Uống thuốc không trôi phải làm sao

Sợ hãi và tránh uống thuốc không phải là vấn đề lo lắng hiếm gặp của nhiều cha mẹ. Mặc dù có vẻ như đó chỉ là một nhiệm vụ rất đơn giản, dễ thực hiện. Nhiều cha mẹ sẽ phải đau đầu với chính con mình với việc uống thuốc. Nhất là khi trẻ uống thuốc viên. Đôi khi có thể vì trẻ không biết lí do tại sao phải uống thuốc. Lúc này, việc cần thiết là nói chuyện và giải thích cho trẻ. 

1. Mẹo giúp trẻ chấp nhận uống thuốc

1.1 Cho trẻ tiếp cận với thuốc

Khi con bạn bị ốm, trẻ có thể cần phải dùng một số loại thuốc. Đối với thuốc dạng lỏng, ống tiêm bằng nhựa dễ sử dụng hơn so với muỗng. Nhất là với trẻ sơ sinh hoặc trẻ có xu hướng chống đối khi uống thuốc. Lưu ý, bạn nhớ bỏ phần đầu kim nhọn của ống tiêm trước khi bơm thuốc cho trẻ. Nếu bạn chỉ có thể dùng muỗng, hãy đặt một chiếc khăn ở cổ của trẻ để phòng khi thuốc bị tràn ra ngoài.

Để con bạn ở tư thế ngồi. Sau đó, nhỏ từng giọt thuốc vào mặt dưới của lưỡi. Đừng cho quá nhiều thuốc vào sâu bên trong má. Tuy nhiên, nếu trẻ không hợp tác, bạn nên cho thuốc ở bên ngoài vùng răng hoặc nướu. Ngoài ra, bạn không nên bơm thuốc mạnh vào họng trẻ. Bởi vì nguy cơ chất lỏng sẽ vào khí quản. Điều đó có thể khiến trẻ nghẹt thở. Nếu bạn nhỏ giọt thuốc từ từ, có thể tránh được tình huống trẻ che miệng lại hoặc nghẹt thở do bị sặc.

1.2 Thay đổi mùi vị nếu thuốc có vị đắng hoặc lạ với trẻ

Vị thuốc đắng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự từ chối uống thuốc của trẻ. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này:

  • Cho trẻ ngậm kem que trước khi uống thuốc vì nó có thể làm mất cảm giác của lưỡi một phần.
  • Cho trẻ dùng thuốc đã làm lạnh để giảm mùi vị.
  • Trộn thuốc với một vài hương vị đậm đà như siro, bột sô cô la …
  • Pha loãng thuốc càng nhiều càng tốt [ví dụ, một liều pha vào 2 ly nước ép lạnh hay hộp sữa] nếu bạn chắc chắn trẻ có thể uống hết tất cả.
  • Trộn thuốc viên đã được nghiền nhỏ với một trong những thực phẩm yêu thích của con bạn. Tốt nhất là những món trẻ không cần nhai để tránh trẻ nếm phải vị đắng của thuốc. Ví dụ như sữa chua, kem … Trước khi thêm thuốc, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ thực hành nuốt thức ăn mà không cần nhai.
  • Chuẩn bị sẵn một món ăn yêu thích của con bạn để trẻ dung ngay sau uống thuốc.
  • Dành tặng trẻ những lời khen ngợi và cái ôm vui vẻ cho việc hợp tác của con bạn.

2. Nếu trẻ vẫn từ chối uống thuốc, phải làm sao?

Một số trẻ trong khoảng từ 1 đến 4 tuổi có thể quyết liệt từ chối dùng thuốc ngay cả khi bạn đã cố gắng che giấu mùi vị. Nếu thuốc thuộc nhóm điều trị hỗ trợ [đa số là nhóm thuốc không cần kê toa như thuốc ho, cảm lạnh và sốt], bạn hãy ngừng cho trẻ uống thuốc. Khi bạn không chắc chắn về mức độ quan trọng hay sự cần thiết của thuốc, hãy gọi cho Bác sĩ để được tư vấn. Nếu thuốc rất cần thiết đối với bệnh của trẻ [như hầu hết các loại kháng sinh], bạn hãy tham khảo một số lời khuyên sau:

  • Hãy nói cho trẻ biết về vị đắng của thuốc một cách thành thực và thông cảm. Ví dụ như “Mẹ xin lỗi vì cho con uống thuốc có vị đắng như vậy. Mẹ biết là sẽ khó khăn với con lắm. Chúng ta có thể trộn nó với bất cứ thứ gì mà con thích.
  • Giải thích lý do tại sao trẻ cần phải uống thuốc. Đưa ra những lựa chọn cho trẻ. Ví dụ như Con phải uống thuốc để mau chóng khỏe lại rồi đi chơi với các bạn hoặc là con sẽ cứ bệnh kéo dài, không thể đi đâu được.
  • Hãy cho con bạn một khoảng thời gian ở một nơi yên tĩnh trong nhà để suy nghĩ về việc uống thuốc. Cứ sau 5 phút, bạn hãy hỏi trẻ: “Con đã sẵn sang uống thuốc chưa?”. Nếu 15 phút trôi qua mà trẻ vẫn không thay đổi, khi đó bạn hãy chủ động cho trẻ uống thuốc.

Cách ép trẻ uống thuốc an toàn

Giữ cho trẻ bất động đặt con bạn vào lòng, giữ hai tay bằng một tay và đầu bằng tay kia. Cần có sự hỗ trợ của hai người trong tình huống này. Giống như tư thế khi Bác sĩ khám họng cho trẻ. Bạn có thể dùng một tay để giữ thuốc và tay kia để mở miệng của trẻ. Nếu bạn chỉ có một mình, đầu tiên hãy quấn trẻ lại bằng một khăn rộng. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của y tá để chỉ cho bạn cách thực hiện.

Hãy chắc chắn rằng con bạn nằm nghiêng một bên để tránh nghẹt thở. Mở miệng của trẻ bằng cách đẩy cằm xuống hoặc đưa ngón tay vào bên trong má và ấn hàm dưới xuống.

Đặt ống tiêm giữa răng. Nhỏ giọt thuốc vào mặt dưới của lưỡi.

Giữ kín miệng cho đến khi con bạn nuốt. Trọng lực có thể giúp một phần nếu con bạn ở tư thế ngồi thẳng đứng. Tuy nhiên, nuốt không thể xảy ra nếu đầu ngửa về phía sau.

Sau đó, bạn hãy dành cho trẻ lời xin lỗi và đưa ra những thỏa thuận: “Mẹ xin lỗi vì phải giữ chặt con lại. Nếu con hợp tác lần sau, dĩ nhiên mẹ sẽ không làm như thế nữa.” Cuối cùng, bạn hãy ôm và vỗ về trẻ.

Buộc con bạn theo cách này để uống thuốc sẽ dạy cho trẻ nhận biết việc uống thuốc không phải quá khó khăn. Cuối cùng sẽ mang lại sự hợp tác. Ngoài ra, bạn cũng không nên trừng phạt trẻ như đánh đòn hoặc la mắng. Nếu con bạn nôn hoặc phun thuốc ra ngoài, hãy ước tính số lượng bị mất và lặp lại thêm liều cần thiết.

3. Vượt qua khó khăn với thuốc viên

Khi đã đủ lớn, một số trẻ gặp khó khăn khi nuốt thuốc viên. Cách tiếp cận đơn giản nhất là chuyển thuốc thành dạng lỏng. Bạn có thể tách bỏ vỏ thuốc bằng viên nang hoặc nghiền nát các viên thuốc. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể bị mất tác dụng nếu làm làm những điều trên. Vì thế, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến Bác sĩ về vấn đề này.

Thuốc viên thường được sử dụng như là một dạng thay thế thuận tiện cho dạng lỏng. Bạn có thể nghiền nhỏ thuốc dễ dàng hơn bằng cách làm ẩm viên thuốc với một vài giọt nước và để nó mềm trong 15 phút.

Hướng dẫn trẻ đặt viên thuốc trên lưỡi. Sau đó nhanh chóng uống nước hay đồ uống yêu thích. Nếu con bạn tập trung vào việc nuốt [kể cả thuốc hay chất lỏng], viên thuốc sẽ theo dòng chảy xuống mà không gặp trở ngại.

Nếu con bạn hơn 7 tuổi và không thể nuốt thuốc, trẻ nên tập kỹ năng này khi trẻ không bị ốm. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn không thể nuốt viên thuốc cho đến khi 10 tuổi. Bạn có thể bắt đầu với những viên kẹo nhỏ giống viên thuốc. Nên dùng kẹo dễ tan chảy nhanh nếu chúng bị kẹt lại ở họng trẻ. Nếu cần thiết, bạn có thể quét một lớp bơ mỏng bên ngoài viên kẹo. Một khi trẻ có thể uống viên kẹo nhỏ, thuốc viên thường sẽ dễ kiểm soát hơn. Hơn nữa, bạn có thể chia nhỏ viên thuốc thành một nửa hoặc một phần tư.

