Vì sao nhà nguyễn lại thần phục nhà thanh

KIỂM TRA BÀI CŨ: 1.Em hãy nhận biết những kiến thức sau đây đúng hay sai: Quang Trung đã có những biện pháp gì để khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa dân tộc?• Ban Chiếu khuyến nông• Giảm tô, thuế• Mở cửa ải, thông chợ• Xây dựng quân đội mạnh• Ban Chiếu lập học• Lập Viện Sùng chính• Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại ĐúngĐúngĐúngSaiSaiĐúngĐúng 2. Nêu những công lao to lớn của Vua Quang Trung 2. Nêu những công lao to lớn của Vua Quang Trung đối với đất nước ta.đối với đất nước ta.- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh ,Lê. - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh - Thống nhất đất nước - Củng cố, xây dựng và phát triển đất nước CHƯƠNGVI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄNTIẾT 62: I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: Gia ĐịnhQuy NhơnPhú XuânBắc Giang17906-18011802 Nhóm1: Hành chínhNhóm 2: Luật phápNhóm 3: Quân độiNhóm 4: Ngoại giao [Thời gian: 3 phút] 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:-a/ Hành chính:-Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân [Huế], lập ra triều Nguyễn.-Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.-b/ Luật pháp:-Năm 1815 , nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ [Luật Gia Long] c/ Quân đội:-Xây dựng quân đội vững mạnh.-d/ Đối ngoại: -Thần phục nhà Thanh. -Khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây Vì sao nhà Nguyễn thần phục Vì sao nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh?nhà Thanh?Nhà Nguyễn khước từ mọi Nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương tiếp xúc với các nước phương Tây dẫn đến hậu quả gì?Tây dẫn đến hậu quả gì? 2. Kinh tế dưới triều NguyễnTình hình nông nghiệpTình hình nông nghiệp nước ta đầu thế kỷ XIX nước ta đầu thế kỷ XIX như thế nào?như thế nào?a/ Nông nghiệp:a/ Nông nghiệp: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?Tại sao diện tích canh tác Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân còn tình trạng nông dân lưu vong ?lưu vong ?Tại sao việc sửa đắp đê ở thời nhà Nguyễn gặp khó khăn? 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn•- Chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.•- Thực hiện chế độ quân điền.•- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.• Nông nghiệp ngày càng sa sút. Thủ công nghiệp triều Nguyễn có đặc điểm gì?2. Kinh tế dưới triều Nguyễn • Lập nhiều xưởng sản xuất mới[đúc tiền, đúc súng, đóng tàu]• Ngành khai thác mỏ được mở rộng.• Các nghề thủ công phát triển.• Thủ công nghiệp có nhiều tiềm lực nhưng không phát triển được.2. Kinh tế dưới triều Nguyễn Hoạt động buôn bán trong nước dưới triều Nguyễn như thế nào?2. Kinh tế dưới triều Nguyễn 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn•- Trong nước: buôn bán phát triển, xuất hiện nhiều thành thị buôn bán nổi tiếng Thương cảng Hội An Thương cảng Hội An [ tranh vẽ cuối thế kỷ XVIII ][ tranh vẽ cuối thế kỷ XVIII ] •Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với các nước phương Tây.• Thương nghiệp có điều kiện phát triển nhưng không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của nước ta thời bấy giờ.Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn được thể hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về những chính sách trên của triều Nguyễn?Đó là chính sách chuyên chế, bảo thủ, khôngđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội nước ta thời bấy giờ. BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN•I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ•1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:•a/ Hành chính:•b/ Luật pháp:•c/Quân đội:•d/ Ngoại giao:•2. Kinh tế dưới triều Nguyễn:•a/ Nông nghiệp:•b/ Thủ công nghiệp:•c/ Thương nghiệp: Kết luận: Mặc dầu, kinh tế có điều kiện phát triển nhưng những chính sách của nhà Nguyễn vẫn không đáp ứng được nhu cầu của lịch sử nước ta thời bấy giờ nên đời sống của nhân dân rất khổ cực và họ nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền nhà Nguyễn. TRÒ CHƠI Ô CHỮ1Triều đại phong kiến thành lập năm 1802?G2Một huyện mới được thành lập 1828I3Luật pháp nhà Nguyễn chủ yếu dựa và nội dung bộ luật nào ở Trung Quốc?A4Sản phẩm thủ công nổi tiếng của làng Vạn Phúc [Hà Tây]L567Địa phương nào bị đê vỡ suốt 18 năm liền?ONguyễn Ánh chọn nơi nào làm Kinh Đô?NGNgười đứng đầu triều đình Nhà Nguyễn gọi là gì? *T I Ề N H Ả IT H A N HN G U Y Ễ NL Ụ AK H O Á I C H Â UP H Ú X U Â NH O À N G Đ ẾG I A L O N G Dặn dò:•1. Học thuộc bài cũ và trả lời câu hỏi SGK•2. Soạn bài mới:• - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.• - Tóm tắt các cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỷ XIX.• - Sưu tầm ảnh các nhân vật lịch sử lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa. Hiệu kỳ nhà Nguyễn[1802-1885] Gia Long[ 1802- 1820] Minh Mạng[1820-1840]

