Vì sao ếch có thể sống ở hai môi trường

Vì sao ếch sống ở nơi ẩm ướt và bắt mồi vào ban đêm

Câu 3: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Thế giới động vật xung quanh ta luôn ẩn chứa những điều bất ngờ và khó hiểu giống như thói quen hay tập quán, cách săn mồi của loài ếch. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh câu hỏi cần giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm. Vậy lý do, đặc điểm nào khiến cho loài ếch có thói quen sống và bắt mồi về đêm như vậy. Để giải đáp được thắc mắc trên chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm sinh học của ếch

Đầu tiên để giải thích được câu hỏi trên chúng ta cần tìm hiểu kỹ về tập tính và đặc điểm sinh học của loài ếch.ê

Đặc điểm sinh học của ếch

Đặc điểm sinh học

Theo nghiên cứu ếch thuộc lớp lưỡng cư có thể vừa sống dưới nước và trên cạn. Thời gian sống dưới nước hay trên cạn dài hay ngắn tùy thuộc vào từng cá thể khác nhau và từng loài ếch khác nhau. Cùng với đó ếch có giai đoạn nòng nọc sống khoảng 3 tuần dưới nước và thở bằng mang sau đó mới phát triển thành ếch trưởng thành và thở bằng phổi. Tuy nhiên phổi của ếch còn ở dạng sơ khai nên chỉ tham gia hô hấp 20%, phần còn lại phụ thuộc vào lớp da và hệ thống mao mạch dưới da. Trên da của ếch cũng có tuyến nhờn nên có thể vừa bảo vệ vừa có tác dụng tự vệ tốt trước kẻ thù.

Ếch là loại động vật thích sống ở nơi đầm lầy, đồng ruộng, nước ngọt, không phèn và mát mẻ. Nó cũng có thể sống dưới hang để sinh sản và trú đông trong mùa đông.

Quá trình sinh trưởng

Quá trình sinh trưởng của ếch bắt đầu từ khi trứng ếch nở ra dưới nước thành những con nòng nọc sống trong nước và tự dưỡng bằng noãn hoàn trong 3 ngày, sống bằng thức ăn động vật phù du như trùng chỉ, tảo, … Sau đó ếch bắt đầu phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh và trở thành ếch trưởng thành, lúc này thức ăn của chúng là động vật, đặc biệt là động vật sống.

Vòng đời của ếch

Chúng bắt mồi bằng chiếc lưỡi nhạy bén của mình nhờ đó nó sẽ có đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và sớm hình thành chức năng sinh sản hơn.

Quá trình sinh sản

Ếch thường bắt cặp và sinh sản vào mùa mưa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, vào mùa khô nó không sinh sản. Số lượng mỗi lần ếch cái đẻ trứng khoảng gần 4000 trứng và nó có thể đẻ đến 4 lần trong 1 năm.

Sau khi ếch đẻ trứng khoảng 24 giờ, trứng sẽ nở thành nòng nọc và sau 48 giờ nòng nọc bắt đầu tìm kiếm thức ăn ngoài, khoảng 28 ngày sau nòng nọc sẽ biến thành ếch con nếu môi trường sống thuận lợi và đầy đủ dinh dưỡng. Lúc này ếch con sẽ nhảy lên cạn để sống nhưng vẫn tập trung ở những vùng ẩm ướt, đầm lầy và nơi có nguồn thức ăn dồi dào như các loại động vật nhỏ trong môi trường.

Quá trình sinh sản của ếch

Những đặc điểm bên ngoài của ếch thích hợp với đời sống trên cạn

Ếch có những đặc điểm bên ngoài thích hợp với đời sống trên cạn như:

  • Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu nên thích hợp cho việc quan sát và hô hấp.
  • Mắt có mi giữ nước do tuyến lệ tiết ra nên hạn chế tình trạng bị khô mắt
  • Tai ếch có màng nhĩ có thể cảm nhận âm thanh tốt
  • Mũi ếch thông với khoang miệng nên phục vụ cho hô hấp nhờ sự đóng cửa thềm miệng
  • Chi ếch có ngón chia đốt giúp ếch vận động linh hoạt.

Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Từ những nhận định về đặc điểm và độ thích nghi của ếch chúng ta có thể giải thích được ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm vì:

Ếch chủ yếu hô hấp bằng da và khi trao đổi khí cần phải đủ ẩm để có thể khuếch tán dễ dàng qua da. Do đó nếu ếch rời nước quá lâu thì da sẽ bị khô và ếch không thực hiện hô hấp được dẫn đến bị thiếu oxy và sẽ chết vì không thể hô hấp được.

Ếch thường kiếm ăn vào ban đêm

Thức ăn của loài ếch chủ yếu là động vật nhỏ như sâu bọ mà những loài động vật này thường hoạt động vào ban đêm, do đó ếch sẽ dễ dàng kiếm được thức ăn của mình. Bên cạnh đó mắt của ếch kém nên nó sẽ nhìn thấy con mồi vào ban đêm dễ dàng hơn còn ban ngày khi bị ánh sáng chiếu nó sẽ không thể nhìn thấy gì.

Ngoài ra vào ban đêm nhiệt độ sẽ xuống thấp, độ ẩm cao hơn và không khí mát hơn ban ngày nên cơ thể của ếch không bị thoát hơi nước nhiều và nó dễ dàng ở trên cạn bắt mồi lâu hơn so với ban ngày. Đây là một đặc điểm chính hình thành nên thói quen săn bắt con mồi vào ban đêm của loài ếch.

Trên đây là những phân tích về đặc điểm, thói quen của loài ếch từ đó đưa ra câu giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích và giải đáp được thắc mắc của mình về loài ếch. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?

Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì:

Côn trùng có hình thức hô hấp nào?

Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?

Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?

Khi cá hít vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

Nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí qua cả phổi và da?

Vì sao lưỡng cư sống được cả ở nước và ở cạn?

Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ

Chim có hình thức hô hấp nào?

Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của thú ở đặc điểm nào?

Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất.

Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?

Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm? Tập tính kì lạ này của loài ếch chắc hẳn đã từng làm bạn tò mò phải không? Cùng GiaiNgo khám phá bí ẩn này nhé.

Thế giới động vật xung quanh chúng ta luôn tồn tại bí ẩn “mười vạn câu hỏi vì sao”. Và chắc rằng bạn đã từng thắc mắc vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm? Tại sao loài lưỡng cư này lại có những tập tính như vậy, hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:

  • Ếch hô hấp chủ yếu qua da [mặc dù ếch có thể trao đổi khí bằng phổi]. Khi trao đổi khí cần phải đủ ẩm để có thể khuếch tán dễ dàng qua da. Nếu ếch rời nước quá lâu thì da sẽ bị khô. Khi đó, ếch sẽ không thực hiện được hô hấp, dẫn đến việc bị thiếu oxy và sẽ chết vì không thể trao đổi khí. Thêm nữa, da ếch là kiểu da trần nên rất dễ bị tổn thương nếu ở lâu trong nơi có nhiệt độ cao.
  • Thức ăn của ếch chủ yếu là các loài động vật nhỏ như sâu bọ. Những loài động vật này thường hoạt động vào ban đêm, do đó ếch sẽ dễ dàng kiếm được thức ăn của mình. Bên cạnh đó, mắt của ếch kém nên nó sẽ chỉ nhìn thấy con mồi động vào ban đêm. Còn ban ngày, khi bị ánh sáng chiếu nó sẽ không thể nhìn thấy gì.
  • Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ sẽ xuống thấp và không khí mát hơn làm cho cơ thể của ếch ít bị thoát hơi nước nhiều, từ đó giúp cho chúng dễ dàng ở trên cạn bắt mồi lâu hơn so với ban ngày.

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ếch thuộc lớp lưỡng cư có thể vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn. Vậy nên, cơ thể ếch có những đặc điểm cấu tạo ngoài để chúng có thể thích nghi với đời sống ở dưới nước.

  • Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân tạo thành một khối thuôn nhọn về phía trước làm giảm sức cản của nước khi bơi.
  • Da ếch được phủ lớp chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí giúp giảm ma sát khi bơi và dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.
  • Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón [giống chân vịt] để thích nghi với hoạt động bơi lội.

Sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch

Sự sinh sản của ếch

Thời điểm ếch sinh sản là vào những ngày cuối xuân, sau khi đã có những cơn mưa đầu mùa hạ.

  • Khi đó, ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đôi. Ếch cái sẽ cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái. Chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
  • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh ở ếch xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài.
  • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, sau đó phát triển và nở thành nòng nọc.

Sự phát triển có biến thái ở ếch

Sự phát triển có biến thái ở ếch bao gồm các giai đoạn:

  • Trứng ếch nở ra thành nòng nọc, sống ở trong nước.
  • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
  • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
  • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

Vì sao ếch thường trú đông trong các hang ẩm ướt?

Ếch thường trú đông trong các hang ẩm ướt vì chúng là loài lưỡng cư thuộc nhóm động vật biến nhiệt, tức là nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường sống bên ngoài. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp kéo theo nhiệt độ cơ thể ếch xuống, chúng cần trú đông trong các hang nước ẩm ướt để cân bằng và ổn định nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho chúng sống sót qua mùa đông lạnh giá.

Vai trò của lưỡng cư đối với con người

Lưỡng cư đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Vai trò đối với nông nghiệp

Đa số các loài lưỡng cư đều có ích đối với nông nghiệp vì chúng giúp tiêu diệt một số lớn sâu bọ phá hoại mùa màng. Trong vấn đề này, lưỡng cư có ưu điểm hơn so với chim về một số mặt. Lưỡng cư chủ yếu kiếm ăn sâu bọ về ban đêm, bổ sung cho chim vì chim kiếm thức ăn vào ban ngày; lưỡng cư có khả năng phát hiện sâu bọ nhạy hơn chim vì màu sắc ngụy trang của sâu bọ không có tác dụng gì đối với lưỡng cư [do lưỡng cư chỉ nhìn thấy những vật cử động].

Lưỡng cư có mặt ở hầu khắp các sinh cảnh của hệ sinh thái nông nghiệp và là thiên địch của nhiều loài sâu bọ. Người ta ước tính, cứ một trăm con ếch chỉ trong một vụ hè đã có thể tiêu diệt một trăm nghìn sâu hại trên một ha đất. Ấu trùng lưỡng cư còn là thức ăn cho cá nuôi nước ngọt.

Vai trò thực phẩm và đặc sản

Ở nhiều nước trên thế giới, lưỡng cư cỡ lớn được dùng làm thực phẩm đặc sản. Ở Việt Nam, thịt ếch đồng là được coi là thực phẩm ưa chuộng khi được sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau.

Vai trò đối với y học và sức khỏe con người

Thức ăn của đại bộ phận ếch nhái có bao gồm một số lớn vật chủ trung gian gây bệnh như: muỗi, ruồi, ấu trùng thân mềm và giun,… Thịt cóc giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhựa cóc [thiềm tô] có khả năng chữa kinh giật và có tác dụng làm vết thương chóng thành sẹo. Ếch cũng là động vật thí nghiệm được dùng trong y học, nghiên cứu khoa học và trong các trường học.

Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển

Hiện nay số lượng lưỡng cư trong tự nhiên đã bị suy giảm rất nhiều do nhu cầu săn bắt để làm thực phẩm, hoặc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường sống. Trước tình hình đó, các loài lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi lại những loài có ý nghĩa kinh tế, đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái tự nhiên.

Những phân tích trên đã giải thích được vấn đề vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm, cũng như những tập tính thú vị của loài ếch. Thông qua bài viết, GiaiNgo hi vọng các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về những chú ếch dễ thương. Hãy chia sẻ thông tin này để nhiều người biết và hiểu rõ hơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề