Vì sao các nước châu phi nghèo

Theo bài phân tích trên trang “Slate Afrique”, châu Phi không biết cách khai thác các nguồn tài nguyên của mình và cũng chưa rút ra được bài học từ những mô hình chính trị xã hội đã thực hiện trên thế giới.

  • Châu Phi - hy vọng mới của thế giới

  • Tham vọng của Trung Quốc tại châu Phi

Hàng hóa tại một khu chợ ở Lagos. Ảnh: AFP/TTXVN

Châu Phi được đánh giá là một lục địa giàu có bởi có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dù các nguồn tài nguyên này cạn kiệt thì “lục địa đen” vẫn rất giàu có về đất canh tác và nguồn nhân lực.

Dẫu vậy, châu Phi vẫn gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Thay vì rút kinh nghiệm từ những bài học thành công hay thất bại từ những mô hình phát triển được áp dụng trên thế giới, “lục địa đen” tiếp tục đưa ra những chính sách kém hiệu quả. Có nhiều yếu tố là nguyên nhân của tình hình này.

Kể từ khi chấm dứt chế độ thực dân, hầu hết các nước châu Phi được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo chưa có một tầm nhìn chính trị trung hạn và dài hạn rõ ràng. Các vị lãnh đạo này thay thế cho những kẻ thực dân cũ, thiếu tham vọng chỉ quan tâm về mình hơn là đến người dân.

Kết quả là hệ thống thực dân tồn tại một cách đơn giản dưới một hình thức khác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa trong những năm qua. Ngoài ra, đó là tình trạng mất an ninh, môi trường kinh tế không thuận lợi cho đầu tư trong khià khu vực kinh tế không chính thức thì phát triển.

Do vậy, sự độc lập đã thực sự trở thành sự phụ thuộc vào cường quốc thế giới, nhất là các cường quốc thuộc địa cũ. Do thiếu một quan điểm nội sinh, tầm nhìn tương lai và ý chí chính trị để bắt đầu một sự thay đổi trong hành động khi mà các chính sách hiện hành vẫn là một định hướng ảo. Các nhà nước dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo quản lý còn chưa có đủ sự tính toán mang tính lâu dài.

Châu Phi không thể phát triển nếu chỉ là thị trường tiêu thụ tất cả những gì đến từ bên ngoài mà không sản xuất gì cả. Điều trớ trêu là nhiều người châu Phi lại có ý nghĩ lỗi thời là sính hàng ngoại hơn. Dù hàng hóa nội địa có chất lượng tốt hơn những vẫn nhập ngoại.

Tâm lý sính ngoại không chỉ là hiện tượng kinh tế mà còn là văn hóa. Và xu thế này cần bị đảo ngược bằng việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm chất lượng để hàng hóa châu Phi có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lục địa đen không cần phải trở thành một thị trường tiêu dùng duy nhất, mà trái lại cần phải chú ý đến quá trình sản xuất.

Nông nghiệp đã luôn bị xếp cuối cùng trong các hoạt động ưu tiên tại châu Phi nhiều năm qua, song trên thực tế, tất cả các nước châu Phi đang biến nông nghiệp thành nền tảng cho sự phát triển của họ. Dẫu vậy, họ không làm gì để phát triển nền nông nghiệp này.

Bên cạnh đó, kể từ thời kỳ đồ đá, châu Phi chỉ thay thế công cụ nông nghiệp bằng đồ sắt. Không thể chỉ với cái cuốc và cái cầy mà châu Phi có thể đạt được mục tiêu tự chủ lương thực, trước khi nói đến phát triển nông nghiệp vì mục đích thương mại hay sản xuất.

Vì kết quả đầu tư chỉ đến trong trung hạn và dài hạn, nên lĩnh vực này ít thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hay chính phủ các nước châu Phi. Dù vậy, nông nghiệp lại đóng vai trò quan trọng với hầu hết người dân ở đây. Với sự bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu, thì những phương thức nông nghiệp truyền thống không thể cung cấp đủ lương thực cho người dân châu lục này.

Sau khi giành độc lập, hệ thống giáo dục tại phần lớn các nước châu Phi không phù hợp với sự thay đổi của xã hội châu Phi. Giáo dục sơ cấp vẫn còn là một sự xa xỉ đối với đại đa số người dân. Còn giáo dục đại học phần lớn chỉ tạo ra những người tốt nghiệp không có việc làm, không có khả năng hòa nhập vào cuộc sống xã hội ngay khi họ rời khỏi giảng đường.

Không may, trong bối cảnh như vậy, đào tạo nghề đáng lẽ cần phải được ưu tiên thì lại bị xem thường trong hệ thống giáo dục châu Phi. Đó là một trong những rào cản chính cho sự phát triển tại châu lục này.

Đến nay, có rất ít nước châu Phi có được sự ổn định chính trị xã hội lâu dài. Sự ổn định này là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Một trong những lý do lục địa đen yếu kém về tổ chức xã hội và chính trị là khó khăn thích ứng với những tôn chỉ của nền dân chủ.

Dù có lên nắm quyền từ đảo chính, kế thừa quyền lực hay thông qua bầu cử dân chủ, thì lãnh đạo các nước châu Phi theo thời gian đều phải đối mặt với nạn tham nhũng, nạn mù chữ... và những xung đột xã hội khác.