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Chân dung Nguyễn Tư Giản nhà Thanh vẽ tặng

Nguyễn Hoạt

            Việc bang giao với các nước láng giềng của Việt nam có tầm quan trọng rộng lớn vì trước là giữ gìn bờ cõi đất nước, sau là tránh nạn binh đao, yên ổn cho dân chúng. Trong các nước láng giềng thì Trung Quốc là nước đặt nhiều vấn đề nhất vì là một nước lớn luôn luôn muốn thôn tính Việt Nam như lịch sử đã chứng minh. 

Từ thời dựng nước, người Hán  thường dùng võ lực để mở rộng đất đai và đàn áp các nước chung quanh mà họ xem là mọi rợ như nam di,bắc dịch, tây nhung.. Các nước bị thôn tính dần dần mất bản sắc văn hóa và bị hán hoá.Do đó họ tự nhận là trung tâm thế giới văn minh và đặt tên nước là Trung Quốc.Đến thời nhà Hán thì Trung Quốc đã thành cường quốc trên một đất đai rộng lớn ,đông dân, có tiềm lực về kinh tế , tham vọng bành trướng, quân đội hùng mạnh để trấn áp các nước láng giềng mà họ coi là chư hầu phải thần phục thiên triều.

Các vương triều Trung Quốc với ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tự cho mình là thiên triều, thượng quốc, có quyền phong tước cho vua các nước nhỏ .Ngược lại, để được phong vương, để thiết lập và duy trì giao hảo với Trung Quốc, để được yên ổn, vua các nước này phải cầu phong và phải  thi hành các bổn phận quan trọng nhất là phải triều cống  và nhận sắc phong của thiên triều.

Sách phong, triều cống dần dần trở thành chủ yếu trong quan hệ bang giao giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở thời trung đại.

Nước Việt ta tiếp giáp với Trung Quốc, địa lý vị trí nước ta ngăn cản sự bành trướng cuả thiên triều về phía nam. Vì vậy, Việt Nam luôn là mục đích tấn công đầu tiên của các vương triều phong kiến Trung Hoa. Có thể nói, với vị thế địa lý chính trị này đã găy ra nhiều tranh chấp trong quan hệ Việt-Trung từ xưa đến nay.  Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại kế tiếp  nhà Hán như Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường,Nguyên, Minh, Thanh vẫn luôn tìm mọi cơ hội để  xâm chiếm Việt Nam .

Các triều đại quân chủ xưa của Việt Nam đã chấp nhận Thiên triều để được yên ổn, tránh nạn binh đao, đảm bảo độc lập dù rằng nhiều phen đã đánh bại  quân xâm lược Trung Quốc. Vì vậy, nước ta đã giữ đúng lệ triều cống, cứ ba năm hoặc sáu năm một lần. Các đoàn sứ bộ Việt Nam được cử đi có thể là cầu phong, chúc mừng, báo tang, viếng tang, đáp lễ, hoặc bàn bạc những vấn đề mắc mớ, … Ngược lại, các triều vua Trung Hoa cũng cử các đoàn sứ bộ sang ta,tỏ ý công nhận ta là một phiên thần, ở vị trí phên dậu, phải thần phục họ.

Các triều đại ở Việt Nam phải thường xuyên triều cống và lễ sính Trung Quốc, Phan Huy Chú viết: “Nước Việt ta có cõi đất ở phương Nam mà thông hiếu với Trung Quốc, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế mà đối ngoại thì xưng vương vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế. Cho nên, lễ sách phong, lễ cống sính, việc bang giao các đời đều xem là quan trọng”.

Việc cầu phong có tầm quan trọng của sự chính thống hóa của một triều đại mới hay việc lên ngôi của vị vua kế tiếp. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong quan hệ bang giao đã khiến cho các vương triều Đại Việt  này coi việc được triều cống, lễ sính là cơ sở để hợp pháp hóa quyền lực của mình qua việc cầu phong. Theo nghi thức đó vị vua mới lên ngôi sẽ được thừa nhậncủa thiên triều về sự cầm quyền của mình trên lãnh thổ Đại Việt.Danh hiệu xin phong và được phong thường là An Nam quốc vương.

