Vì sao phải xây dựng vị trí việc làm

Nếu triển khai có hiệu quả, Đề án VTVL sẽ đảm bảo “một người có thể làm được nhiều việc” và “một việc chỉ có một cơ quan, đơn vị phụ trách” chứ không để như trước đây là một việc có nhiều cơ quan, nhiều đơn vị tham gia và không có sự phân công cụ thể xem ai, cơ quan nào là người chủ trì để giải quyết, dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm.

Chuyển từ công vụ chức nghiệp sang công vụ việc làm 

Xây dựng VTVL được xem là giải pháp căn bản để thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản được biên chế, cải cách tiền lương… Với tầm quan trọng như vậy, đến nay, nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai xây dựng và thực hiện Đề án VTVL và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng, Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý công chức, viên chức [CCVC] theo VTVL phù hợp với xu thế dịch chuyển nền công vụ chức nghiệp sang nền công vụ việc làm hiện nay. Việc xây dựng và áp dụng mô hình VTVL thay mô hình chức nghiệp giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá được mức độ quan trọng của từng công việc, tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Đây còn là căn cứ để thực hiện việc đánh giá CCVC một cách chính xác, khách quan, làm cơ sở để quy hoạch đào tạo bồi dưỡng trả lương thưởng... 

Chính vì vậy, theo ông Đồng, vấn đề xây dựng VTVL và quản lý công chức theo VTVL đã và đang được các ngành, các cấp rất quan tâm, xem đây là giải pháp góp phần đổi mới phương thức quản lý CCVC trong nền hành chính công hiện nay. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện xây dựng đề án VTVL là tiền đề quan trọng để Chính phủ triển khai một số đề án cải cách tiền lương, tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ CCVC… 

“Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng đề án trong công tác tổ chức biên chế và quản lý CCVC nên khi có văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, TP Đà Nẵng đã tập trung bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện. Đến nay, Chủ tịch UBND TP đã phê duyệt đề án VTVL 100% cơ quan hành chính của thành phố [các sở, ban, ngành] và quận, huyện; 95% đề án VTVL của các cơ sở đơn vị sự nghiệp công lập”- Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng thông tin.

Bộ Tư pháp cũng là một đơn vị được đánh giá cao về việc triển khai xây dựng và thí điểm thực hiện Đề án VTVL. Theo Bộ Tư pháp, xây dựng và thực hiện Đề án này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định số lượng VTVL và số người làm việc tương ứng.

Đề án còn giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị rà soát, đánh giá lại tình hình sử dụng, sắp xếp nhân sự trong cơ quan, đơn vị; có cái nhìn toàn diện về số lượng VTVL dự kiến và số lượng VTVL hiện tại cũng như xây dựng kế hoạch sử dụng cán bộ CCVC đảm bảo hiệu quả tiết kiệm. Căn cứ vào quyết định của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục VTVL trong các cơ quan, tổ chức hành chính của Bộ Tư pháp, Bộ đã phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực VTVL của 21/22 đơn vị hành chính thuộc Bộ… 

Theo đánh giá chung của Bộ Tư pháp, việc xây dựng về việc và triển khai thực hiện Đề án VTVL trong các đơn vị thuộc Bộ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo tính khoa học, nghiêm túc và chất lượng.

Giải pháp đổi mới phương thức quản lý công chức, viên chức

Trao đổi với PLVN, ông Phạm Văn Hòa - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội [ĐBQH] tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH cho rằng, Đề án VTVL có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là sắp xếp, bố trí con người đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và đúng chuyên môn nghiệp vụ vào các VTVL.

“Tôi nghĩ đây là một vấn đề mới và hay, thể hiện sự công tâm, khách quan và giúp tìm được người tài, có đức, có tâm để thực hiện nhiệm vụ. Việc này cũng theo đúng chủ trương “một người có thể làm được nhiều việc và một việc chỉ có một cơ quan, đơn vị phụ trách” chứ không để như trước đây là một việc có nhiều cơ quan, nhiều đơn vị và thậm chí là nhiều người tham gia nhưng không có phân công cụ thể là ai, cơ quan nào sẽ là người chủ trì để giải quyết việc đó, dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, khiến việc làm cũng như nhiệm vụ bị trì trệ”, ông Hòa nói. 

