỉ định cho người bệnh phẫu thuật.

Khái niệm u tuyến giáp và các phương pháp điều trị u tuyến giáp

Để trả lời cho câu hỏi u tuyến giáp có nên mổ không? Hay u tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Bài viết sẽ trình bày về khái niệm u tuyến giáp và cách điều trị bệnh lý này. U tuyến giáp là một bệnh lý hay gặp ở tuyến giáp, trong đó xuất hiện một hay nhiều nhân riêng biệt nằm trong lòng tuyến giáp. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của tuyến giáp.

Các khối u tuyến giáp được phân thành 2 loại đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân cả lớn và nhỏ, rất khó thấy, phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Bên trong u có thể là dịch lỏng hoặc đặc (trong đó đặc chiếm khoảng 80%).

U tuyến giáp có thể lành tính hoặc ác tính (gọi là ung thư tuyến giáp):

- Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số trường hợp mắc u tuyến giáp. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người đã từng xạ trị vùng đầu, cổ, mặt hoặc có tiền sử tiếp xúc với phóng xạ hạt nhân.

U tuyến giáp ác tính có nên mổ không

Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm dưới 5%

- U tuyến giáp lành tính: Người bệnh có thể mang khối u tuyến giáp mà không bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đôi khi, u xuất hiện kèm theo tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp được gọi là u độc. Trong bệnh lý u độc tuyến giáp, các triệu chứng sẽ giống như tình trạng cường giáp, bao gồm vã mồ hôi nhiều, run tay, nhịp tim nhanh, mắt lồi…

Nguyên nhân gây u tuyến giáp thường là viêm tuyến giáp Hashimoto, bướu tuyến giáp đa nhân hoặc thiếu hụt iod. Các triệu chứng của u tuyến giáp không rõ ràng ngay từ lúc mắc bệnh. Vì vậy, rất ít trường hợp phát hiện bệnh sớm, đa số người bệnh được chẩn đoán khi khối u đã lớn, nhìn thấy được, thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm vùng đầu cổ.

Để chữa u tuyến giáp, các bác sĩ sẽ căn cứ vào loại u mà người bệnh mắc (lành tính, u độc, ác tính).

- Với u tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp): Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật tuyến giáp. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị bằng iod phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Liệu pháp iod phóng xạ còn được sử dụng khi mổ u tuyến giáp không loại bỏ được hết các tế bào ác tính hoặc đã có sự di căn ung thư đến các cơ quan khác. Hầu hết các loại ung thư tuyến giáp hay gặp thường sẽ điều trị khỏi thông qua phẫu thuật kết hợp với liệu pháp iod phóng xạ khi được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, tiên lượng rất xấu, các phương pháp điều trị thường không có hiệu quả.

- Với u tuyến giáp độc: Mục tiêu điều trị sẽ là kiểm soát các triệu chứng của cường giáp. Có ba phương pháp điều trị u tuyến giáp độc, bao gồm thuốc kháng giáp, iod phóng xạ hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật thường ít được sử dụng bởi các tai biến của nó rất nghiêm trọng, trừ khi người bệnh không có đáp ứng với hai phương pháp còn lại. Thuốc kháng giáp có thể sử dụng cho mọi trường hợp, tuy nhiên cần thận trọng trên người mắc bệnh gan, thận nặng. Liệu pháp iod phóng xạ tỏ ra khá vượt trội trong điều trị cường giáp cũng như u tuyến giáp độc bởi ít tác dụng phụ và giải quyết được các trường hợp bị tái phát sau dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên áp dụng cách này bởi bức xạ phát ra có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật thai nhi.

- Với u tuyến giáp lành tính, tuyến giáp hoạt động bình thường: Trong trường hợp này, người bệnh thường không cần điều trị gì cả trừ khi khối u phát triển quá to, chèn ép các cơ quan xung quanh và gây ảnh hưởng đến chức năng thở, nuốt. Khi đó, phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể được xem xét.

>>>Xem thêm: U tuyến giáp là gì? Chữa u tuyến giáp như thế nào?

U tuyến giáp có nên mổ không?

Trong các phương pháp điều trị u tuyến giáp, bác sĩ sẽ phải rất thận trọng khi lựa chọn phẫu thuật cho người bệnh. Như chúng ta đã biết, các tai biến của mổ u tuyến giáp khá nguy hiểm. Vậy u tuyến giáp có nên mổ không? Câu trả lời đó là tùy thuộc vào từng loại u tuyến giáp cụ thể và mức độ nặng của bệnh. Bài toán so sánh giữa lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật sẽ được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng trước khi ra chỉ định một người sẽ phải mổ.

 

U tuyến giáp ác tính có nên mổ không

Mổ u tuyến giáp cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ

Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?

Biến chứng của phẫu thuật tuyến giáp được chia thành hai loại, đó là các biến chứng chung và riêng.

Cũng như các loại phẫu thuật khác, mổ u tuyến giáp có thể gặp các biến chứng chung như:

- Nhiễm trùng: Cứ khoảng 2000 ca phẫu thuật thì có khoảng 1 người bị nhiễm trùng vết mổ. Các dấu hiệu nhận biết đó là vết khâu sưng, đỏ, người bệnh đau nhức, sốt. Nếu nhẹ, người bệnh chỉ cần dùng kháng sinh điều trị, tuy nhiên trường hợp nặng cần kết hợp cả hút dịch.