Theo từ điển của Trung Quốc, thì cống là “bên dưới hiến dâng trên” [Hạ phong thường viết cống].Đến thời phong kiến, Trung Quốc lại áp dụng chế độ triều cống này để buộc các nước có quan hệ chịu thụ phong ở Trung Quốc phải thực hiện. Các nước phiên thuộc sẽ phải nộp những vật phẩm quý cho thiên triều theo quy định thoả thuận giữa hai bên, mang tính chất bắt buộc.

Theo thể thức  xưa trong việc đi cống Trung Quốc,thì “trước khi sứ đoàn rời Thăng Long: Trấn lỵ Lạng Sơn phải cử người mang công văn sang phủ Thái Bình [Trung Quốc] báo ngày giờ xin mở cửa quan; tiếp đó cho lính về các địa phương trong trấn thu nhận các đồ cung ứng lấy của cải trong kho, chuẩn bị lễ vật để sứ bộ đến yết tại các đền miếu từ Chi Lăng đến Đồng Đăng. Ngày đầu tiên sứ bộ đến Lạng Sơn, các quan Bố chánh, án sát, Tri phủ phải khăn áo chỉnh tề ra đón tiếp. Sau đó, tất cả mặc triều phục đến hành cung trong thành làm lễ Cung thỉnh thánh an. Trưởng đoàn sứ bộ tuyên đọc: An ! [nghĩa là sức khỏe nhà vua tốt], các quan trấn đều cúi lạy 5 lạy. Đây là lễ mừng, công việc xong xuôi, mọi người ra công đường để nghe trấn quan trình bày những việc phải tiếp tục tiến hành. Ngày sứ bộ ra cửa quan, trấn lỵ đều phải có các quan đi theo đến làm lễ tại đài Khiêm Đức [cửa Nam Quan]. Lễ xong đem cống vật cho nhà Thanh chứng kiến, đủ số thì phía Trung Quốc đóng cửa quan, trấn quan Lạng Sơn lui về, sứ bộ ta lên đường tới kinh đô phương Bắc.”

Sứ mệnh thành công thì khi về nước,các sứ thần được ban thưởng,

Đi sứ triều cống là một trách nhiệm lớn lao,liên quan đến vận mệnh của quốc gia. Hành trình đi sứ gặp nhiều gian lao, khó khăn. Việc đi sứ thành công tùy thuộc vào sự khéo léo, tài tình của chính sứ thần trên suốt hành trình đi sứ.Vua Tự Đức còn chỉ thị cho các quan ở các bộ phận thảo văn thư cho sứ bộ rằng: “Đi sứ muôn dặm có quan hệ đến quốc thể, việc soạn thảo văn thư phải có tờ lệnh…soạn thảo tờ quốc thư và các điều khoản vấn đáp của sứ bộ, cần có lời thẳng, lý cứng, lễ đúng, nghĩa rõ lý họ tốt phải nghe theo, mà tình ta không khúc…Hãy kính tuân đấy nhé”…[1]

Từ khi nước Việt dành được độc lập, thì việc bang giao chính thức giữa các vương triều Việt Nam với  đế quốc Trung Hoa mới được mở ra. Từ đây, ngay dưới các vương triều Đinh, Tiền Lê, Lý  thì các sứ bộ Việt Nam được cử sang nhà Tống nhưng chưa phải thực hiện việc triều cống, mà là đi với tư cách sính sứ, mang sính lễ sang để thông hiếu, kết giao, tạ ơn… Phải đến thế kỷ XIII với sự kiện Trần Thái Tông sai sứ sang Mông Cổ, sai Lê Phụ Trần làm Chính sứ, Chu Bắc Lâm làm Phó sứ, định lệ thường 3 năm 1 lần, thi mới xem như chế độ triều cống Trung Quốc bắt đầu một cách chính thức.

Sau khi thắng nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước, nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Nhà Nguyễn không khẳng định được quyền lực và sự chính thống bằng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.Vì vậy, sau khi giành lại chính quyền, các vua Nguyễn mong muốn được chính thống hóa ngôi vua mà thiên triều đã ban cho vua nước Nam và những người kế vị vì các giới quan lại, sĩ phu chỉ coi vua là chính thống khi vua được hoàng đế Trung Hoa phong vương.

