Vì sao chúng ta phải học online

Học Online là một hình thức học đã hình thành được một khoảng thời gian. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Học Online càng trở nên phổ biến hơn.

1. Học Online là gì?

1.1   Định nghĩa việc Học Online

Học Online là gì? Học Online là hình thức giáo dục trực tuyến giúp người dạy và người học có thể tương tác với nhau. Giảng dạy và học tập từ xa mà không cần phải đi đến địa điểm học. Hình thức này có thể học mọi lúc, mọi nơi. Chỉ với điện thoại, máy tính hay bất kì thiết bị điện tử nào có kết nối với Internet.

1.2   Các phương tiện được sử dụng để Học Online

Học Online là hình thức học trực tuyến thông qua các ứng dụng như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams,… Các ứng dụng này được trang bị các tính năng như trình chiếu, camera,… nhằm tăng hiệu quả cho việc giảng dạy và học tập.

Bên cạnh đó, còn có các ứng dụng phục vụ cho việc tự học. Chúng thiết kế lộ trình học phù hợp với trình độ và nhu cầu của người dùng [Duolingo, Memrise,…]

Ngoài ra, hầu hết các trường Đại học đều đã tạo cho mình những trang website riêng để phục vụ cho việc giảng dạy Online. Như: Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, Trường Đại học Tôn Đức Thắng,…

Ở các trang web này, nhà trường cung cấp thông tin về giảng viên, thông báo, các khóa học, các công cụ cho sinh viên của trường. Tại đây giảng viên đăng tải thông tin về bộ môn, cung cấp sách, giáo trình, giáo án và hình thức kiểm tra.

Hiện nay, các khóa học trực tuyến cũng được phủ rộng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Các trang web lớn như Google, Linkedin,… hay các trường đại học lớn như Harvard University nổi tiếng của Mỹ cũng cung cấp cho học viên trên thế giới những khóa học, bài giảng trực tuyến.

Học viên học gián tiếp qua các video bài giảng đã được giảng viên ghi hình lại và đăng tải lên. Khi có thắc mắc, học viên có thể đặt câu hỏi cho giảng viên ngay dưới phần bài giảng. Người học sẽ nhận được sự hồi đáp nhanh nhất từ giảng viên.

Xem thêm Top 10 Khóa Học Online Cấp Chứng Chỉ Nước Ngoài Miễn Phí

2. Lợi hay Hại?

Thị trường Học Online ngày càng được mở rộng trên khắp mọi nơi. Lựa chọn học trực tuyến thay thế cho cách truyền thống là một phương thức để bắt kịp xu hướng và thời đại. Tuy nhiên, ta cần cân nhắc đến mặt lợi và mặt hại để xem xét đây có phải là phương pháp tối ưu không.

2.1   Lợi ích của việc Học Online

Việc học trực tuyến đã và đang dần tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay. Nó tối ưu hóa lợi ích cho giảng viên và học viên. Một số lợi ích đáng chú ý như:

Tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đi lại:

Ta không còn phải mất thời gian và các khoản phí. Như: tiền xăng, tiền xe buýt,… cho việc di chuyển đến địa điểm học.

Tiết kiệm không gian và chi phí:

Ta không cần bỏ phí để thuê phòng học, giảng đường cùng các chi phí sinh hoạt khác. Những không gian đó có thể phục vụ cho những việc cần thiết hơn. Việc xây dựng một website phục vụ cho việc đào tạo trực tuyến sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều.

Tiết kiệm chi phí học tập:

Các khóa học trực tuyến có mức chi phí thấp hơn so với các khóa học trực tiếp. Vào những dịp đặc biệt, các khóa học có các chương trình ưu đãi. Ngoài ra, hiện nay, các khóa học miễn phí có kèm chứng chỉ vẫn luôn được nhiều người ưa chuộng.

Chủ động và linh hoạt:

Học viên có thể chọn học nhiều khóa học cùng một lúc trên những nền tảng website khác nhau. Một số website, ứng dụng có tính năng có thể điều chỉnh tốc độ học, chương trình học tùy theo trình độ và nhu cầu của người học.