Theo ông Hòa, việc bố trí VTVL tới đây sẽ phù hợp và thực tiễn hơn, giảm bớt được những gánh nặng của Nhà nước về bộ máy cũng như vấn đề biên chế. Suy nghĩ “biên chế suốt đời” hiện đang ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Họ có suy nghĩ rằng khi vào Nhà nước, vào cơ quan phải có biên chế và biên chế suốt đời. Điều này dẫn đến việc một người “cứ làm hoài, làm mãi” dù làm chưa được tốt phần công việc được phân công. Trong khi đó, ở phần nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm thì cán bộ đó vẫn hoàn thành được nhiệm vụ.

“Hoàn thành được nhiệm vụ thì đâu có tinh giản biên chế được! Chỉ những đối tượng không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liền thì mới giảm biên chế được. Cho nên, việc muốn cho ông A, bà B nghỉ việc là rất khó. Dù những con người đó chất lượng hoạt động không cao nhưng không cho nghỉ được. Tuyển người khác, người trẻ có năng lực, có học hành, có kiến thức rộng rãi hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn vào VTVL đó cũng không được vì đã có ông A, bà B “ngồi” chỗ đó rồi”- ông Hòa phân tích. 

Trong bối cảnh như vậy, ông Hòa cho rằng: “Việc triển khai VTVL sẽ có hướng để bỏ được biên chế. Trong việc làm của anh, nếu anh làm được việc thì anh cứ tiếp tục, còn nếu không được việc thì cũng có thể cơ quan ký hợp đồng lao động với anh có quyền cắt việc anh. Tất nhiên giữa người lao động và người ký hợp đồng lao động phải có sự thỏa thuận thống nhất với nhau theo quy định của luật… Việc này cũng sẽ khách quan và phù hợp với tình hình thực tiễn, đa số cán bộ sẽ ủng hộ đồng tình”.

Đối với việc xóa bỏ “biên chế suốt đời”, ĐB Hòa cho rằng: “Việc này phải có lộ trình để tổ chức, sắp xếp, nhưng theo ông về lâu dài sẽ thực hiện được. Hiện nay, những biên chế lớn tuổi sẽ nghỉ hưu hoặc chúng ta sắp xếp lại tinh giản bộ máy ít đi, thấp đi. Bên cạnh đó, những con người mới thì chúng ta sẽ thực hiện hợp đồng lao động theo VTVL, theo khả năng, theo trình độ chuyên môn của mỗi lao động”. 

Nắm được bức tranh tổng thể về nhu cầu bố trí lực lượng

Tại Tổng cục Hải quan, theo báo cáo, năm 2015, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và triển khai trong toàn ngành quy trình xác định biên chế theo VTVL đảm bảo tính định lượng thực tiễn và khoa học trên cơ sở kết quả đề tài khoa học về phương pháp xác định yêu cầu bên chế của từng VTVL theo thời gian hao phí của sản phẩm. Việc triển khai quy trình biên chế này đã đạt được một số kết quả quan trọng. Có thể kể đến là việc lần đầu tiên phương pháp xác định biên chế đã được áp dụng trong một cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo được cả hai tiêu chí về tính thực tiễn và tính khoa học.

Kết quả thực hiện quy trình này giúp thủ trưởng các đơn vị, cơ quan tổ chức cán bộ nắm được một bức tranh tổng thể về nhu cầu bố trí lực lượng hải quan theo từng VTVL chuyên môn, nghiệp vụ tại từng đơn vị. Việc triển khai quy trình này cũng giúp phát hiện sự chồng chéo, vướng mắc trong việc bố trí lực lượng công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực công tác khác nhau hoặc cùng một lĩnh vực công tác. 

Đồng thời, quy trình này cũng giúp cho lãnh đạo và cán bộ công chức của từng đơn vị nắm được đơn vị mình có những loại sản phẩm nào, khối lượng công việc của sản phẩm định mức cơ bản tạo ra sản phẩm… từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành và thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ của đơn vị.

Bên cạnh đó, qua quá trình triển khai thực hiện, lãnh đạo và các công chức các đơn vị đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng biên chế một cách có hiệu quả; ý thức được trách nhiệm trong việc phải thống kê, theo dõi kết quả thực hiện công việc và tìm các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện công việc của công chức. 

Việc triển khai quy trình nói trên cũng tạo nền tảng xây dựng hệ thống quản lý, sử dụng biên chế hiệu quả; kịp thời chuẩn bị các cơ sở dữ liệu phục vụ các yêu cầu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tinh giản biên chế của Tổng cục Hải quan theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và các bản văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác này cho giai đoạn 2016-2021.