Nhà Nguyễn duy trì tục lệ triều cống và lễ sính với vương triều Trung Hoa, cử các sứ bộ đi sứ và đã đưa quan hệ ngoại giao với nhà Thanh lên hàng đầu,như sau:

– Năm 1802, vua Gia Long đã cử hai sứ đoàn sang nhà Thanh, đem giao lại cho nhà Thanh những sách ấn mà họ ban cho triều đình Tây Sơn và xin đặt quốc hiệu, cầu phong.  Gia Long viết cho vua Gia Khánh những lời lẽ khéo léo: “…Thần cử Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức mang sang lễ vật để thể hiện lòng trung thành chân thực của chúng thần, sự sẵn sàng của chúng thần được đứng vào hàng ngũ của các chư hầu”. Năm 1804 sứ thần Trung Quốc Tề Bố Sâm mang sắc chỉ “Thiên triều” sang Việt Nam phong cho Gia Long,  chức Việt Nam Quốc vương,

Các vua nhà Nguyễn xem việc tuyên phong của nhà Thanh là điều rất quan trọng. Nhà Nguyễn có thông lệ là đều đặn cử sứ đoàn mang cống phẩm sang dâng nộp cho nhà Thanh.

Ngoài ra cứ mỗi lần nhà Thanh có lễ mừng hay cáo tang, triều đình Nguyễn đều cử sứ bộ mang lễ vật sang dâng . Điển hình như, năm Gia Long thứ 18, nhân dịp thọ 60 tuổi của Gia Khánh hoàng đế, triều Nguyễn cử sứ đoàn, do Cần chánh điện học sĩ Nguyễn Xuân Tình dẫn đầu sang chúc mừng; năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] nhân díp mừng thọ 50 tuổi Đạo Quang hoàng đế, sứ bộ Hoàng Vân Đản cũng được cử sang chúc mừng…Việc cử sứ đoàn sang Trung Quốc để làm lễ tạ ơn, dâng hương, nộp cống hay chúc mừng, giữa nhà Thanh và triều Nguyễn đều có sự thương lượng giữa hai bên.

Để thực hiện chính sách ngoại giao này, nhà Nguyển đà cử nhiều sứ bộ sang Trung quốc. Theo thường lệ,cứ 3 năm nhà Nguyễn cử một sứ bộ sang Trung Quốc, Công việc bị gián đoạn sau chuyến đi sứ của Phan Huy Vịnh năm 1852 và mãi đến năm 1868 mới có một sứ đoàn mới mà  Nguyễn Tư Giản được đề cử đi sứ.

Nguyễn Tư Giản, hiệu Thạch Nông ,vốn tên là Nguyễn Văn Phú, được vua phê đổi là Nguyễn Tư Giản, hiệu khác Vân Lộc và tự Tuân Thúc, người xã Du Lâm huyện Đông Ngàn tỉnh Bắc Ninh [xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội].Ông là cháu nội của danh sĩ Nguyễn Án và là hậu duệ của danh thần Nguyễn Thực.

Ông thi đỗ Cử nhân khoa Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 [1843] và thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 [1844]. Ông đã từng giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Ninh Thuận, Cấp sự trung, Tập hiền viện Thị độc, Kinh diên Khởi cư trú, Hàn lâm viện Thị giảng Học sĩ, Thị lang Bộ Lại, Tham biện quân Hải An, Hồng lô Tự Khanh.Thời vua Tự Đức năm 1868 ,ông  được cử đi sứ  sang nhà Thanh.

Sứ đoàn này do chánh sứ là Lê Tuấn,Nguyễn Tư Giản chánh phó sứ, Hoàng Tịnh phó sứ thứ hai đi triều cống theo thường lệ và đặc biệt được lưu lại để dự Lễ Vạn Thọ mừng sinh nhật Hoàng đế Trung Hoa 40 tuổi .[2]

Chánh sứ Lê Tuấn đỗ Nhị giáp Tiến sĩ [Hoàng giáp], năm Tự Đức thứ sáu [1853] và làm thượng thư, hiệp biện đại học sĩ dưới triều Tự  Đức. Ông đã hai lần làm chánh sứ, ở Trung Quốc và Pháp. Hoàng Tịnh đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ năm thiệu Trị thứ 6 [1846] làm bố chánh tỉnh Quảng Bình.

Vua Tự Đức đã chọn Nguyễn Tư Giản làm Phó Sứ thứ nhất chuyên soạn thảo các văn kiện và ngoại giao, bút đàm. Ông để lại hai cuốn Yên thiều thi văn tập và Yên thiều bút lục nói về chuyến đi sứ này.

