Uống glucosamin xong hay bị choáng đầu là vì sao

18 Tháng 08, 2021

Nhu cầu bổ sung Glucosamine của các bệnh nhân xương khớp rất lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng rõ uống Glucosamine vào thời điểm nào trong ngày tốt để đạt được hiệu quả tối ưu. Dược sĩ Omi Pharma sẽ giúp bạn giải đáp nên uống Glucosamine trước hay sau ăn, Glucosamine uống sáng hay tối tốt hơn. 

1. Uống Glucosamine vào thời điểm nào trong ngày?

Trước khi tìm hiểu sử dụng Glucosamine vào thời điểm nào tốt nhất thì bạn nên biết Glucosamine là gì và có công dụng ra sao. Glucosamine là một chất hóa học hình thành trong cơ thể, cụ thể là đường amin, được tìm thấy ở phần sụn khớp. Khi còn trẻ, cơ thể dễ dàng tổng hợp và sản sinh ra Glucosamine. Tuổi tác càng cao, khả năng này lại càng giảm sút do xương khớp bắt đầu thoái hóa. Vì thế, các bệnh nhân xương khớp rất cần được bổ sung thêm Glucosamine. 

Uống Glucosamine lúc nào tốt nhất?

Glucosamine trong cơ thể có 2 loại là Glucosamine Sulfate và Glucosamine Hydrochloride. Glucosamine có tác dụng chính là duy trì và phát triển lớp sụn khớp và dịch khớp. Không những vậy, Glucosamine còn giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức do viêm xương khớp, thoái hóa khớp gây ra. Glucosamine còn là được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn xương khớp. 

Vậy nên uống Glucosamine vào lúc nào để đạt được hiệu quả tối ưu? Thực tế, không có nghiên cứu nào chỉ rõ rằng uống Glucosamine vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất cả. Do đó, bạn có thể uống Glucosamine bất cứ thời điểm nào trong ngày mà bạn thấy tiện nhất. Tuy nhiên, hạn chế uống Glucosamine trước khi đi ngủ. Bởi đây không phải khoảng thời gian lý tưởng để cơ thể tổng hợp Glucosamine. 

Hạn chế uống Glucosamine vào ban đêm trước khi đi ngủ

Chưa kể khi uống Glucosamine, bạn cũng cần uống nhiều nước. Với những người có thói quen tiểu đêm sẽ rất khó chịu và dễ mất ngủ nếu uống Glucosamine vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng uống Glucosamine vào ban ngày là hợp lý và tiện lợi nhất. 

2. Glucosamine uống sáng hay tối?

Theo như thông tin ở phần 1, rất nhiều người lựa chọn uống Glucosamine vào buổi sáng. Vậy Glucosamine uống tối được không? Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể uống Glucosamine vào buổi tối nếu như ban ngày quên uống. Chỉ cần hạn chế uống các loại thực phẩm chức năng vào ban đêm để tránh thận phải hoạt động nhiều. 

3. Glucosamine uống trước hay sau ăn?

Bên cạnh câu hỏi uống Glucosamine vào thời điểm nào trong ngày thì nên uống Glucosamine trước hay sau ăn cũng là vấn đề chung mà nhiều người quan tâm. Thường thì các chuyên gia vẫn khuyến khích bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sau khi kết thúc bữa ăn hoặc dùng trong bữa ăn để dưỡng chất hấp thụ được tốt nhất. Vì thế, bạn nên uống Glucosamine trong hoặc sau bữa ăn để tránh bị đau dạ dày. 

Nên uống Glucosamine lúc no để tránh bị đau dạ dày

Thực tế, Glucosamine hay các loại thực phẩm chức năng dù tốt đến đâu cũng luôn có tác dụng phụ. Do vậy, việc uống Glucosamine sau khi ăn hoặc trong khi ăn sẽ giúp giảm bớt các tác dụng phụ không đáng có, đồng thời giảm nguy cơ gây hại cho dạ dày. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào trực tiếp chỉ ra rằng Glucosamine có thể làm hại dạ dày nếu bạn uống vào lúc đói cả. Tuy nhiên việc dùng thực phẩm chức năng vào lúc đói không hề tốt. Trừ khi sản phẩm mà bạn sử dụng được nhà sản xuất và các chuyên gia khuyên dùng vào lúc bụng rỗng mà thôi. 

Vậy có nên uống Glucosamine mỗi ngày không và liều lượng ra sao? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào sản phẩm bạn sử dụng cũng như cơ địa, thể trạng của mỗi người. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Thông thường, hàm lượng Glucosamine tối đa mà bạn có thể dùng trong một ngày là từ 1200 - 1500mg. 