Giảng viên có đa dạng lĩnh vực để lựa chọn những mảng phù hợp với khả năng truyền đạt và trình độ chuyên môn. Giảng viên có thể sử dụng nhiều hình thức giảng dạy khác nhau như dạy theo phong cách truyền thống. Hay dạy theo phong cách hiện đại – sử dụng PowerPoint, video, hình ảnh, âm thanh, trò chơi,… để làm tăng tính sinh động và dễ tiếp cận đến học viên hơn.

Tối ưu hóa tài liệu:

Sách, giáo trình, giáo án đều được biên soạn trên Word và cả bản PDF. Mọi thứ đều được lưu trên máy tính – thuận tiện cho việc sử dụng và quản lý tài liệu.

Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian:

Để việc Học Online có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, người dạy và người học đều cần phải sắp xếp thời gian hợp lý, phù hợp và cân bằng giữa việc dạy và học với các công việc và giờ giấc sinh hoạt cá nhân.

2.2   Tác hại của việc Học Online

Những lợi ích mà việc Học Online thực sự rất hấp dẫn tuy nhiên ta cũng không phủ nhận rằng Học Online vẫn còn gây ra một số hạn chế.

Hạn chế một số đối tượng:

Đối với người lớn tuổi hoặc người không thành thạo công nghệ hay người không sở hữu thiết bị điện tử,… Học trực tuyến không phải là một phương pháp phù hợp với họ.

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

Ngồi trước màn hình quá lâu, ánh sáng xanh chiếu trực tiếp dẫn đến việc giảm thị lực. Ngoài ra, nó cũng gây hại cho cột sống khi phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng nửa trên của cơ thế.

Hạn chế tương tác giữa giảng viên và học viên:

Học viên ít có cơ hội để trao đổi trực tiếp với giảng viên cũng như bạn bè. Một số giảng viên chưa thành thạo trong việc dạy trực tuyến tự tạo ra áp lực cho bản thân. Do đó, điều này hiến chất lượng buổi học bị giảm. Nó còn tạo một bức tường vô hình ngăn cách giao tiếp giữa người dạy và người học.

Yêu cầu cao hơn cho giảng viên:

Nhằm giúp học viên tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Người dạy cần có một khả năng truyền đạt tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng và phương pháp dạy học mới mẻ.

Khó kiểm soát sự tập trung:

Nhìn vào màn hình lâu dễ gây ra cảm giác mệt mỏi và chán nản. Vì thế, ta thường có xu hướng đi tìm những việc làm khác để giải trí, hay làm việc riêng trong buổi học. Khó lòng tránh kiểm soát được độ tập trung.

Xem thêm Vì Sao Mất Tập Trung? Giải Pháp Khắc Phục Cho Học Online

Gặp vấn đề về bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ:

Khi giảng dạy trực tuyến, lớp học và tài liệu của các môn học được công khai. Đây là điều kiện thuận lợi để người khác lợi dụng. Họ có thể sử dụng các nguồn tài liệu, các phương thức giảng dạy. Hay tệ hơn là họ sử dụng chính những video của giảng viên để trục lợi. Bằng việc bán lại khóa học với giá thấp hơn,…

Phụ thuộc vào Internet:

Học Online trên bất kỳ nền tảng nào cũng cần phải có kết nối với Internet. Tuy nhiên, không phải lúc nào Internet cũng ổn định. Đường truyền mạng chịu tác động từ nhiều yếu tố như khu vực, lưu lượng người dùng truy cập,… Đường truyền yếu sẽ khiến người dùng không thể truy cập được vào khóa học hay các kỳ thi.

3. Thực trạng của việc Học Online hiện nay

Học Online trở thành một cụm từ từ lâu đã quá quen thuộc đối với giới trẻ. Hiện nay, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên việc Học Online ngày càng trở nên phổ biến hơn nữa. Được xem như là một phương án tối ưu nhất để quá trình học vấn của học sinh sinh viên không bị trì hoãn trong thời gian dài.

Song Học Online có thực sự mang lại hiệu quả không?

Đối với các bạn học sinh sinh viên vốn dĩ đã có tinh thần tự học và có thể tự giới nghiêm bản thân thì việc học trực tuyến không mấy khó khăn. Các bạn chỉ cần sắp xếp thời gian biểu sao cho cân bằng thời gian học và giờ giấc sinh hoạt cá nhân.

