Vai trò quan trọng nhất của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ đối với đồng bằng sông hồng là gì?

Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi , điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tập trung dân cư đông đúc và nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế. Cụ thể Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm gì? mời bạn đọc theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi để có câu trả lời.

Giới thiệu về vùng đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng [hay Châu thổ Bắc Bộ] là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 8 tỉnh và 12 thành phố thuộc tỉnh. Các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình , Nam Định, Ninh Bình. Diện tích của vùng là nhỏ nhất nước ta chỉ với diện tích 14806 km2 [chiếm 4,5 % diện tích cả nước] và 19,5 triệu người [2013] nhưng lại là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Vị trí địa lí vùng đồng bằng Sông Hồng như sau:

+ Phía Bắc và phía Tây giáp Trung Trung du miền núi Bắc Bộ

+ Phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ

+ Phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ

+ Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Vùng đồng bằng Sông Hồng là cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong cả nước và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Nhờ có thủ đô Hà Nội nên đồng bằng sông Hồng giữ vị trí trung tâm kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hoá của cả nước. Sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng là cửa ngõ mở ra khu vực và thế giới. Vì thế đồng bằng sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Dựa trên đặc điểm của điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và điều kiện dân cư lao động thì câu hỏi Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm gì được Luật Hoàng Phi đưa ra giải đáp trả lời như sau:

– Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình thấp và vùng chủ yếu là đồng bằng, khá bằng phẳng rất thuận lợi để phát triển tất cả các ngành kinh tế và tập trung dân cư

+ Đất đai của vùng chủ yếu là đất phù sa ngọt của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đất Feralit ở vùng tiếp giáp với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.  Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất. Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ. Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tạo điều kiện để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tiến hành thâm canh, tăng vụ và đưa vụ đông trở thành vụ chính

+ Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Mạng lưới song ngòi bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu, phát triển giao thông đường sông, thủy sản và du lịch cho vùng.

+ Sinh vật: Vùng có các vườn quốc gia: Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thủy  có giá trị phát triển du lịch sinh thái.

+ Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là: Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình. Sét, cao lanh: Hải Dương. Than nâu: Hưng Yên. Khí tự nhiên: Thái Bình. Với các đặc điểm đa dạng khoáng sản rất thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp

+ Biển: Vùng đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài 400km từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng khai thác thủy sản, phát triển giao thông đường biển, du lịch.

+ Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên với nhiều thuận lợi thì vùng cũng có không ít khó khăn. Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa. Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài. Thời tiết độc hại với rét đậm, rét hại, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh, khó khăn trong bảo dưỡng máy mọc thiết bị sản xuất. Thiếu khoáng sản, nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác.

– Về điều kiện dân cư lao động

+ Dân cư lao động: Đây là vùng đông dân nhất cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2016 thì dân số vùng đồng bằng sông Hồng là 19,9 triệu người, chiếm 21,5%  dân số cả nước.

 + Mật độ dân số đông với khoảng 1000 – 2000 người/km2 [1320 người/km2 – 2016]. Mật độ dân số cũng cao nhất cả nước.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, vào loại tốt nhất cả nước.

+ Với đặc điểm điều kiện dân cư lao động của vùng đã tạo cho vùng có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người lao động có truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động vào loại dẫn đầu cả nước. Một số đô thị của vùng được hình thành từ lâu đời, có nhiều lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, có giá trị phát triển du lịch.

+ Tuy nhiên bên cạnh đó vùng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người thấp , tỉ lệ thất nghiệp cao. Áp lực đối với các vấn đề kinh tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, môi trường.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Đồng bằng sông Hồng [hay Châu thổ Bắc bộ] là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 9 tỉnh và 16 thành phố thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam [1.094 người/km², dân số là 23.080.689 người].[1]

Đường cao tốc Bắc – Nam

  • Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
  • Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai
  • Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng [Đang xây dựng]
  • Hệ thống đường quốc lộ có
    • Quốc lộ 1 xuyên Việt
    • Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên hay còn gọi là đường 39B
    • Quốc lộ 5A nối Hà Nội tới Hải Phòng đi qua các tỉnh, thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng
    • Đường cao tốc mới 5B Hà Nội - Hải Phòng đi qua các tỉnh, thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng
    • Quốc lộ 10 nối từ Ninh Bình đi Hải Phòng; quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương
    • Quốc lộ 39 từ phố Nối Hưng Yên tới cảng Diêm Điền; quốc lộ 21 nối Hà Nam đi Thịnh Long[Nam Định]
    • Quốc lộ 21B nối Hà Nội - Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình
    • Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh tới Hà Nam đi qua Hưng Yên; Quốc lộ 38B nối Hải Dương tới Ninh Bình
    • Quốc lộ 45 nối Ninh Bình - Thanh Hóa
    • Các quốc lộ khác như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 35, Quốc lộ 37, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 37C, Quốc lộ 17...
  • Tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng;
  • Các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Diêm Điền, cảng Ninh Cơ...
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
  • Khu vực có nhiều tuyến đường sông quốc gia được đưa vào danh sách Hệ thống đường sông Việt Nam như: Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Luộc, Sông Đáy, Sông Hoàng Long, Sông Đào, Sông Ninh Cơ, Kênh Quần Liêu, Sông Vạc, Kênh Yên Mô, Sông Thái Bình, Sông Cầu, Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Kênh Khê, Sông Lai Vu, Sông Mạo Khê, Sông Cầu Xe, Sông Gùa, Sông Mía, Sông Hoá, Sông Trà Lý, Sông Cấm, Sông Lạch Tray, Sông Phi Liệt, Sông Văn Úc,...
  • Công nghiệpSửa đổi

    Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là: luyện kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện. Các ngành công nghiệp khai thác: khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác cao lanh.

    Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỷ đồng [1995] lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% cả nước.[cần dẫn nguồn] Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh.

    Tính đến cuối năm 2009 Lưu trữ 2010-08-12 tại Wayback Machine, vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các KCN.

    Nông nghiệpSửa đổi

    Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời.

    Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha [1995] lên là 58,9 tạ /ha [2008]

    Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

    Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng

    Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

    Dịch vụSửa đổi

    Đồng bằng sông Hồng là vùng có hạ tầng giao thông đồng bộ và thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi nhất. Có nhiều đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng.

    Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch như Tam Đảo, Hồ Tây, Chùa Hương, chùa Phật Tích, Tam Cốc-Bích Động, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phố Hiến, Cúc Phương, Tràng An, Chùa Bút Tháp, Chùa Tam Chúc, Cát Bà, Phủ Dầy, Đền Trần, Chùa Keo, Chùa Dâu, Đền Đô, Vườn quốc gia Xuân Thủy, biển Quất Lâm…

    Sân bay: sân bay lớn nhất nằm ở Nội Bài [Hà Nội]. Cảng: có cảng Hải Phòng lớn nhất nên Hà Nội và Hải Phòng là 2 đầu mối quan trọng. Cảng sông quan trọng là cảng Ninh Phúc và cảng Nam Định.

    Bưu chính viễn thông phát triển mạnh của vùng. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, có nhiều tài chính, ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

    Khó khănSửa đổi

    • Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài và cuốn trôi hoa màu;
    • Đất phía trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa, rìa đồng bằng đất bạc màu;
    • Phải chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với những đợt giá rét, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh như sốt xuất huyết và khó khăn trong bảo dưỡng máy mọc thiết bị sản xuất;
    • Nguồn tài nguyên trong khu vực hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác về.

    Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng[6]Sửa đổi

    • Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia tiếng Việt của các tỉnh thành Việt Nam.
    Stt Tên tỉnh Tỉnh lỵ[7] Thành phố Thị xã Quận Huyện Diện tích
    [km²] Dân số
    [người] Mật độ
    [km²] Biển số xe Mã vùng ĐT
    1 Tp Hà Nội Q Hoàn Kiếm 1 12 17 3.358,6 8.246.500 2.455 29
    đến
    33, 40
    24
    2 Bắc Ninh Tp Bắc Ninh 2 6 822,68 1.462.945 1.778 99 222
    3 Hà Nam Tp Phủ Lý 1 1 4 861,9 883.927 1.025 90 226
    4 Hải Dương Tp Hải Dương 2 1 9 1.668,2 1.917.000 1.150 34 220
    5 Tp Hải Phòng Q Hồng Bàng 7 8 1.522,5 2.028.514 1.322 15
    16
    225
    6 Hưng Yên Tp Hưng Yên 1 1 8 923,2 1.269.090 1.375 89 221
    7 Nam Định Tp Nam Định 1 9 1.668,5 1.836.269 1.100 18 228
    8 Thái Bình Tp Thái Bình 1 7 1.542,3 1.860.447 1.206 17 227
    9 Vĩnh Phúc Tp Vĩnh Yên 2 7 1.235,2 1.151.154 932 88 211
    10 Ninh Bình Tp Ninh Bình 2 6 1.386,8 993.920 717 35 229

    Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh [ngoại trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai thành phố trực thuộc Trung ương]. Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc có thành phố là Vĩnh Yên và Phúc Yên, tỉnh Hải Dương có hai thành phố là Hải Dương và Chí Linh, tỉnh Bắc Ninh có hai thành phố là Bắc Ninh và Từ Sơn, tỉnh Ninh Bình có hai thành phố là Ninh Bình và Tam Điệp.

    Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1997, toàn vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Từ năm 1997 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

    Các thành phố lập đến năm 1975:

    • Thành phố Hà Nội: lập ngày 19 tháng 7 năm 1888 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp
    • Thành phố Hải Phòng: lập ngày 19 tháng 7 năm 1888 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp
    • Thành phố Nam Định: lập ngày 17 tháng 10 năm 1921 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương

    Các thành phố lập từ năm 1997 đến nay:

    • Thành phố Hải Dương: lập ngày 06 tháng 8 năm 1997 theo Nghị định số 88-CP[8]
    • Thành phố Thái Bình: lập ngày 29 tháng 4 năm 2004 theo Nghị định số 117/2004/NĐ-CP[9]
    • Thành phố Bắc Ninh: lập ngày 26 tháng 1 năm 2006 theo Nghị định số 15/2006/NĐ-CP[10]
    • Thành phố Vĩnh Yên: lập ngày 01 tháng 12 năm 2006 theo Nghị định số 146/2006/NĐ-CP[11]
    • Thành phố Ninh Bình: lập ngày 07 tháng 2 năm 2007 theo Nghị định số 19/2007/NĐ-CP[12]
    • Thành phố Phủ Lý: lập ngày 09 tháng 6 năm 2008 theo Nghị định số 72/2008/NĐ-CP[13]
    • Thành phố Hưng Yên: lập ngày 19 tháng 1 năm 2009 theo Nghị định số 04/NĐ-CP[14]
    • Thành phố Tam Điệp: lập ngày 10 tháng 4 năm 2015 theo nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13[15]
    • Thành phố Phúc Yên: lập ngày 07 tháng 2 năm 2018 theo nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14[16]
    • Thành phố Chí Linh: lập ngày 10 tháng 1 năm 2019 theo nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH14[17]
    • Thành phố Từ Sơn: lập ngày 22 tháng 9 năm 2021 theo Nghị quyết số 387/NQ-UBTVQH15[18]

    Hiện nay, ở vùng đồng bằng sông Hồng có 1 đô thị loại đặc biệt: thành phố Hà Nội [trực thuộc Trung ương]; 4 đô thị loại I: thành phố Hải Phòng [trực thuộc Trung ương], thành phố Nam Định [thuộc tỉnh Nam Định], thành phố Bắc Ninh [thuộc tỉnh Bắc Ninh], thành phố Hải Dương [thuộc tỉnh Hải Dương]. Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Thái Bình [thuộc tỉnh Thái Bình], thành phố Ninh Bình [thuộc tỉnh Ninh Bình], thành phố Vĩnh Yên [thuộc tỉnh Vĩnh Phúc], thành phố Phủ Lý [thuộc tỉnh Hà Nam]. Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh.

    Đô thịSửa đổi

    Tính đến ngày 22 tháng 9 năm 2021, vùng Đồng bằng sông Hồng có:

    • 1 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội.
    • 1 thành phố là đô thị loại I trực thuộc trung ương: Hải Phòng.
    • 3 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương.
    • 4 thành phố là đô thị loại II: Thái Bình, Vĩnh Yên, Ninh Bình, Phủ Lý.
    • 6 đô thị loại III gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Hưng Yên, Tam Điệp, Phúc Yên, Chí Linh, Từ Sơn và 1 thị xã: Sơn Tây.
    • 8 đô thị loại IV gồm 3 thị xã: Mỹ Hào, Kinh Môn, Duy Tiên, 1 huyện: Thuận Thành và 4 thị trấn: Thịnh Long, Diêm Điền, Như Quỳnh, Phố Mới.

    Xem thêmSửa đổi

    • Tây Nguyên
    • Bắc Trung Bộ
    • Vùng Tây Bắc
    • Đông Nam Bộ
    • Nam Trung Bộ
    • Vùng Đông Bắc
    • Đồng bằng Nam Bộ
    • Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

    Tham khảoSửa đổi

    1. ^ Theo thống kê của Tổng cục Thống kê VN năm 2016.
    2. ^ “Châu thổ Bắc bộ”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
    3. ^ trước đây Hưng Yên thuộc tỉnh Hải Hưng nên có dãy núi Côn Sơn
    4. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
    5. ^ Dân số ở thời điểm 2011 là 19.999.300 người.Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương [2010], Báo cáo Kết quả điều tra suy rộng mẫu Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009.
    6. ^ Vùng đồng bằng sông Hồng còn có tên gọi khác là Đồng bằng Bắc Bộ.
    7. ^ Tỉnh lỵ là thành phố trung tâm hành chính của tỉnh hoặc quận trung tâm hành chính của thành phố trực thuộc trung ương
    8. ^ “Nghị định 88/CP”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
    9. ^ “Nghị định 117/2004/NĐ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
    10. ^ Nghị định 15/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh
    11. ^ Nghị định 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
    12. ^ Nghị định 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình
    13. ^ Nghị định 72/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam
    14. ^ “Nghị quyết 04/NĐ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
    15. ^ Nghị quyết só 904/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình.
    16. ^ “Nghị quyết 04/NĐ”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2018.
    17. ^ “Nghị quyết 04/NĐ”. Truy cập 10 tháng 1 năm 2019.
    18. ^ “//vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=204244”. Liên kết ngoài trong |title= [trợ giúp]

    Video liên quan

    Chủ Đề