Khi uống Glucosamine, bạn nên kết hợp uống thật nhiều nước và bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho xương khớp. Trong thời gian này phải hạn chế sử dụng các chất kích thích và tránh ăn đồ có nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giãn xương cốt và giúp cho Glucosamine hấp thụ tốt hơn. 

4. Glucosamine loại nào tốt? Nên uống Glucosamine của hãng nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung Glucosamine cho cơ thể để bạn lựa chọn. Dược sĩ Omi gợi ý bạn có thể dùng viên uống Glucosamine Orihiro Nhật Bản. Đây là sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. 

Viên uống Glucosamine Orihiro của Nhật có thành phần chính là Glucosamine Hydrochloride kết hợp với collagen, chiết xuất mầm đậu nành, chiết xuất sụn gà, Acid Hyaluronic cùng các loại vitamin, khoáng chất như B1, B6, D, K, axit folic, canxi, kẽm, magie,...Các hoạt chất này giúp tăng cường dưỡng chất và hỗ trợ tái tạo sụn khớp hiệu quả.

Sử dụng viên uống Glucosamine giúp ngăn ngừa thoái hóa xương khớp, giảm các cơn đau nhức do viêm khớp gây ra. Đồng thời viên uống Glucosamine của Nhật còn giúp tăng dịch nhầy ở sụn khớp, cho xương khớp vận động trơn tru, linh hoạt, không bị khô khớp. Mỗi ngày, bạn hãy uống 10 viên Glucosamine Orihiro và chia thành 2 lần nhé. 

Trên đây dược sĩ Omi Pharma đã giải đáp uống Glucosamine vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất nhất. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các sản phẩm tốt cho xương khớp dành cho người cao tuổi thì hãy liên hệ với dược sĩ Omi để được tư vấn nhé.

Đây là hai chất bổ sung mà một số người sử dụng để chữa đau khớp. Chúng là các thành phần tự nhiên của sụn khớp.

Chất bổ sung glucosamine thường có nguồn gốc từ động vật có vỏ. Một số chondroitin lấy từ sụn của cá mập hoặc bò, và một số được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Cả hai đều có sẵn ở dạng bổ sung, hoặc riêng biệt hoặc cùng nhau.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung glucosamine và chondroitin có thể cải thiện sức khỏe của sụn. Tuy nhiên, các kết quả vẫn còn chưa thống nhất.

Tác dụng phụ và tương tác: Các chất bổ sung glucosamine và chondroitin có thể tương tác tiêu cực với thuốc làm loãng máu coumadin [warfarin]. Nhiều tác dụng phụ phổ biến của glucosamine là về tiêu hóa, và do đó, dùng chúng cùng với thức ăn có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng bất lợi này.

Một số bất lợi có thể xảy ra như: Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, buồn nôn… Trong một số trường hợp hiếm hoi, glucosamine có thể gây ra: Buồn ngủ, phản ứng da, đau đầu, tăng huyết áp…

Trong trường hợp dị ứng với động vật có vỏ, không dùng glucosamine trừ khi có ghi rõ ràng trên nhãn rằng nó không có nguồn gốc từ động vật có vỏ.

Chondroitin cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm: Buồn nôn, đau dạ dày nhẹ, táo bón hoặc tiêu chảy, rụng tóc, nhịp tim không đều, sưng [phù] ở chân hoặc mí mắt…

Bổ sung glucosamine và chondroitin có thể cải thiện sức khỏe của sụn.

2. Axit hyaluronic

Axit hyaluronic là một thành phần của chất lỏng bôi trơn khớp. Vì lý do này, một số nghiên cứu đã đánh giá việc sử dụng nó như một chất bổ sung cho bệnh đau khớp. Axit hyaluronic có thể được tiêm trực tiếp vào khớp hoặc được sử dụng dưới dạng chất bổ sung đường uống.

Ngày càng tăng bằng chứng cho thấy chất bổ sung này có thể làm tăng lượng axit hyaluronic trong dịch khớp cũng như giảm đau và viêm; có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người bệnh bị đau khớp.

Một đánh giá năm 2016 các nghiên cứu về chất bổ sung axit hyaluronic cho bệnh viêm khớp gối đã kết luận rằng nó là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho chứng đau đầu gối nhẹ và cũng có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp.