4. Khi nào trẻ cần gặp Bác sĩ?

Trong trường hợp con bạn nôn thuốc nhiều hơn một lần hoặc bạn không thể cho trẻ uống những loại thuốc quan trọng, lúc này Bác sĩ có thể cân nhắc đổi thuốc khác hoặc chuyển sang dùng thuốc đường tiêm cho trẻ.

Lần tới khi Bác sĩ kê toa thuốc cho trẻ, bạn nên thông báo về tình trạng khó uống thuốc của trẻ. Bác sĩ có thể cho trẻ một loại thuốc có vị ngon hơn.

Nỗi sợ bị nghẹn hoặc đơn giản là những viên thuốc quá lớn khiến nhiều trẻ em không thử uống thuốc. Mặc dù một số loại thuốc có thể dễ dàng bị nghiền nát và giấu trong thực phẩm hay đồ uống, nhưng không phải tất cả loại thuốc đều có thể sử dụng như vậy. Do đó, hỗ trợ trẻ trong việc tập thói quen uống thuốc sẽ giúp cải thiện vấn đề này.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Xem thêm bài viết liên quan:

 - Khi thấy khó chịu ở cổ, bà Lan liên tục nuốt cơm để dị vật trôi xuống bụng nhưng bất thành.

Bà Lan [tên được thay đổi, 57 tuổi, ngụ huyện Dầu Tiếng, Tây Ninh] bị cảm và uống thuốc vào ban đêm, khi không bật đèn.

Sau khi uống liều thuốc tây, bà Lan thấy khó chịu ở cổ. Nghĩ đã hóc dị vật, bà Lan liên tục nuốt cơm cục theo như phương pháp dân gian để dị vật trôi xuống bụng nhưng không có tác dụng.

Nữ bệnh nhân nhập viên do nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ

Sáng hôm sau, tình trạng ngày càng nặng, gia đình vội đưa bà tới bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc thăm khám.

Theo bác sĩ, bà Lan nhập viện trong tình trạng nuốt vướng, không ăn được, đau nhiều vùng hạ họng, không thể nằm thẳng người.

Qua thăm khám, chụp Xquang, phát hiện vùng thực quản đoạn ngang đốt sống cổ C4.-C5 của người bệnh có dị vật chưa rõ loại. Các bác sĩ đã nội soi thực quản an thần lấy dị vật ra ngoài.

30 phút sau thủ thuật, bác sĩ gắp thành công dị vật là một viên thuốc còn nguyên vỏ với các cạnh sắc nhọn, đường  kính khoảng 2,5cm ra khỏi thực quản người bệnh.

Các bác sĩ cho hay, nuốt phải dị vật là một tai biến thường gặp trong y khoa. Mọi người hay dùng các phương pháp dân gian để chữa như nuốt cơm, nuốt chuối, dùng tay cố móc dị vật ra.

Viên thuốc nguyên vỏ, cạnh sắc nhọn mắc trong thực quản người bệnh

Tuy nhiên, điều này có thể làm dị vật cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi xuống thấp hơn khiến rất khó xử lý.

Nuốt phải dị vật lớn nếu không được chữa trị kịp thời, dị vật có thể sẽ đâm thủng thực quản gây viêm trung thất hoặc di chuyển xuống ruột non, ruột già gây viêm, tắc hoặc thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc.

Qua trường hợp này, bác sĩ khuyên mọi người nên ăn uống trong điều kiển đủ ánh sáng, ăn chậm nhai kỹ để tranh nuốt phải dị vật.

Khi bị dị vật chui vào đường thở không nên cố gắng dùng mẹo dân gian, hay dùng tay để móc ra vì có thể làm dị vật chui sâu vào cơ thể mà nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có cách xử trí kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Miếng bông gòn dính vào thành âm đạo khiến bé gái 6 tuổi ở miền Tây phải chịu đau đớn suốt 2 tháng trời.

BV đa khoa huyện Ba Vì đã điều chuyển 2 nữ hộ sinh trong kíp trực trao nhầm con 6 năm trước sang làm công việc khác trong khi chờ xử lý.

“Hotgirl” Bella đã được chuyển đến BV Tâm thần TƯ 1 để điều trị với các dấu hiệu rối loạn tâm thần.

Bé gái sơ sinh chỉ nặng 740gram ở miền Tây vừa được các bác sĩ cứu sống 1 cách thần kỳ. Hiện hai mẹ con bé vẫn đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.

Người đàn ông 67 tuổi ở miền Tây được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mắc nghẹn bánh ít,  sau đó đã tử vong.

Văn Đức

Video liên quan

Chủ Đề