Vì sao gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam á có đặc điểm lạnh khô mùa ít

Answers [ ]

  1. VÌ SAO KHÍ HẬU MIỀN BẮC LẠI CÓ KHÍ HẬU MÙA ĐÔNG LẠNH ÍT MƯA MÙA HÈ NÓNG VÀ MƯA NHIỀU.

    * Nước ta nắm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên tín phong Bắc bán cầu có tác động đến nước ta quanh năm.Tuy nhiên, tín phong này lại không ảnh hưởng liên tục mà theo mùa tác động đến các khu vực nước ta có thay đổi.

    * Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á:

    Về mùa Đông: lục địa Châu Á lạnh khô đã hình thành cao áp mạnh[cao áp Xibia] trong khi đó các biển và Đại dương lại nóng ẩm. Từ cao áp Xibia gió mùa mùa đông tràn xuống các khu vực phía Đông và Nam Châu Á trong đó có Việt Nam. Vì thế Miền Bắc nước ta chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa mùa Đông này.

    +Vào đầu mùa Đông [T11->T1]khối không khí lạnh khô[khối khí cực đới lục địa] di chuyển trên lục địa Châu Á đến nước ta làm cho thời tiết lạnh, quang mây, nhiệt độ thấp. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Hà Nội là 16,4 độ C, ở Lạng Sơn là 13,3 độ C.

    +Vào nửa sau của mùa Đông [T2,3,4] khối khí cực dời chuyển lệch về phía đông qua biển vào Việt Nam, tạo nên thời tiết bớt lạnh và mưa phùn ở nhiều nơi. Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội là 20,2 độ C, ở Lạng Sơn là 18,2 độ C. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh đến Miền Bắc [đặc biệt từ dãy Trường Sơn khoảng 18 độ vĩ Bắc trở ra tạo ra 1 mùa Đông với 3 tháng lạnh nhiệt độ giảm xuống 18 độ C].

    +Khối không khí lạnh này di chuyển tiếp xuống phía Nam nhưng suy yếu ra biển tính dần và có thể nó kết thúc ở dãy Bạch Mã khoảng 16 độ vĩ Bắc.

    Về mùa Hạ:Miền Bắc và cả nước chịu tác động của gió mùa hạ, hướng Tây Nam tác động đến nước ta:

    +Nửa đầu mùa hạ [T5->7] gió Tây Nam từ vịnh Bengan chịu ảnh hưởng của áp thấp Ấn Độ, Mianma mang tới cho Nam Bộ và Tây Nguyên lượng mưa lớn. Càng lên phía Bắc, khi vượt qua dãy Trường Sơn hoặc các dãy núi dọc biên giới Việt Lào tạo nên hiệu ứng phơn, gây khô nóng cho Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trường Sơn và vùng duyên hải Nam Trung Bộ[nhưng yếu]. Độ ẩm chỉ khoảng 50-70 %.

    +Nửa sau mùa Hạ [T7-T8] gió tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo theo hứơng Tây Nam vào được nước ta. Có khối khí này nóng ẩm hơn là do tác động của dải hội tụ lớn làm Miền Bắc có mưa lớn, trời mát và hay có giông. Độ ẩm tương ứng từ 85-90%. Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở Hà Nội là 28,9 độ C, ở Huế là 29,4 độ C.

    +Khối khí xích đạo cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chính gây nên mưa lớn vào mùa Hạ, Thu ở nước ta. Mưa lớn còn do tác động của bão áp thấp nhiệt đới.

    +Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến khu vực nam Hải Vân thường suy yếu đi do bị chặn ở dãy Bạch Mã.Vì vậy khi vào mùa hạ xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.

    =>Do các vùng trung tâm khí áp và hoạt động của các khối khí khác nhau đã tạo cho Miền Bắc nước ta có mùa Đông lạnh khác thường,mưa ít và mùa Hạ mưa nhiều.

Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 50 SGK Địa lí 8

Đề bài

Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình 14.1 kết hợp kiến thức đã học về khí hậu của Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết

* Đặc điểm:

- Gió mùa mùa hạ:

+ Xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam.

+ Tính chất: nóng ẩm, mưa nhiều.

- Gió mùa mùa đông:

+ Xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo.

+ Tính chất: lạnh và khô.

