Ví dụ nào sau đây là quần thể các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 47 trang 139 ngắn nhất: Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 47.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Bảng 47.1. Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật

Ví dụ Quần thể sinh vật Không phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao.
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng.
Những cây ăn quả trong một khu vườn

Trả lời:

Ví dụ Quần thể sinh vật Không phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới. X
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. X
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao. X
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. X
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng. X
Những cây ăn quả trong một khu vườn X

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 47 trang 141 ngắn nhất: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

   – Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao [ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm] số lượng muỗi nhiều hay ít?

   – Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

   – Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

   – Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

Trả lời:

   – Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao [ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm] muỗi sinh sản nhanh số lượng muỗi nhiều.

   – Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

   – Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.

   – Ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

       + Số lượng sâu tăng vào mùa xuân.

       + Số lượng thỏ giảm khi số lượng mèo rừng tăng.

Câu 1 trang 142 Sinh học 9 ngắn nhất: Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Trả lời:

* Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

   – Khi thời tiết trở nên quá cực đoan, những con chim cánh cụt sẽ tụ lại thành một tập thể lên đến hàng ngàn con. Chúng sẽ cùng chuyển động xoay tròn theo cách đưa dần những chú chim nằm trong tâm đội hình [nơi ấm nhất, với nhiệt độ có thể lên đến 21 độ C] ra ngoài rìa [nơi lạnh nhất] và ngược lại những chú chim lúc đầu ở ngoài sẽ được đẩy sâu vào trong. Mục đích cuối cùng của cách di chuyển này chính là để mỗi chú chim cách cụt trong đội hình đều phải chia sẻ trách nhiệm chịu lạnh, cũng như nhận lại đặc quyền sưởi ấm bình đẳng với nhau. Từ đó, cả đàn chim sẽ cùng nhau vượt qua giai đoạn hiểm nghèo dễ dàng hơn.

   – Các cá thể lạc đà quây quanh nhau để giảm nhiệt độ cơ thể, trong trung tâm vòng tròn nhiệt độ chênh lệch với môi trường ngoài rất nhiều.

* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

   – Loài voọc Hanuman là loài được biết đến là giết con non của tình địch, khi một con đực ở nơi khác, tiếp cận nhóm và thách thức với con đầu đàn. Nếu chiến thắng, không những kẻ thách thức giết luôn con đầu đàn mà còn ăn thịt luôn các con non trong đàn. Hành vi này không chỉ làm giảm bớt đi sự cạnh tranh các con cái, mà làm tăng tái tạo thế hệ mới trong đàn.

   – Khi thức ăn khan hiếm, các loài thuộc nhóm cá Teleost thường xuyên ăn trứng hay con của mình.

Câu 2 trang 142 Sinh học 9 ngắn nhất: Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.

Bảng 47.3: Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai

Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha
Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha
Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha

Trả lời:

   – Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.

   – Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.

   – Hình tháp của nai có dạng giảm sút.

Câu 3 trang 142 Sinh học 9 ngắn nhất: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Trả lời:

   – Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

   – Khi môi trường sống thuận lợi như nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.

   – Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 47: Quần thể sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 47 trang 139: Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 47.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ Quần thể sinh vật Không phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới. X
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. X
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao. X
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. X
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng. X
Những cây ăn quả trong một khu vườn X

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 47 trang 141: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao [ví dụ, ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm] số lượng muỗi nhiều hay ít?

– Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

– Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

– Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

Trả lời:

– Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao [ví dụ, ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm] muỗi sinh sản nhanh số lượng muỗi nhiều.

– Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

– Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.

– Ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

+ Số lượng sâu giảm khi số lượng chim sâu tăng.

+ Số lượng thỏ giảm khi rừng bị cháy.

Bài 1 [trang 142 sgk Sinh học 9] : Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Lời giải:

* Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

– Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, tập thể trong đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.

– Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an toàn.

* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

– Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.

– Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

Bài 2 [trang 142 sgk Sinh học 9] : Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.

Bảng 47.3: Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai

Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha
Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha
Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha

Lời giải:

Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.

Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.

Hình tháp của nai có dạng giảm sút.

Bài 3 [trang 142 sgk Sinh học 9] : Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Lời giải:

– Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

– Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.

– Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

Video liên quan

Chủ Đề