Vị trí việc làm là gì? Quy định mới nhất về vị trí việc làm của công chức, viên chức? Cách xác định vị trí việc làm của công chức và viên chức để tính lương theo quy định tại Nghị định mới nhất?

Xác định vị trí việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chính là cơ sở để cơ quan đơn vị có thể thực hiện sắp xếp các bộ phận trong một cơ quan tổ chức một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa góp phần thuận tiện hơn cho công tác quản lý nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân sự, công tác tuyển dụng, cũng như đánh giá và xây dựng chế độ quyền lợi với công chức viên chức. Hiện tại trong tương lai vị trí việc làm sẽ được xác định là cơ sở để tính lương. Từ năm 2021 sẽ căn cứ kết quả công việc để trả lương; theo đó mỗi ngành có một số  vị trí việc làm, trong mỗi vị trí xác định luôn mức lương riêng chứ không đều giữa mọi ngành như hiện nay.

1. Vị trí việc làm là gì?

Theo cách hiểu chung Vị trí việc làm là một vị trí hoặc một chỗ làm việc trong một cơ quan, một tổ chức hay đơn vị mà tại đó, người làm việc thực hiện một công việc hoặc làm một nhóm những công việc mang tính ổn định và lâu dài, thường xuyên, có sự lặp đi lặp lại và có tên gọi theo chức danh và chức vụ cụ thể.

Vị trí việc làm được cấu tạo bởi 4 bộ phận bao gồm :

-Tên gọi vị trí việc làm [Chức vị]

-Nhiệm vụ và quyền hạn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm cần phải thực hiện [chức trách]

-Yêu cầu về trình độ và kỹ năng về chuyên môn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm phải đáp ứng [tiêu chuẩn].

-Tiền lương: tiền lương được trả tương ứng với chức vị, chức trách và chiêu chuẩn của người đảm nhiệm công việc.

Bên cạnh những bộ phận của vị trí việc làm thì còn có cách bộ phận khác hợp thành như là các chế độ áp dụng đối với những vị trí việc làm đặc biệt như yêu cầu chức trách, tiêu chuẩn và phụ cấp được hưởng, hoặc là các điều kiện để có thể đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ [các trang thiết bị tại nơi làm việc, quá trình phối hợp thực hiện].

Vị trí việc làm trong một cơ quan, tổ chức, các đơn vị có thể được phân loại như sau đây:

+ Phân loại theo chức danh, vị trí việc làm bao gồm các loại như sau:

-Các vị trí lãnh đạo, quản lý

-Các vị trí thực hành, thực thi [Theo chuyên môn, nghiệp vụ].

-Các vị trí hỗ trợ và phục vụ

Mỗi vị trí việc làm trong mỗi đơn vụ nhất định đều có bản mô tả công việc với những yêu cầu về phẩm chất, về trình độ và năng lực, cũng như sự hiểu biết tương ứng đối với một ngạch công chức cụ thể. Trong đó, một số vị trí công việc giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, còn lại là những vị trí việc làm mang tính thực thi và hỗ trợ, phục vụ.Thực tế, số lượng những vị trí thực thi và thừa hành, hỗ trợ, phục vụ nhiều hơn những vị trí lãnh đạo, quản lý.

+ Phân loại theo số lượng người đảm nhận vị trí việc làm, vị trí việc làm bao gồm các loại như sau:

-Vị trí việc làm do một người đảm nhận

-Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận

-Vị trí việc làm kiềm nhiệm

Một vị trí việc làm có thể có nhiều công việc khác nhau, do đó sẽ có nhiều vị trí việc làm khác nhau ở các cơ quan. Vì gắn với các yếu tố công việc, nên sẽ có rất nhiều những vị trí việc làm khác nhau. Chúng ta có thể lấy ví dụ cụ thể hơn:Đồng thời, trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước mang tính cấp bậc giữa các cơ quan từ cấp trung ương đến địa phương, cho nên vị trí việc làm ở đây cũng chính là vị trí theo cấp bậc giữa những cơ quan này. Do đó, có cùng một vị trí lãnh đạo và quản lý, có cùng một loại công việc nào đó nhưng lại có những cấp bậc khác nhau thì cũng sẽ khác nhau về vị trí việc làm.

Xác định vị trí việc làm đặc biệt quan trọng, bản chất của nó chính là xem trong một cơ quan, tổ chức có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người làm việc cho mỗi vị trí này để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vị trí việc làm được thể hiện dưới hình thức bản mô tả công việc và kung năng lực để có thể thực hiện công việc đó.