Dưới triều Nguyễn, những cống phẩm của ta để sang Tàu chỉ phải giao cho viên tổng đốc Lưỡng Quảng để chuyển về Yên kinh, còn sứ Việt Nam, chỉ khi nào cần bàn bạc về  những việc quân quốc đại sự mới sang Yên Kinh.

Thông thường, các sứ đoàn hay đi theo lộ trình đường bộ từ Thăng Long hay Phú Xuân lên Lạng Sơn, đến ải Nam Quan qua Nam Ninh [Quảng Tây] , từ Nam Ninh trở đi, phương tiện giao thông thường dùng là đường thủy, theo dòng Trường Giang- Sau đó qua Hồ Nam -Hồ Bắc -Hà Nam-[hoặc An Huy-Giang Tô-Sơn Đông]-Hà Bắc-Yên Kinh [Bắc Kinh].

Các phái đoàn đi sứ được tiếp đón khi đi qua các tỉnh thành, các trạm dịch địa phương. Các vị sứ thần thường cùng những vị quan lại, nho sĩ nơi đất khách xướng họa thơ văn. Trong hàng trăm tập thơ đi sứ của các vị sứ thần từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX, hầu như thi tập nào cũng có rất nhiều bài thơ xướng họa.

Sứ bộ rời  Hà Nội ngày 22 tháng 7 năm Mậu thìn , Tự Đức thứ 21 [1868] ,đi  Lạng Sơn ,Đồng Đăng .

Trong “Bài ca về Xứ Lạng Sơn ác nghiệt”, Thượng thư Nguyễn Tư Giản  nói về Lạng Sơn thật rùng rợn:

          “…Xứ Lạng Sơn ác nghiệt hơn sa xuống vực…

          Sau chiến tranh xương sót lại chất bên đường…

          Nơi đây giao long làm hang, rắn làm ổ…

          Ma qủy cùng nhau lui tới….

          Ăn uống ngộ độc, ruột gan rối loạn.

          Ra vào trúng độc, cười nói điên cuồng…[3]

Ngày mùng 1 tháng 8, sứ bộ và tùy tùng hộ tống đem Quốc thư và cống phẩm đến cử ải đứng chờ, rồi sai thông sự mang danh thiếp xin gặp phía Thanh triều.Quan chức sử tại nhà Thanh mử cửa ải nghinh đón sứ bộ đi đến Chiêu Đức làm thủ tục và nghi lễ.Sau đó sứ bộ đến Bằng Tường nghỉ lại.

Từ lúc qua  cửa quan ngày mùng 1 tháng 8 năm 1868,tới Yên kinh Bắc kinh ngày 29 tháng 4 năm 1869 và từ Yên kinh trở về ngày 10 tháng 4 năm 1869 đến ải Nam Quan  ngày 13 tháng 11 cùng năm, sứ bộ đi trong thời gian 181 ngày, qua Quảng Tây,Hồ Nam,Hồ Bắc, Trực Lệ với 73 ngày đường thủy, 44 ngày đường bộ, chỉ nghỉ lại  64 ngày từ Ải Nam Quan đến Yên Kinh [1868-1869]. [2]

Khi đến các châu thành thì sứ bộ thường gửi thư để tiếp kiến các nhà hữu trách địa phương và trao tặng lễ vật , trao đổi văn hoá.

Trong dịp này, ông có làm 355 bài thơ và sau đây là một vài bải tiêu biểu:

 Nguyễn Tư Giản soạn bài Biện di thuyết  trên đường đi sứ để phê phán thái độ ngạo mạn của thiên triều đối với cạc nước láng giềng: khi đoàn sứ bộ ta tới Quảng Tây, thấy trong hiệu sách đang bày bán tập Việt Tây dư địa đồ thuyết, trong đó, phàm những nơi đất Trung Hoa tiếp giáp với Việt Nam đều ghi là giáp “mỗ di châu, di huyện”. Xem chưa hết tấm bản đồ, ông thở dài than rằng: “Ôi! Nói thế mà nghe được sao ? Người Trung Quốc cho họ là “trung thổ”, còn các nước chung quanh họ là “phiên phong”. Nhưng kìa xem trời che phủ địa cầu, ngoài người Trung Hoa ra, còn có muôn nghìn nước, làm sao phân biệt được đâu là “trung”, đâu là “ngoại”? Chả lẽ ai cùng khu vực với mình thì gọi là “hạ”, mà không tương thích với mình thì gọi là “di” ? Nên nhớ Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam xưa kia có lúc là một, cũng “Thi, Thư, Lục nghệ”, cũng “Lễ, Nhạc, y quan”… Lại kìa như đất đai có lớn có nhỏ, thế nước có lúc mạnh lúc yếu, ấy là chuyện tự nhiên. Nếu đức nghĩa không tì vết, thì tuy yếu mà mạnh, tuy nhỏ mà lớn. Cho nên lấy đức để đối xử với nhau thì thiên hạ sẽ hướng về, ấy là đạo lý từ xưa. Chưa nghe nói ai kiêu căng, ngạo mạn mà khiến người ta sùng phục. Sách Tả thị viết: “Anh đừng bảo nước Tần không có người”, đấy là câu nói của nước đối phương dùng để trả lời khách!”

