Vì sao tháng năm ngày dài, đêm ngắn

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Trong bài 6 “Hệ quả Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời” [Địa Lý 10]                 khi nói về hệ quả Ngày đêm dài ngắn, ta có câu:

"Đêm tháng năm [5] chưa nằm đã sáng;

                 Ngày tháng mười [10] chưa cười đã tối."


           Giải thích

Ta biết các cụ thường dùng âm lịch - như khi nói về giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 ai cũng biết đó là ngày âm lịch [không phải theo dương lịch] năm nay 31/3/2012 là ngày giỗ tổ. [còn năm 2011 giỗ tổ vào ngày 23/4/2011]

Nên tháng 5 âm lịch rơi vào khoảng tháng 6, tháng 7 dương lịch,

                 Cụ thể tháng 5 âm lịch năm 2011 là vào khoảng từ 2/6 - 30/6 dương lịch và năm 2012 là vào khoảng từ 19/6 đến 18/7.

           + Mà vào ngày 22/6 dương lịch, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Chí Tuyến Bắc [Vĩ độ 23027’B]. Khi đó có ngày dài nhất ở khu vực Bắc Bán Cầu.

             Ngày dài hơn đêm và càng về cực thì ngày càng dài.

      Ở Vòng cực 66033’ B trở lên Cực [900B] có hiện tượng ngày dài 24 giờ trong suốt mùa hè.

             Nên miền Bắc Việt Nam gần chí tuyến Bắc sẽ có ngày dài hơn đêm.

      Vì thế đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng - nghĩa là đêm ngắn. Và như vậy thì ngày sẽ dài.

              + Tháng 10 âm lịch rơi vào  khoảng tháng 11, hay tháng 12 dương lịch.

                                 Cụ thể tháng 10 âm lịch năm 2011 là vào khoảng từ 27/10 đến 24/ 11.

                                 Còn năm 2012 thì rơi vào khoảng 14/11 đến 12/12 .

           Mà từ ngày 23/9 trở đi Mặt Trời di chuyển biểu kiến về phía Nam Bán Cầu,

           khi đó Bắc bán cầu đang đi dần từ thu qua đông. Nên ngày ngắn hơn đêm [nhiệt độ cũng hạ thấp xuống]. Nghĩa là đêm sẽ dài.

Nên: Ngày tháng 10 chưa cười đã tối - nghĩa là ngày ngắn.ngày ngắn thì đêm dài.

        _ Câu này chỉ đúng ở Bắc Bán Cầu nhưng với Nam Bán cầu thì không đúng,

          [Nam Bán Cầu thì ngược lại, phải nói là: Đêm tháng 5 nằm hoài vẫn chưa thấy sáng]

              _Câu này cũng không đúng ở Xích đạo - nơi ngày và đêm luôn dài bằng nhau.

               Miền Nam gần Xích đạo hơn nên độ chênh lệch ngày dài đêm ngắn không nhiều chưa tới 1 tiếng. [khoảng trên 30 phút ] Vì thế miền Nam hiện tượng ngày dài đêm ngắn hay ngược lại ngày ngắn đêm dài ít thấy rõ như ở miền Bắc.

Xem hình chứng minh bên dưới:  


Tài liệu Địa Lý miễn phí.

idialy.HLT.vn - dialy.HLT.vn - lop10.idialy.com - lop11.idialy.com -lop12.idialy.com

Những bài văn mẫu lớp 7

Tục ngữ được coi là "chiếc túi khôn" của nhân dân ta. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được tìm hiểu câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, hy vọng sẽ cung cấp đến học sinh một tài liệu hữu ích.

Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu đã phản ánh kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Trong đó phải kể đến câu:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Đầu tiên, câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời [mùa hè], nên thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Tiếp đến, vào khoảng tháng 10 âm lịch, khi bán cầu Bắc đi xa mặt trời [mùa đông], nên thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm.

Với câu tục ngữ này, chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên, thời điểm đổi mùa trong năm. Khi đó, chúng ta sẽ có sự sắp xếp để sinh hoạt và sản xuất sao cho phù hợp nhất.

Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 2

Tục ngữ được gọi là “túi khôn” của nhân dân ta. Một trong số những câu tục ngữ phản ánh được kinh nghiệm quý báu trong việc quan sát hiện tượng thiên nhiên là:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ thể hiện sự biến đổi của thời gian. Dựa trên kiến thức về khoa học, trái đất luôn chuyển động quanh Mặt trời. Còn trục trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Và hiện tượng tháng năm có “ngày dài đêm ngắn” hay tháng mười có “ngày ngắn đêm dài” cũng được lý giải dựa trên quy luật đó. Nước ta nằm ở bán cầu Bắc, vào tháng năm âm lịch sẽ nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời. Đây cũng là thời điểm của mùa hè. Vào mùa này thì ngày sẽ dài hơn, còn đêm sẽ ngắn hơn. Đến tháng mười âm lịch, nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Đây lại là thời điểm của mùa đông, nên có “ngày ngắn đêm dài”.

Cách nói ví von “chưa nằm đã tôi” và chưa cười đã sáng” nhằm muốn nhấn mạnh về sự dài ngắn của thời ngày - đêm. Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm vào tháng năm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Còn sự chuyển biến khoảng thời gian ban ngày vào tháng mười cũng trôi đi rất nhanh, khiến con người chưa kịp vui chơi đã thì trời đã tối.

Đồng thời, câu tục ngữ cũng cho khuyên nhủ con người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.

Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho chúng ta một bài học quý giá về việc quan sát hiện tượng tự nhiên. Từ đó, nó cũng gửi gắm con người nhiều bài học ý nghĩa.

Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 3

Ông cha ta đã có câu tục ngữ nhận xét đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ sử dụng vần lưng [“năm” với “nằm”, “mười” với “cười”], vừa có đối [“đêm” và “ngày”, “tháng năm” và “tháng mười”, “nằm” và “cười”, “sáng” và “tối”]. Cùng với đó là cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Như vậy, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Từ đó, chúng ta cần nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Như vậy, đây là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa.

Cập nhật: 12/01/2021

Video liên quan

Chủ Đề