- Chảy máu: Khi không được cầm máu tốt, người bệnh có thể bị chảy máu nhiều, nếu nặng, vết mổ ở cổ có thể chèn ép đường thở, dẫn đến khó thở.

Ngoài các Biến chứng chung như trên, mổ u tuyến giáp còn có thể có biến chứng riêng như:

- Suy giáp: Xảy ra với hầu hết các trường hợp mổ u tuyến giáp. Nguyên nhân đó là khi tuyến giáp bị cắt bỏ sẽ không thể sản xuất hormone, khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy giáp. Dấu hiệu nhận biết suy giáp đó là mệt mỏi, tăng cân, sợ lạnh, da khô, tóc rụng… Người bệnh sau phẫu thuật mà bị suy giáp sẽ phải dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp cả đời.

- Suy tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp nằm ngay cạnh tuyến giáp, kích thước rất nhỏ, vì thế trong khi phẫu thuật, bác sĩ dễ cắt phải dẫn đến tổn thương hoặc bị loại bỏ. Tuyến cận giáp có vai trò quan trọng trong duy trì nồng độ canxi máu ổn định. Khi tuyến này bị tổn thương hoặc cắt bỏ, người bệnh sẽ có triệu chứng của giảm canxi máu, bao gồm co quắp ngón tay, ngón chân, ngứa ran bàn tay, bàn chân.

- Khàn giọng, mất tiếng: Các dây thần kinh thanh quản điều khiển giọng nói nằm ngay cạnh tuyến giáp. Trong quá trình mổ u tuyến giáp, các dây thần kinh này có thể bị tổn thương. Khi đó, người bệnh sẽ bị khàn tiếng, mất giọng, khó thở, tùy theo số lượng dây thần kinh thanh quản bị ảnh hưởng.

Khi nào nên mổ u tuyến giáp?

Trong các trường hợp sau đây, người bệnh thường sẽ được chỉ định mổ u tuyến giáp:

- Qua sinh thiết tế bào cho thấy khối u là ác tính (ung thư tuyến giáp): Nếu không cắt bỏ tuyến giáp, các tế bào ung thư này sẽ nhân lên nhanh chóng, thậm chí di căn đến các cơ quan lân cận hoặc xa hơn trong cơ thể.

- Người bệnh bị u tuyến giáp độc, không đáp ứng hoặc bị chống chỉ định với các liệu pháp điều trị cường giáp khác như thuốc kháng giáp hay iod phóng xạ.

- U tuyến giáp lành tính lâu năm, trong đó khối bướu cổ to, gây chèn ép khí quản, thực quản, làm người bệnh khó thở, khó nuốt. Hoặc khi khối u tuyến giáp lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người bệnh có mong muốn phẫu thuật.

>>>Xem thêm: Bạn có biết: Phẫu thuật tuyến giáp có thể gây biến chứng suy tuyến cận giáp!

Sản phẩm từ thảo dược giúp làm xẹp khối u tuyến giáp an toàn

Với các thông tin mà bài viết chia sẻ bên trên, các bạn đã biết được u tuyến giáp có nên mổ không cũng như u tuyến giáp lành tính có nên mổ không. Do các tai biến của phẫu thuật tuyến giáp là rất nghiêm trọng, vì thế người mắc u tuyến giáp cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của các chuyên gia nội tiết.

Để tăng cường sức khỏe tuyến giáp, hỗ trợ điều trị u tuyến giáp, người mắc có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương. Sản phẩm này có thành phần chính là hải tảo – một trong những loại rong biển đã được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tuyến giáp. Hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên, tức là làm tiêu khối u bướu. Ích Giáp Vương còn chứa các thành phần khác như cao bán biên liên, khổ sâm, ba chạc, cao neem giúp giảm nhẹ các triệu chứng cũng như hạn chế tác dụng của các phương pháp điều trị tây y; từ đó nâng cao sức khỏe tuyến giáp và thể trạng người bị u tuyến giáp. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ.

 

U tuyến giáp ác tính có nên mổ không

Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với u tuyến giáp

U tuyến giáp ác tính có nên mổ không

Cảm nhận khách hàng

Ông Vũ Ngọc (SĐT: 0377811787) đã cải thiện hiệu quả bướu nhân tuyến giáp nhờ sản phẩm Ích Giáp Vương. Mời các bạn cùng xem chi tiết chia sẻ của ông trong video sau đây:

Mời độc giả xem thêm kinh nghiệm kiểm soát rối loạn tuyến giáp của những người khác Tại Đây!

Tư vấn của chuyên gia

Lắng nghe chuyên gia Trần Quang Đạt phân tích về các biến chứng của mổ tuyến giáp trong video sau đây:

Xem thêm chuyên gia phân tích về vấn đề bị u tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi u tuyến giáp có nên mổ không đó là tùy từng trường hợp cụ thể. Người bệnh nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, để làm xẹp khối u tuyến giáp an toàn, nâng cao sức khỏe tuyến giáp, giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương mỗi ngày.

Nếu có thắc mắc về mổ u tuyến giáp và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 0902207582 (ZALO/VIBER).