Tác dụng phụ và tương tác: Khi tiêm, axit hyaluronic có thể gây phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ khó chịu cùng với một số tác dụng toàn thân. Về mặt lý thuyết, các chất bổ sung đường uống có thể gây ra các phản ứng toàn thân tương tự: Nhức đầu, chóng mặt, tăng tạm thời cơn đau khớp

3. Boron/Canxi Fructoborat

Boron, một khoáng chất được tìm thấy trong một số loại hạt, trái cây và rau quả cũng như trong môi trường, có thể có lợi như một chất bổ sung cho khớp.

Boron và các phân tử chứa Bo, chẳng hạn như canxi fructoborat giúp cơ thể duy trì mức vitamin D, canxi và magiê - những chất dinh dưỡng cần thiết cho xương và khớp khỏe mạnh. Nó cũng đã được chứng minh là làm giảm viêm và thậm chí có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp.

Mặc dù hầu hết các bằng chứng đều tích cực, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh rằng bổ sung boron có hiệu quả để cải thiện sức khỏe khớp hoặc giảm đau do viêm khớp.

Tác dụng phụ và tương tác: Khi dùng liều cao có thể gây buồn nôn và nôn, khó tiêu, tiêu chảy, đau đầu…

Boron không được coi là an toàn cho tất cả mọi người. Những người không nên bổ sung boron:

  • Có tình trạng nhạy cảm với hormone [ung thư vú, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung], vì boron có thể làm tăng mức độ của một số hormone giới tính.
  • Có chức năng thận kém hoặc bệnh thận vì boron được xử lý chủ yếu bởi thận.
  • Đang mang thai hoặc đang cho con bú.

4. Vitamin D3

Vitamin D có thể giúp giảm đau khớp.

Vitamin D có nguồn gốc từ thức ăn và ánh sáng mặt trời. Trong khi các bằng chứng còn lẫn lộn, một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa lượng vitamin D thấp và cơn đau, vì sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến mất xương và gãy xương, yếu cơ, đau cơ và xương.

Vitamin D3 thường được khuyên dùng vì nghiên cứu cho thấy rằng đây là dạng vitamin D mạnh nhất, có nghĩa là liều lượng thấp hơn có thể đạt được những lợi ích mong muốn.

Tác dụng phụ và tương tác: Liều lượng vitamin D tiêu chuẩn không liên quan đến các tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, vitamin D được cho là có thể gây ra các tác dụng có hại ở liều lượng 4.000 IU hoặc cao hơn.

Với liều lượng lớn, nó có thể trở nên độc hại và dẫn đến nồng độ canxi trong máu cao [tăng canxi huyết], do đó có thể gây ra:

  • Canxi lắng đọng trong phổi, tim hoặc các mô mềm khác
  • Tổn thương thận
  • Sỏi thận
  • Buồn nôn, nôn
  • Táo bón
  • Giảm cân
  • Chán ăn

Bổ sung methylsulfonylmethane, hay còn được gọi là MSM, đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, giảm đau khớp và đau cơ. MSM được tìm thấy tự nhiên trong thực vật và động vật, kể cả con người và có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

MSM ảnh hưởng đến nhiều tế bào liên quan đến con đường viêm, bao gồm interleukin-6 [IL-6] và yếu tố hoại tử khối u-alpha [TNFα], cả hai đều liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp và nhiều bệnh tự miễn dịch khác.

MSM là một chất chống oxy hóa, làm giảm bớt căng thẳng oxy hóa bằng cách ổn định các phân tử không ổn định [gốc tự do] gây tổn thương ở cấp độ tế bào và ty thể.

MSM còn là một chất điều biến miễn dịch, giúp đảo ngược thiệt hại đối với hệ thống miễn dịch gây ra bởi căng thẳng mãn tính, một phần thông qua các tác động của nó đối với IL-6, chứng viêm và căng thẳng oxy hóa.

Tác dụng phụ và tương tác: MSM có liên quan đến một số tác dụng phụ nhẹ:

  • Khó chịu ở bụng
  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Tiêu chảy

Trong trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc theo đơn hoặc thuốc không kê đơn [OTC] hoặc thường xuyên dùng các chất bổ sung dinh dưỡng khác, hãy cân nhắc vì ngay cả các biện pháp ‘tự nhiên’ này cũng có thể tương tác với các loại thuốc người bệnh đang dùng. Vì vậy, trước khi thử các chất bổ sung mới, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo việc bổ sung được an toàn.

Mời độc gải xem thêm video:

Đừng để cháy nắng làm hỏng làn da của bạn | SKĐS

DS. Trần Thị An

Video liên quan

Chủ Đề