TTK

Lý do Trung Quốc cần thuyết phục người dân châu Phi

Nếu Trung Quốc mong muốn tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược trên các phương diện chính trị và kinh tế tại châu Phi thì bước tiếp theo không thể thiếu trong tương lai là cần giải quyết triệt để mối quan hệ người với người, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Châu Phi,
  • phát triển,
  • kinh tế,
  • lục địa đen,

Nhiều nước châu Phi trong những năm qua chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Song, một nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng đói nghèo tại lục địa đen vẫn gia tăng. Vì sao có nghịch lý này?

Dân số gia tăng chính là nguyên nhân khiến các nước châu Phi không thoát được nghèo. Ảnh: DW

Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, một tỷ lệ lớn người dân ở châu Âu và Bắc Mỹ tin rằng trong những thập kỷ gần đây rất ít hoặc thậm chí không có bất kỳ nỗ lực nào được đưa ra nhằm chống lại tình trạng cực nghèo tại châu Phi. Nhưng trên thực tế, các số liệu thống kê cho thấy điều ngược lại, sự tiến bộ được thể hiện rõ rệt, ít nhất là về lượng người dân châu Phi phải sống dưới mức chưa tới 1,9 USD/ngày. “Nhìn chung, tỷ lệ người dân châu Phi sống trong cảnh nghèo đói đã giảm, từ mức 54% năm 1990 xuống còn 41% năm 2015” - nhà kinh tế Luc Christiaensen của Ngân hàng Thế giới cho biết. Đóng góp cho sự thay đổi này là việc hầu hết các quốc gia châu Phi tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, gia tăng sản xuất nông nghiệp và chứng kiến kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Trong nhiều năm, các nền kinh tế ở châu Phi ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất thế giới, với GDP trung bình tăng 4,7%/năm trong giai đoạn 2000-2018.

Bạn đang xem: Tại sao các nước châu phi nghèo

Tuy nhiên, chính sự gia tăng dân số nhanh chóng đã kéo theo lượng người nghèo ở châu Phi tăng, từ 278 triệu lên 413 triệu. Do đó, mục tiêu của Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng đói nghèo vào năm 2030 có thể bị thất bại ở châu Phi. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, 20% số dân châu Phi ở vùng cận Sahara vẫn sẽ sống trong cảnh nghèo đói vào năm 2030 trừ khi chính phủ các nước đẩy mạnh đáng kể nỗ lực xóa đói giảm nghèo.

Nghiên cứu được công bố gần đây của Viện nghiên cứu châu Phi Afrobarometer cho thấy một sự thật “phũ phàng”. Trong giai đoạn 2014-2018, tình trạng đói nghèo ở châu Phi lần đầu tiên gia tăng nhẹ sau hơn một thập niên giảm. Ở nhiều nước như Nam Phi, Niger và Uganda, số lượng nghèo đói thậm chí gia tăng đáng kể. Dù cuộc sống người dân ở những nước này được cải thiện hơn so với 10 năm trước nhưng nhiều số liệu thống kê cho thấy cả 3 nước này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống đói nghèo. Tác giả nghiên cứu Robert Mattes, nhà khoa học chính trị tại Đại học Strathclyde [Scotland], cho biết nguyên nhân là do nền dân chủ của châu Phi vốn diễn ra trong nhiều thập kỷ qua đã đi vào bế tắc, dẫn đến sự xao lãng đối với nhu cầu của người dân nông thôn nói riêng, cũng như các sáng kiến giúp giảm đói nghèo nói chung. Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy, tình trạng đói nghèo ít xảy ra ở những nơi mạng lưới điện, hệ thống thoát nước, đường giao thông và điện thoại di động tương đối phát triển. Do đó, theo ông Mattes, để giảm đói nghèo, chính phủ các nước châu Phi nên ưu tiên đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công cộng.

Xem thêm: Chức Danh Giám Đốc Điều Hành Tiếng Anh Là Gì : Cách Viết, Ví Dụ

Còn Henry Ushie, chuyên gia tại Tổ chức chống nghèo đói Oxfam cho rằng nếu châu Phi muốn chống lại nghèo đói, lục địa này trước tiên phải chống lại sự bất bình đẳng, vốn là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng đói nghèo trên thế giới. Đặc biệt là ở Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, tình trạng bất bình đẳng diễn ra một cách rõ rệt. Do đó, Oxfam đang sử dụng cái gọi là “Cam kết giảm chỉ số bất bình đẳng” để đánh giá nỗ lực của chính phủ các nước trong cuộc chiến chống lại bất bình đẳng. Song song đó, tổ chức này cũng đánh giá tính công bằng thuế, sự đầu tư vào giáo dục và y tế cũng như bất bình đẳng giới giới tính. Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một thực tế đáng buồn là nhiều nước Tây Phi không mấy quan tâm đến cam kết trên, ngay cả tại nền kinh tế lớn nhất châu Phi là Nigeria bị xếp cuối bảng.

Dân số châu Phi hiện nay là 1,3 tỉ người, trong đó 56% nằm trong độ tuổi lao động và phần còn lại chủ yếu là trẻ em. Vì thế, trung bình khoảng 1,3 người lao động châu Phi phải chu cấp cho 1 người phụ thuộc. Trong khi đó, trung bình trên toàn cầu, cứ 2 người lao động nuôi dưỡng 1 người phụ thuộc.

Video liên quan

Chủ Đề