Vấn đề dân tộc trong tư tưởng hcm trong thời đại cách mạng vô sản là vấn đề:

17/05/2022 06:15

Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản quý báu, trong đó, những sáng tạo của Người về vấn đề dân tộc thuộc địa là một dấu ấn nổi bật, góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời có giá trị thời đại sâu sắc.

Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Người nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Nền độc lập đó do mình làm nên; thoát ly hẳn chủ nghĩa thực dân, đế quốc; nền độc lập đó do mình quyết định đường lối chính sách về chính trị, kinh tế, ngoại giao; độc lập dân tộc là độc lập hoàn toàn: Nền độc lập đó gắn với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; nền độc lập đó gắn với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong Chánh cương vắn tắt cũng như trong Lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp khởi thảo, đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và tiến lên xã hội cộng sản.

Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân trong câu nói bất hủ: “Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu

Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, hoàn toàn, gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp hòng cai trị nước ta một lần nữa, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến [19/12/1946] Người viết “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta đồng sức, đồng lòng, chiến đấu hy sinh, kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, với tinh thần: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Đặc biệt, về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cũng đã có những sáng tạo hết sức độc đáo.

Ở thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của các đảng cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của cách mạng vô sản ở Châu Âu, các ông tập trung vào giải quyết vấn đề giai cấp; vẫn “đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”.

Đối với Hồ Chí Minh, là người xuất thân từ một nước thuộc địa, trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, và mặc dù coi hệ thống lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là “cẩm nang thần kỳ”, nhưng từ sự nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, nhiều vấn đề lý luận các nhà kinh điển đưa ra, chỉ đúng với điều kiện châu Âu, cho nên, cần phải nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận, vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo, phù hợp, không giáo điều, rập khuôn.

Theo quan điểm của Người, giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Người, trong mối quan hệ dân tộc - giai cấp, dân tộc là tổng thể, giai cấp là một bộ phận. Do đó, quyền lợi của giai cấp, [tức là quyền lợi của bộ phận] phải phục tùng quyền lợi của dân tộc [bộ phận phục tùng tổng thể]. Ðó là những quan điểm lý luận sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa.

Những quan điểm của Hồ Chí Minh khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo về lý luận và thực tiễn cách mạng; về giải quyết mối quan hệ dân tộc với giai cấp, chủ nghĩa yêu nước trong sáng với chủ nghĩa quốc tế chân chính, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta. Ðó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do dân làm chủ.

Ðó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ðó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ðó là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế mà nhân dân ta đang tiến hành, đưa Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có vị thế ngày càng quan trọng trên thế giới, có cơ đồ như ngày nay, triển vọng phát triển rất tươi sáng.

Những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc đã bổ sung cho kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, mãi mãi là niềm tự hào, là ánh sáng soi đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiếp tục tiến lên.

SÔNG CÔN

Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, có nhiều cống hiến kiệt xuất vào kho tàng tư tưởng – lý luận của dân tộc và nhân loại. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, thế giới đều thừa nhận có tư tưởng Hồ Chí Minh và bản thân Người thực sự là một nhà tư tưởng, nhà lý luận vĩ đại của thời đại chúng ta.Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; Người còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 18/2/1995 của Bộ Chính trị khóa VII khẳng định: “Trong khi giải quyết n hững vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX [2001], lần thứ XI đều viết:  “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.”.Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những bài học sâu sắc từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga nhưng Người không rập khuôn, sao chép theo nền tảng đó mà tiếp thu cái tinh thần của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Qua luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc Việt Nam – con đường giải phóng dân tộc. Từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những hiểu biết sâu sắc văn hóa phương Đông, văn hóa Pháp, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin, Người cho rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc”, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình, cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa.Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa Mác – Lênin như một kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo “cẩm nang thần kỳ” đó.Từ phương pháp tiếp cận đúng đắn, mạnh dạn, khoa học trong kế thừa và phát triển học thuyết Mác – Lênin, đồng thời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin trong vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước phương Đông, thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Bằng những tác phẩm “Bản chất chế độ thực dân Pháp” [1925] và “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất, quy luật vận động, địa vị lịch sử, những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ những nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận mát – xít đề cập đến. Người đã nêu lên những luận điểm sáng tạo: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc “có thể chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.Hai là, khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lê nin một cách sáng tạo, Người tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn cho dân tộc, đó là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Theo Hồ Chí Minh, ở Việt Nam cũng như các nước phương Đông, do trình độ sản xuất phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của sự phát triển đất nước” ; gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Thế giới, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới, nghĩa là Người đã quốc tế hóa những vấn đề của cách mạng nước ta.Vấn đề thứ ba là vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.Luận điểm thứ tư là về Đảng và xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh nêu lên đầy mới mẻ và sáng tạo. Với một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư như Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định quy luật hình thành của Đảng là “kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, bản chất của Đảng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu – Đảng là của giai cấp, đồng thời của dân tộc và của nhân dân lý luận, chính trị, tổ chức mà cả về văn hóa.Thứ năm, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến sáng tạo về tư tưởng quân sự, đăht nền móng cho sự hình thành học thuyết quân sự cách mạng Việt Nam hiện đại. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, ngay từ đầu, Người đã xác định: Phải giành chính quyền bằng bạo lực, bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, không chịu hạ vũ khí. Điểm thứ sáu là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Ở Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển một hệ thống các quan điểm sáng tạo về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Người đã vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên. Trong chánh cương vắn tắt [1930], Hồ Chí Minh đã nêu: Thiết lập chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. Tại Hội nghị TW8 [5/1941], Người đề ra chủ trương thành lập “một nước Việt Nam dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc”.Bảy là, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp Hồ Chí Minh đã có các quan điểm sáng tạo về chiến lược đại đòan kết dân tộc theo phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.Những luận điểm sáng tạo nêu trên là những sáng tạo nổi bật trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta, là người dẫn đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi người dân, đảng viên chúng ta hiện nay. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lượt xem: 141322

Video liên quan

Chủ Đề