2. Vị trí việc làm khi là công chức, viên chức:

Căn cứ theo khoản 3 điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây cũng là căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch và điều động công chức.

Bên cạnh đó căn cứ theo khoản 1, điều 7 Luật Viên chức năm 2010, vị trí việc làm với viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng.

Đây cũng là căn cứ để xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1, Điều5 Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01/06/2020 về vị trí việc làm và biên chế công chức co phân loại vị trí việc làm gồm: Vị trí việc làm do một người đảm nhận; Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận; Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Qua quy định của pháp luật trong Luật viên chức 2010, Luật cán bộ công chức 2008 vàLuật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 thì ta có thể hiểu vị trí việc làm của công chức, viên chức là công việc gắn với chức danh của một người và phải căn cứ vào nó để tuyển dụng và quản lý công chức, viên chức.

Căn cứ quy định nêu trên, có thể xác định vị trí việc làm của công chức và viên chức theo các tiêu chí sau:

– Về Nguyên tắc:

+  Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng, quản lý, sử dụng biên chế công chức hoặc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

+  Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;

+  Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch,dân chủ,hiệu quả, phù hợp với thực tiễnvà nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.

+ Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.

– Về căn cứ xác định vị trí, số lượng và cơ cấu làm việc:

Thứ nhất: Căn cứ xác định vị trí làm việc:

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơquan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thứhai:  Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:

+Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của cơquan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

+Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.

+ Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thứba:Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:

+ Danh mục, vị trí việc làm;

+ Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;

+ Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức, ngạch công chứctương ứng với vị trí việc làm.

3. Xác định vị trí việc làm để tính lương:

Căn cứ theo quy định hiện tại, mức lương của công chức, viên chức trả theo hệ số lương và mức lương cơ sở và được tính theo công thức:

Lương = hệ số x lương cơ sở

Trong đó:hệ số của từng ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Lương cơ sở là một con số cố định, tăng dần theo từng năm, là căn cứ để tính lương trong bảng lương, phụ cấp và một số chế độ khác của công chức, viên chức. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng việc xác định mức lương trả cho cán bộ, công chức được xác định theo công thức chung. Theo đó, việc thâm niên công tác và bằng cấp sẽ là yếu tố căn bản để xác định mức lương của cán bộ, công chức,viên chức hiện nay.

Cách tính lương theo quy định hiện hành mang tính chất bình quân, không có sự phân cấp, nên không làm nổi bật được năng lực của từng người công chức, viên chức, không thể hiện được sự phân cấp trong các ngạch công chức và viên chức. Việc trả lương mang tính chất cào bằng không tạo được sự cạnh tranh để thể hiện được năng lực làm việc của mỗi người.Đồng thời, trong Nghị quyết 27-NQ/TW, Bộ Chính trị cũng khẳng định việc xác định lương như hiện nay không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.Do đó, việc cải cách tiền lương là yêu cầu khách quan và là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện. Về vấn đề này, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 27-NQ/TW  là:  Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo thay hệ thống bảng lương hiện hành, bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng

Cùng với sự thay đổi về mặt tư duy pháp lý đó từ năm 2021 trở đi công chức, viên chức sẽ có hai bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Từ năm 2021 sẽ căn cứ kết quả công việc để trả lương; theo đó mỗi ngành có một số  vị trí việc làm, trong mỗi vị trí xác định luôn mức lương riêng chứ không đều giữa mọi ngành như hiện nay.

Sự thay đổi trong chính sách mới này là giúp chấm dứt tình trạng “cào bằng” trong trả lương. Không cần biết bằng cấp gì, khi đã mô tả công việc theo một khung năng lực, một người dù mới vào hay lâu năm, cứ đáp ứng yêu cầu công việc tại vị trí việc làm đó, phải được trả lương tương xứng công sức bỏ ra và kết quả đạt được. Nếu người này  không đáp ứng được yêu cầu công việc thì không được bố trí nữa. Điều này làm tăng mức độ cạnh tranh trong công việc giúp người lao động cố gắng phá huy hết khả năng trong công việc.Do đó trong thời gian tới có thể những ngành vất vả sẽ được xếp vào một nhóm hưởng lương cao hơn. Như vậy, lương sẽ phản ánh thực chất năng lực, cống hiến của người lao động cho công việc, cho đơn vị. Đồng thời, lương sẽ trở thành thu nhập chủ yếu, không phải phụ cấp như từ trước đến nay.

Video liên quan

Chủ Đề