Xuân dạ lữ hoài trình Lê Hoàng nhị sứ thần

Đêm xuân nhớ nhà, gửi hai quan sứ họ Lê, họ Hoàng

Đăng ảnh liên sàng quyện nhãn khai,
Mộng trung hà xứ vọng hương đài.
Mạc sầu khách lộ vô hoa tận,
Khước uý nam thiên hữu nhạn lai.
Nhân sự phùng xuân thiêm lãn tán,
Thi hoài đắc tửu tỉnh xao thôi.
Minh triêu khai chấn đông phong tiện,
Hựu thị minh già mã thượng thôi.

Dịch nghĩa
Mờ bừng mắt dậy, bóng đèn hoa,
Mộng kiếm nơi nao chẳng thấy nhà?
Dặm khách bâng khuâng huê rụng hết,
Trời nam thấp thỏm nhạn bay qua…!
Gặp xuân, công chuyện sinh lười nhỉ,
Có rượu, câu thơ đỡ gọt mà.
Kèn mọi sớm mai sẽ lại thổi
Gió đông dìu vó ngựa bon xa…

Độ Hán Thuỷ xuất Giang Hán đồ trung kiến ký

Giang thành tình nhật đống vân thu,
Thốc thốc lâu đài diệp diệp chu.
Quy Phượng sơn liên Hoàng Hạc tú,
Kinh Tương thuỷ hội Hán Dương lưu.
Bình sa tân khởi Tây dương ốc,
Cổ khách đa xuyên Bắc khẩu cừu.
Tài đáo quan môn cánh đông khứ,
Mạch huề liễu phố biến đinh châu.

Hán Thuỷ là sông phát nguyên từ núi Bàn Chủng, tỉnh Thiểm Tây, quanh co chảy về phía đông đến Hán Dương rót vào Trường Giang. Giang Hán tức Trường Giang và Hán Thuỷ.
Dịch
Giang thành trời tạnh, váng đông mây,
Lầu gác tổ ong, thuyền lá cây.
Quy Phượng, núi chen Hoàng Hạc đứng,
Kinh Tương, sông họp Hán Dương đầy.
Áo len Bắc khẩu, phường buôn mặc,
Nhà ngói Tây Âu, bãi cát xây.
Vừa tới ải quan, lại đi tiếp…
Ruộng mì, trại liễu khắp nơi đây.

Nguồn: Đông Xuyên, Tuyển tập thơ Hán – Việt, NXB Cảo thơm, 1975

Khi tàu đã cặp bến

          Gió đưa dương liễu cành cành nguyệt Cụm toả ngô đồng lá lá sương. Thuyền mọn năm canh người Bích Hán,

Địch dài một tiếng khách Tầm Dương.

Nguồn: Quách Tấn, Hương vườn cũ, NXB Hội nhà văn, 2007

Ngẫu bút kỳ 1

Trà oản hương lô ngọ mộng dư,
Cách thuyền văn hoán mãi gia ngư.
Vô đoan án thượng hồng tiên thích,
Hựu thị nhân lai khất pháp thư.

Dịch nghĩa

          Bát trà, lò hương, vừa tỉnh giấc mơ trưa, Cách thuyền nghe tiếng gọi bán cá ngon. Không đâu trên án thấy có danh thiếp giấy hồng [đưa tới],

Lại là người đến xin viết chữ [thư pháp] cho.

Nguồn: Yên Thiều thi văn tập, Nguyễn Tư Giản..

9-Ngẫu bút kỳ 2  • Ngẫu nhiên viết kỳ 2

Ngẫu bút kỳ 2

Nha đồ vị giải thảo “Nga quần”,
Hà hữu huy hào lạc chỉ vân.
Mạc vấn khách lai chân thưởng phủ,
Yếu tri Nam phục bản đồng văn.