* Giải thích:

Hai loại gió có tính chất trái ngược nhau do bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

- Gió mùa mùa hạđi qua vùng biển thuộc khu vực Xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Gió mùa mùa đôngdi chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 50 SGK Địa lí 8

    Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

  • Bài 4 trang 50 SGK Địa lí 8

    Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á?

  • Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á

    Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ

  • Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á

    -Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp.

  • Bài 1 trang 50 SGK Địa lí 8

    Quan sát hình 14.1 [SGK trang 48], trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

1. Gió mùa mùa đông: [Từ tháng XI – tháng IV năm sau]

- Vào mùa đông lục địa Á- Âu lạnh, xuất hiện cao áp Xibia [ vùng áp cao Xibia này xuất hiện từ đầu tháng IX và đạt đến cực đại vào tháng 1] , đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nóng hơn hình thành áp thấp Alêut và áp thấp Ấn Độ Dương. Mặt khác, lúc này là mùa hạ của bán cầu Nam nên áp thấp cận chí tuyến Nam hoạt động mạnh hút gió từ cao áp Xibia về. Để ý trên bản đồ đẳng áp chúng ta thấy chính sự giao tranh giữa áp cao Xibia và áp cao cận chí tuyến Bắc [nơi sinh ra gió mậu dịch] mà ưu thế thuộc về áp cao Xibia, tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta. Về mùa đông của nửa cầu Bắc, khối không khí cực đới lục địa [NPc] từ trung tâm caoáp Xi bia [ở khoảng 50 0 B] bị lực hút của áp thấp lục địa Ôxtrâylia ở nửa cầu Nam [ nửa cầu Nam lúc này đang là mùa hạ] kéo sâu xuống phía Nam tạo thành gió mùa mùa đông, thổi đến Việt Nam theo hướng Đông Bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắchoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau.Gió này hoạt động theo từng đợt. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đến Việt Nam, do sự tiếp xúc với bề mặt đệm khác nhau nên mức độ biến tính và hệ quả thời tiết gây ra của khối khí cực lục địa hoàn toàn khác nhau trong thời gian nửa đầu và nửa sau mùa đông.

- Nửa đầu mùa đông [từ tháng XI – tháng I], khối không khí đi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, bị nóng lên và khô đi so với nơi xuất phát, nhưng thổi vào Việt Nam vẫn là khối không khí lạnh và khô nhất, gây ra kiểu thời tiết lạnh khô.

- Nửa sau mùa đông [ từ tháng II-tháng IV], khối không khí tràn qua biển Nam Trung Hoa, được tăng cường lượng ẩm, bớt lạnh, gây ra kiểu thời tiết lạnh ẩm với mưa phùn rất đặc trưng ở ven biển và ĐB bắc bộ, Bắc Trung bộ [Thời kì áp thấp Alêut mở rộng ].Như vậy, trong quá trình di chuyển xuống phía Nam, khối không khí cực lục địa bị biến tính và nóng dần lên, đồng thời bị suy yếu dần và dường như được kết thúc ở vĩđộ 16 0B - ranh giới của dãy núi Bạch Mã [ đôi lúc xuống đến vĩ độ 12 0B] . Do vậy, từ 16 0B trở vào,khi di chuyển xuống phía nam, do tác động của bề mặt đệm, khối khí lục địa bị thay đổi tính chất, bớt lạnh và do ảnh hưởng của bức chắn đia hình – dãy núi Bạch Mã ảnh hưởng của gió mùa mùa đông giảm hẳn, nhường cho sự thống trị của tín phong BBC- luồng gió xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Bắc bán cầu trên biển Thái Bình Dương [Tm] thổi về xích đạo cũng theo hướng Đông Bắc hình thành một mùa khô, nắng nóng ở Nam bộ, Tây Nguyên và mưa ở ven biển Trung bộ.. [ Tín phong Đông Bắc thổi vào nước ta quanh năm, nhưng vào mùa đông và mùa hạ , nó chịu sự lấn áp làm lu mờ bởi các khối không khí gió mùa ; nó chỉ mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu ]

I. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 300- 600ở mỗi bán cầu.

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 300về xích đạo.

- Thời gian: quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

- Phạm vi hoạt động:

+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

Ở Việt Nam, gió mùa hoạt động quanh năm

4. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương [chênh lệch nhiệt độ và khí áp].

- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió fơn

- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

- Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.

- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

Video liên quan

Chủ Đề