Vì sao thiếu iốt lại mắc bệnh bướu cổ

Trong cơ thể, iốt rất cần cho hoạt động của tuyến giáp. Ngay từ trong giai đoạn đầu của bào thai, cơ thể thai nhi hoàn toàn chịu ảnh hưởng đến việc hấp thu i-ốt của bà mẹ. Vào tuần 12 của thời kỳ thai nghén, thai nhi đã cần i-ốt để tự tổng hợp hormon tuyến giáp.

Khi thiếu i-ốt cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật và các rối loạn chuyển hóa khác. Thiếu i-ốt ở thai phụ dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thiếu i-ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra dễ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.

Ở trẻ em, thiếu i-ốt sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu i-ốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, trong khi đó đần độn xuất hiện ngay từ lúc bào thai nếu người mẹ bị thiếu i-ốt nặng.

Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp thường gặp do thiếu i-ốt.

Phòng ngừa thiếu i-ốt như thế nào?

Bổ sung thực phẩm giàu i-ốt

Trong bữa ăn hằng ngày cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt như các loại trái cây tươi, thịt và sữa. Đặc biệt là hải sản: tôm, cua, cá, ghẹ, rong biển, tảo biển.

Các loại rau xanh đậm, rau dền, mồng tơi, rau cần, cải xoong, rau chân vịt… cũng là nguồn thực phẩm giàu i-ốt.

Cần bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt trong bữa ăn hằng ngày.

Sử dụng muối i-ốt

Để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật do thiếu i-ốt, chúng ta nên sử dụng muối i-ốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày. Cách sử dụng muối i-ốt cũng giống như muối thường, có thể dùng ướp thịt, cá, muối dưa cà, nêm thức ăn đang nấu trên bếp như bình thường.

Muối i-ốt không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Lượng i-ốt được trộn vào muối an toàn cho cả người không thiếu i-ốt. Dùng muối i-ốt thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng i-ốt dư thừa sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.

Nên sử dụng muối i-ốt thay cho muối thường khi chế biến thức ăn để phòng ngừa thiếu iốt.

Lưu ý: Sau khi mua muối i-ốt về cần để trong lọ có nắp đậy kín. Do i-ốt là chất dễ bay hơi nên lưu ý để muối i-ốt ở nơi khô ráo, không rang muối i-ốt, không để muối i-ốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào.

Những thực phẩm bệnh nhân COVID-19 nên dùng khi điều trị tại nhà

Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?


Ngày nay, số người mắc bệnh bướu cổ có xu hướng gia tăng nhanh, trong những giai đoạn đầu tiên, chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi kích thước của bướu tăng lên, chúng để lại những bất tiện cho bệnh nhân. Vậy những nguyên nhân nào khiến bệnh hình thành và phát triển?

1. Bệnh bướu cổ

Trước khi giải đáp thắc mắc nguyên nhân gây bệnh, chúng ta nên trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh lý về tuyến giáp khá phổ biến hiện nay, nếu không tập trung điều trị bệnh có thể diễn biến phức tạp và tồi tệ hơn. Chính vì thế chúng ta không thể coi thường hoặc bỏ qua việc chữa trị bệnh.

Đa số người bệnh gặp phải tình trạng bướu cổ lành tính

Trong đó, các bác sĩ chia căn bệnh này thành 3 dạng chính, đó là dạng bướu cổ lành tính, bệnh ung thư và tình trạng rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, đa số người bệnh đều mắc dạng lành tính, con số này dao động trong khoảng 75 - 80%.

Nhìn chung, chức năng của tuyến giáp sẽ không chịu quá nhiều ảnh hưởng xấu khi bướu phát triển về kích thước. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc nuốt khó khăn bởi vì kích thước bướu quá to.

2. Bệnh bướu cổ hình thành do nguyên nhân nào?

Có lẽ vấn đề được nhiều người quan tâm nhất chính là nguyên nhân gây căn Bệnh bướu cổ là gì? Có khá nhiều lý do khiến bệnh hình thành và phát triển, song nguyên nhân thường gặp là cơ thể của người bệnh thiếu i-ốt trầm trọng.

2.1. Nguyên nhân chủ yếu

Nếu tuyến giáp hoạt động bình thường, chúng sẽ hấp thụ một lượng i-ốt nhất định từ các chất dinh dưỡng bạn nạp vào cơ thể hằng ngày. Trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ i-ốt, về lâu về dài, chúng khiến cho bướu hình thành và gia tăng kích thước cực kỳ nhanh chóng.

Thiếu I ốt là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn mắc bệnh bướu cổ

2.2. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, bệnh bướu cổ cũng có thể hình thành từ những lý do khác nhau, ví dụ như rối loạn bẩm sinh, chúng hình thành do gen di truyền của gia đình. Vì vậy việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh là rất khó khăn.

Một số bệnh nhân do thói quen ăn uống không phù hợp mà phải đối mặt với bệnh lý trên. Cụ thể, họ sử dụng quá nhiều các thực phẩm gây ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp.

Nếu bạn lạm dụng thuốc trong một thời gian dài thì khả năng mắc bệnh lý liên quan tới tuyến giáp tăng cao. Đó là lý do vì sao bệnh nhân phải tuân thủ theo đơn thuốc bác sĩ kê.

3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh

Thực sự chúng ta không thể giấu được sự lo lắng khi phát hiện mình mắc bệnh bướu cổ. Trong thời gian bị bệnh, bạn sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu toàn thân, ví dụ như cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, giọng nói trở nên khàn hơn. Đồng thời bạn hay có cảm giác căng thẳng, hồi hộp,… Nhiều người thường bỏ qua triệu chứng trên vì cho rằng mình bị ốm vặt, ăn uống không ngon miệng.

Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và chán ăn

Khi bướu mới phát triển với kích thước nhỏ, bệnh nhân gần như không cảm nhận các triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi bướu phát triển to hơn, chèn ép vào các cơ quan gần tuyến giáp, bạn mới thấy dấu hiệu bất thường.

Nếu như bạn đột nhiên cảm thấy cổ họng luôn bị vướng, khi nuốt sẽ cảm thấy đau và cực kỳ khó chịu thì hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé! Tình trạng trên mà kéo dài thì có nghĩa sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Bên cạnh đó, do kích thước bướu quá lớn cho nên bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, ho khan hoặc bị nghẹn, đặc biệt trong khi đang nằm. Thực sự bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này, nếu không tình trạng bệnh sẽ diễn biến tồi tệ hơn và khó điều trị dứt điểm.

4. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Như đã phân tích ở trên, mặc dù bướu cổ không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe song bệnh nhân vẫn cần điều trị tích cực để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh. Thông thường, tùy vào mức độ bệnh, thể trạng của bạn, bác sĩ chỉ sẽ định phác đồ điều trị thích hợp nhất. Hiện nay, ba phương pháp được áp dụng phổ biến đó là điều trị nội khoa bằng thuốc uống, phẫu thuật, đốt sóng cao tần hoặc xạ trị.

Ba phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là: sử dụng thuốc uống, xạ trị và phẫu thuật

Trong đó, điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất. Cụ thể, các loại dược phẩm được sử dụng có khả năng điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp ở mức ổn định. Đặc biệt, những người mắc bệnh do rối loạn tuyến giáp rất phù hợp để chữa trị bằng phương pháp này.

Để thu được hiệu quả cao nhất, người bệnh bắt buộc phải tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng.

Đối với những bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ xem xét để thực hiện xạ trị nhằm giảm kích thước của tuyến giáp. Thậm chí, người bị bướu cổ nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật và cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên, tỷ lệ người phải phẫu thuật cắt bỏ chiếm một phần nhỏ, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

5. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bướu cổ bằng cách nào?

Nhìn chung, nếu mỗi người có ý thức ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh thì khả năng mắc bệnh sẽ giảm đi đáng kể.

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo cơ thể hấp thu đủ lượng i ốt cần thiết để duy trình hoạt động bình thường. Chúng có mặt trong nhiều loại thức ăn, ví dụ như cá biển, các loại nước mắm làm từ cá biển,… Ngoài ra, muối I ốt cũng góp phần giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn nên sử dụng một lượng vừa đủ hằng ngày nhé!

Những bệnh nhân sau khi điều trị bệnh về tâm thần hoặc bệnh mạn tính cần phải theo dõi và đi khám sức khỏe thường xuyên. Họ là đối tượng có nguy cơ mắc bướu cổ cực kỳ cao.

Mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ bệnh nhân bướu cổ đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nếu bạn biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, điều độ thì chúng ta có thể hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh. Mỗi người nên trang bị cho mình kiến thức cần thiết để phòng tránh căn bệnh này.

Nhu cầu iốt của cơ thể không nhiều nhưng khi bị thiếu hụt sẽ gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Iốt và vai trò với cơ thể

Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khi thiếu iốt, việc sản xuất thyroxin [hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần, nhất là với trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng] bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormon tuyến yên nên phì to dần. Tuy nhiên, nếu thiếu iốt quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Ngoài ra, iốt còn có vai trò trong việc chuyển hóa beta - caroten thành vitamin A, tổng hợp protein hay hấp thụ đường trong ruột non.

Nhu cầu iốt của cơ thể

Người lớn: Trung bình cần khoảng 150mcg/ngày.

Phụ nữ có thai: Cần nhiều hơn người bình thường, khoảng: 200mcg/ngày.

Phụ nữ cho con bú: Cần lượng iốt nhiều nhất so với những trường hợp khác,  khoảng 209mcg/ngày.

Nhu cầu iốt của trẻ em: Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 40mcg/ngày, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé. Với trẻ đã ăn dặm [6-12 tháng], cần 50mcg, có thể bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày.

Trẻ từ 1-3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4-9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10-12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg.

Các thực phẩm giàu iốt

Cách đơn giản để có đủ iốt là dùng muối iốt trong các bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu iốt gồm:

Rong biển: 1 tấm rong biển sấy khô cung cấp 11-19,89% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Cá tuyết: Chỉ 85g cung cấp 66% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Sữa chua: Ăn khoảng 250mg sữa chua cung cấp 50% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Muối iot: Dùng 1,5g muối cung cấp 47% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Tôm: Ăn 85g tôm cung cấp 23% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Trứng: 1 quả trứng lớn cung cấp 16% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Cá ngừ đóng hộp: Chỉ 85g cá ngừ cung cấp 11% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Mận khô: 5 trái mận khô cung cấp 9% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Thiếu iốt ảnh hưởng thế nào?

Trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là đối tượng nguy cơ cao dễ bị thiếu hụt iốt. Khi cơ thể bị thiếu iốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ [nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt iốt trầm trọng]. Với trẻ em, những ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt iốt như: làm chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, kém linh hoạt, các khuyết tật về thần kinh, suy giảm hoạt động chức năng hệ thần kinh, tâm thần...

Theo Báo Sức khoẻ đời sống

Video liên quan

Chủ Đề