Dịch nghĩa

          Bôi quệt chưa biết thảo bút như thiếp “Nga quần”, Làm sao có được gọi là vung bút như có mây khói trên giấy? Chớ hỏi khách đến có thực khen ngợi thưởng thức hay không,

Nhưng phải biết rằng nước Nam vốn cũng là nước đồng văn vậy.

Nguồn: Yên Thiều thi văn tập,  Nguyễn Tư Giản .

Sương thiên  • Trời sương

Lạc nguyệt mang mang thuỷ thượng lâu,
Hiểu sương như vũ mãn đinh châu.
Bán nhai lục thụ thiêm hoàng diệp,
Nhất dạ thanh sơn tận bạch đầu.
Vân ám bất lai Hành lộc nhạn,
Thiên hàn độc ỷ Sở giang châu.
Lĩnh mai dục vấn hoa khai vị?
Cực mục phong yên giảo khách sầu.

Dịch nghĩa

Vầng trăng lặn mờ mờ soi ngôi lầu trên mặt nước,
Sương sớm như mưa, đầy cả bãi sông.
Cây biếc ở lưng núi điểm thêm lá vàng,
Núi xanh qua một đêm đều thành đầu bạc.
Mây mịt mờ, không thấy bóng nhạn bay về dãy Hành Dương,
Trời lạnh, một mình nương chiếc thuyền trên sông Sở.
Muốn hỏi cây mai trên Dũ Lĩnh đã nở hoa chưa?
Mòn mắt ngắm cảnh gió mây, rộn nỗi buồn đất khách!

Chú thích: Bài thơ ám chỉ rừng mai ở khu vực Mai Quan cổ đạo, thuộc núi Đại Dũ Lĩnh [núi Đại Dũ], một trong 5 dãy núi gọi là Ngũ Lĩnh, ở tỉnh Giang Tô [Trung Quốc]. Trên núi Đại Dũ có cửa ải phân cách Giang Nam và Lĩnh Nam, nay là phân cách hai tỉnh Giang Tô và Quảng Đông, cũng là ranh giới cũ giữa nước Nam Việt của Triệu Đà với Trung Quốc thời Tần- Hán.

Nguồn: thi viện

Toại Bình đạo trung

Dã khoát thiên hàn vạn mộc khô,
Sơn nghinh thuỷ tống tuế hoa tồ.
Tuyết tiêu xa lộ thần khu mã,
Phong hám đăng bình dạ thính ô.
Vấn tục thôn nhân đa lỗ mãng,
Tầm bi cổ tự bán mô hồ.
Bạch liên hồng phát như kim tận,
Hành lý tuỳ xuân tảo nhập đô.

Toại Bình là huyện thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Dịch nghĩa:

          Đồng rộng, trời đông, cây cỏ khô. Sông đưa, núi đón, hết năm ư? Ngựa rong đường sớm tuyết tan hết, Quạ lắng đèn khuya gió thôi mờ. Hỏi tục, dân quê nhiều lỗ mãng, Tìm bia, chữ cổ nửa mơ hồ, Tóc hồng, sen trắng nay đâu cả?

Hành lý theo xuân vào đế đô…

Trong chuyến đi sứ này,Nguyễn Tư Giản có gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên là  Triệu Bỉnh Cảo, Kim Hữu Uyên và Nam Đình Thuận và cùng nhau làm thơ xướng họa. Các thơ này được chép trong Yên thiều thi thảo  kí hiệu VHv.1436, có 2 bài thơ. Và Trong Yên thiều bút lục  ký hiệu A.852, có chép bài văn về sự đi lại giữa các đoàn sứ thần [Triều Tiên, Lưu Cầu, An Nam].

Thơ của Nguyễn Tư Giản tặng các sứ thần [1]:

Giản Triều Tiên sứ thần Kim Hữu Uyên, Nam Đình Thuận,Triệu Bỉnh Cao tịnh giản

Mạc nhĩ Đông nam hải,

Tương phùng Yên kế trung,

Hầu môn vị bán diện,

Vấn tục bản tam đồng,

Cơ, Vĩ phân tinh tượng,

Y thường kiến cổ phong,

Xuân phong Mã Trại thủy,

Mạc tảo xúc qui hồng.

Dịch là:

Biển Đông Nam xa lắc,

          Đất Yên Kế gập nhau,

          Cổng sâu chưa thấy mặt,

          Phong tục có khác đâu,

          Tinh dã chia Cơ,Vĩ,

          Y quan nếp cổ xưa,

          Gío xuân dòng Mã, Trại,

          Cánh hồng chớ vội xa.