Việc học trực tuyến này còn có giúp các bạn có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức khác nhau. Thêm vào đó, ta có thêm thời gian để chăm sóc đời sống tinh thần.

Với một tinh thần học tập tự giác, các bạn sử dụng kết hợp tài liệu, ghi chép và nghe giảng. Điều này không những nâng cao kỹ năng làm việc linh hoạt mà còn mang lại kết quả tốt trong học tập.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể duy trì được sự tự giác và tập trung. Tại một bộ phận lớn giới trẻ vẫn khó lòng có thể bắt ép bản thân vào khuôn khổ ngồi trước màn hình. Họ thường hay làm việc riêng trong giờ học. Họ chỉ có mặt để điểm danh điểm mặt nhưng thực sự là không tiếp thu một chút kiến thức nào. Điều này có thể đến từ hai nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Bản thân họ không muốn học kể cả khi học trực tuyến hay học tiếp.

Vì không có người giám sát nên họ càng dễ dàng buông thả bản thân hơn. Cho dù giảng viên có giảng hay đến cỡ nào, nghiệp vụ sư phạm tốt ra sao. Thì vẫn không thể khiến một học viên phải tập trung vào bài học ngay khi học viên ấy không muốn.

Học Online không phải là nguyên nhân cho việc học không được. Mà chỉ là cái cớ để người học biện minh cho sự lười nhác của bản thân.

Do họ không quen với việc học trực tuyến. Ở một số người, họ thích có sự tương tác trực tiếp giữa người với người.

Họ là những người quen với tập thể. Quen với không khí được ngồi trên giảng đường/lớp học. Cảm giác quen có bạn bè xung quanh cùng học chung. Thói quen với những lúc có thể trao đổi với giáo viên. Và quen với những giờ nghỉ giải lao có thể cùng bè bạn trò chuyện, giải trí. Chứ  không phải là cảm giác một mình ngồi trước màn hình, không có một ai bên cạnh.

Mặc dù ngồi trong phòng học cùng rất nhiều người họ có thể tiếp thu rất tốt. Nhưng, khi tự mình ngồi học tại nhà thì không tài nào kiểm soát được sự buồn chán của bản thân. Không tài nào khiến bản thân tập trung vào bài giảng được. Họ cần thêm thời gian để làm quen với môi trường mới và nghiêm khắc với việc học của bản thân hơn.

Đối với người dạy đã thành thạo về công nghệ thì việc giảng dạy trực tuyến lại trở nên dễ dàng. Đây là cơ hội để họ có thể thỏa sức sáng tạo của mình trong phương thức dạy học. Biến bài giảng khô khan thành những slide bài giảng dễ hiểu. Biến chúng thành sơ đồ tư duy bắt mắt, trò chơi hấp dẫn hay hoạt động theo nhóm thú vị. Việc này sẽ giúp học sinh sinh viên ghi nhớ được bài học một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thu hút được lượng lớn học viên đăng ký tham gia khóa học.

Ngược lại, nếu giảng viên chưa từng tiếp xúc qua phương pháp này, việc giảng dạy trực tuyến càng trở nên tồi tệ hơn.

Họ chưa thể cập nhật và hoàn thiện những phương pháp dạy học mới cho bản thân trong một thời gian ngắn. Chưa thể đáp ứng được nhu cầu của học viên cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quay video, dựng clip vừa làm thời gian mà không đạt được chất lượng như mong muốn. Với người chưa thạo công nghệ thì việc học trực tuyến là một vấn đề rất lớn.

Cố gắng để có thể sử dụng được công nghệ ở mức cơ bản cũng là vấn đề nan giải. Họ là  người đã quen với việc học tập và giảng dạy theo cách truyền thống. Là người có khả năng tiếp thu công nghệ chậm. Hay người lớn tuổi. Thậm chí là cô cậu học sinh Tiểu học, Trung học Cơ sở/người chưa bao giờ tiếp xúc qua máy tính.

Khi được giảng viên gọi tên, một số bạn nhỏ đang loay hoay tìm cách sử dụng. Chúng tìm nút mở microphone để nói chuyện, mãi mới tìm thấy mở ra được. Nhưng lại bị giáo viên trách. “Tại sao thầy/cô gọi nãy giờ mà đến giờ em mới lên tiếng? Em không tập trung nghe giảng đúng không?”.