Là đệ nhất Phó sứ, ông thương thuyết với quan chức Quảng Tây cùng phối hợp để tiêu diệt  tàn quân của Thái Bình thiên quốc còn tiếp tục cướp phá ở biên giới Việt-Trung.

Vua Tự Đức nhận được hai cuốn sách Yên thiều thi văn tập và Yên thiều bút lục Nguyễn Tư Giản viết và cuốn Như Thanh nhật kí của cả ba sứ thần cùng viết báo cáo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi, vua rất hài lòng. Cả ba sứ thần được vua thăng thêm một cấp và giữ lại làm việc ở triều đình.Đi sứ về ông được thăng Thị lang bộ Lại kiêm phó Tổng tài Quốc sử quán. Ở chức vụ này, ông đã tham gia biên soạn và xét duyệt lần cuối bộ sử lớn của nhà Nguyễn Việt sử thông giám cương mục

Trong chuyến đi này Nguyễn Tư Giản nhận định ra sự suy yếu của Thanh triều sau cuộc nổi loạn năm 1850 của  Thái Bình thiên quốc và sự nhượng bộ của thiên triều trước sự xâu xé của các cường quốc Âu Mỹ vì triều đình bảo thủ không chịu canh tân.

Ông còn học hỏi được nhiều điều mới, nên khi về nước ông cùng với Nguyễn  Trường Tộ,Nguyễn Đức Hậu, Bùi Viện dâng sớ lên vua Tự Đức đề nghị một chương trình canh tân tự cường, như cho mở rộng bang giao với các nước Tây phương, cử học sinh ra nước ngoài để học kỹ nghệ mới lạ.Nhưng triều đình lúc bấy giờ vẫn bảo thủ không thông hiểu tình thế bên ngoài như Phan Bội Châu viết:….người Việt Nam ta lúc bấy giờ lại có thái độ tự mãn “ôm vàng vác mặt”, ngồi đáy giếng chẳng biết có trời rộng mênh mang. Văn hóa cũng như quân sự đã hèn kém mà ngày càng thêm sa sút; lại thêm quan niệm hủ chấp chính giáo, mỗi việc đều chỉ biết mô phỏng theo các triều đại Minh, Thanh. Văn nhân thì chỉ biết “ôm cây đợi thỏ”, câu nệ theo sách xưa, tục học tầm chương mà cứ vênh vang đắc chí. Người có trách nhiệm về võ thì cũng chỉ lấy cờ trống làm vui làm đẹp, lấy con quyền làm trò khoe tài du hý trẻ con; tự cho mình là hạng người tài hoa chưa từng có.

            Điều đáng chê trách hơn nữa là những người có trách nhiệm về vận mạng quốc gia lúc bấy giờ lại còn ra mặt coi rẻ nhân dân, xem thường dư luận. Mọi việc có quan hệ đến đường lối quốc gia, người dân chẳng được hay biết mảy may, chỉ đứng ngoài mà ta thán.[4]

Dù không được nhà vua nghe theo, nhưng các ông được người đương thời xem trọng, coi như một tân đảng. Năm Qúy Dậu 1873 , triều đình Huế cử một phái bộ sang Pháp để điều đình chuộc lại Nam kỳ. Nguyễn Tư Giản được cử làm Chánh sứ, nhưng ông dâng sớ lấy lý do bệnh tật sức yếu, xin thoái thác  vì ông không tán thành chủ trương giải hòa với Pháp.

Nguyễn Tư Giản đã thực hiện được những ước mơ  cuả kẻ sĩ thởi xưa: Đỗ tiến sĩ [đại đăng khoa], lấy vợ [tiểu đăng khoa] và đi sứ Trung quốc. Khi đi sứ ông đã chứng tỏ với triều đình Trung quốc Việt nam là một nước có văn hóa không kém gỉ thiên triều chứ không phải là di, dịch.Với kiến thức thu thập khi đi sứ, ông thấy nước Pháp sắp xâm chiếm nước Việt Nam cho nên việc canh tân nước nhà là khẩn cấp.

Tham khảo

[1]-Khâm Định Đại nam hội điển sử lệ,1993 Nxb Thuận Hóa, Huế

[2]- Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản-Cuộc đời và thơ văn, 2001,nxb Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây ..
[3]– sovhtt.langson.gov.vn, Trấn thành Lạng sơn,2018

[4]-Phan bội Châu- Việt nam vong quốc sử, nxb Văn sử địa ,1957

Video liên quan

Chủ Đề