Chúng chỉ là những đứa trẻ, chưa bao giờ tiếp xúc với máy tính. Khả năng tiếp thu chưa được nhanh nhạy. Và chúng không một mình chúng ngồi học. Bên cạnh còn có ông bà hay bố mẹ ngồi bên để giúp bé thao tác các công cụ. Do đó, học sinh rất cần được hướng dẫn kỹ càng hơn. Không thể ngày một ngày hai có thể bắt chúng thành thạo thao tác như người lớn được.

Thậm chí người có thể xem là thạo công nghệ cơ bản như chúng ta. Đôi khi còn bỡ ngỡ, còn gặp nhiều vấn đề bất cập trên thiết bị điện tử. Mình còn chưa chắc có thể giải quyết vấn đề nhanh. Bản thân chúng ta ngồi làm việc quá lâu trước màn hình cũng dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Vậy tại sao chúng ta là bắt những đứa trẻ phải ngồi học liên tục cả một buổi như vậy?

Đồng ý là việc học trực tuyến là dành cho mọi lứa tuổi tuy nhiên không phải lứa tuổi nào cũng có thể thích nghi một cách nhanh chóng. Không thể phủ nhận rằng Học Online là phương án tối ưu trong thời điểm hiện tại. Song việc giảng dạy cũng cần có sự phân bố hợp lý, không thể cứ dạy như học trực tiếp được.

Việc giảng dạy trực tuyến không thể tạo ra được kết nối như khi học trực tiếp, dễ gây ra những hiểu lầm không đáng có giữa người dạy và người học.

Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội đang rầm rộ lên những đoạn clip, đoạn video ngắn về việc giảng viên và học viên có những lời lẽ không hay, xúc phạm danh dự lẫn nhau.

Những đoạn video này đã được cắt những phân đoạn không hay ra. Vì thế không thể phân định được ai đúng ai sai một cách rõ ràng. Cộng đồng mạng lại chỉ hùa theo một phía mà phán xét phía còn lại. Việc tranh luận qua lại này gây ra hình ảnh tiêu cực cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và nhà trường nói riêng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai sau này.

Việc Học Online cũng trở thành trở ngại cho một số hộ gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để mua thiết bị điện tử phục vụ cho việc học. Một thiết bị giá rẻ thì cũng đã ngang bằng một tháng lương của những người lao động khó khăn.

Hay những hộ gia đình khá giả hơn, có thiết bị điện tử, nhưng số người cần sử dụng lại nhiều hơn số lượng thiết bị. Mùa dịch, không chỉ việc học thực hiện bằng phương thức trực tuyến. Mà các doanh nghiệp cũng chuyển sang hình thức làm việc online, tại nhà. Giờ làm việc của các bậc phụ huynh và giờ học của học sinh đều nằm trong khung giờ hành chính.

Nhà không đủ máy thì phải làm sao? Công việc nào cũng quan trọng như nhau thì như thế nào? Phụ huynh nên nhường cho con học tập hay con nên nhường cho phụ huynh làm việc kiếm tiền?

Không học thì giáo viên đánh vắng, không tiếp thu được kiến thức. Cuối kỳ làm sao có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra? Không làm việc thì làm ảnh hưởng đến tiến độ của công ty. Đã làm tại nhà là đã bị cắt giảm lương mà còn bị sếp trừ lương do không hoàn thành đúng và đủ công việc. Làm sao để trang trải được cuộc sống hằng ngày?

Nên chọn như thế nào để “sống sót” qua khỏi mùa dịch này?

Theo bạn, Học Online có mang lại lợi ích cho hay không? Nó có gây ra những tác hại cho bạn hay không không? Tất cả không chỉ là các yếu tố khách quan từ bên ngoài. Mà còn là do chính bản thân bạn nhìn nhận nó ra sao. Bạn tự xây dựng cho mình một phương thức học tập như thế nào. Vậy Học Online – Lợi hay Hại? Bạn là người quyết định nó. Vậy bạn đã có câu trả lời cho bản thân chưa?

Xem thêm Học Online Tại Nhà Hiệu Quả [Dành Cho Học Sinh Các Cấp]

Video liên quan

Chủ Đề