Vì sao tri thức làm nên giá trị con người

Ngày nay, khi đất nước được thái bình tri thức rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia, dân tộc. Về chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, ổn định, cần những người lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn lớn. Về kinh tế thì cần phải giữ vị trí số một trong phát triển nền kinh tế tri thức, đưa đất nước sánh vai với cường quốc trên thế giới. Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Đối với bản thân mỗi người tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích. Tri thức mang đến những chân trời mới của cuộc sống, con người khẳng định được bản thân là nhờ có tri thức. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết " gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần có trên đường đời. Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành.

Ngày 11/07/2021 10:35:01, lượt xem: 8372

Nhà văn Francis Bacon nói: “Tri thức là sức mạnh”, vậy phải chăng “Tri thức đã làm nên giá trị con người”? Câu nói ngắn gọn nhưng đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của tri thức đối với bản thân mỗi người. Tri thức, theo nghĩa hẹp, là kiến thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi người nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ. Theo nghĩa rộng, tri thức có thể hiểu là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người,…

Vì sao tri thức làm nên giá trị con người

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI | LỊCH SỰ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH...

Nhà văn Francis Bacon nói: “Tri thức là sức mạnh”, vậy phải chăng “Tri thức đã làm nên giá trị con người”? Câu nói ngắn gọn nhưng đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của tri thức đối với bản thân mỗi người. Tri thức, theo nghĩa hẹp, là kiến thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi người nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ. Theo nghĩa rộng, tri thức có thể hiểu là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người,… của nhân loại nói chung. Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. Bởi cuộc sống là những điều kỳ diệu mà con người không bao giờ có thể biết hết được. Chỉ có những tri thức mới giúp chúng ta vượt qua được tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Tri thức là chất xám đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội từ đó yên bình hơn, trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Con người có thành công hay không là do tri thức. Người có tri thức cao thì sẽ có khả năng làm việc, ứng xử tốt hơn. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn và làm nên những giá trị tốt đẹp. Cho đến bây giờ, loài người vẫn tự hào bởi cuộc đua đến nam cực giữa Scott và Amundsen, cuộc chinh phục đỉnh Everest của Hillary, cuộc hành trình trên biển bằng con tàu Beagle của Darwin, thậm chí cả những vùng đất xa xôi nhất như Đại Tây Dương, Bắc Cực đều đã ghi dấu bước chân con người. Những kiệt tác nghệ thuật: thi ca, nhạc họa, điện ảnh,… cũng là sản phẩm của sự sáng tạo, “sức mạnh tri thức”. Vốn tri thức đa diện ấy đã nâng tâm hồn ta lên, nhân đạo hóa con người để ta sống có trái tim, biết yêu chuộng cái đẹp, căm ghét cái xấu và hơn thế từ những gì được biết được đọc, ta có thêm năng lực tư duy và khát khao được tìm tòi, khám phá làm tăng thêm chất người và làm phong phú thêm cái tôi cá thể của mỗi người. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nói đến vấn đề thiếu hụt tri thức vẫn còn luôn tồn tại trong xã hội. Nếu một người thiếu tri thức, thiếu trang bị kĩ năng sống cho mình thì khi bước ra đời, họ sẽ bị thua thiệt về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong cuộc sống, giá trị của bản thân họ cũng vì thế mà bị hạ thấp hơn so với mọi người. Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức và sức khỏe của bản thân mình để phát triển một cách toàn diện. Biết nuôi dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi những đam mê thông thường hay những nhỏ nhen ích kỷ, những khó khăn của thực tại đời sống để vươn lên học tập. Bởi tri thức là sức mạnh nên hãy để sức mạnh đó đưa mỗi chúng ta ra xa hơn ranh giới của bản thân, làm nên giá trị tốt đẹp cho bản thân mình.

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7  – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Vì sao tri thức làm nên giá trị con người
Học sinh cần trau dồi cho bản thân thật nhiều tri thức để vượt qua những khó khăn. Ảnh minh họa

Không đóng khung ở bằng cấp

Trong kỳ thi môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 ở Hà Nội có trích một đoạn văn: “Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của Công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ.

Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy ghi biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi”.

Sau đoạn trích là câu hỏi “phải chăng tri thức làm nên giá trị con người”?

Một số học sinh cho rằng, khi dịch bệnh khiến nền kinh tế trở nên khó khăn, mọi người mất việc làm, chỉ có tri thức mới giúp họ khẳng định được giá trị của mình. Quả đúng vậy, việc tìm ra 1 đường thẳng là điều đơn giản, ai cũng có thể làm được nên nó không mang lại giá trị lớn. Ngược lại, tìm đúng chỗ để vạch đường thẳng ấy thì không phải ai cũng làm được. Điều đó mới mang lại giá trị lớn lao.

Đồng quan điểm đó, nhiều người cho rằng, giá trị đích thực của một con người nằm ở bằng cấp, chứng chỉ mà người đó nhận được.

Tuy nhiên, thực chất đây vẫn chưa phải là giá trị của một con người trong cuộc sống. Bằng cấp chỉ chứng minh được bạn đã học tập như thế nào, trau dồi kiến thức trong trường học ra sao. Thậm chí bằng cấp còn không thể hiện được kinh nghiệm và kết quả công việc mà bạn đảm nhiệm.

Trái lại, những người không học qua trường lớp, chẳng có bằng cấp chứng chỉ gì, đôi khi lại thành công ở nhiều lĩnh vực, khiến người khác kính nể. Vì thế, bằng cấp chưa thật sự nói lên giá trị của một người.

Chúng ta chớ nên quy chụp việc học ở trường lớp, học hàm, học vị cao mới làm nên giá trị con người. Kiến thức không chỉ đóng khung ở trường lớp, kiến thức còn là những bài học ta học được từ trường đời.

Thực tế, có nhiều người dù không có bằng cấp học hành nhưng họ có lối sống văn hóa rất tốt. Họ làm được nhiều việc có ích cho xã hội, thường yêu người nghèo và tử tế với những người xung quanh. Trong cuộc sống, họ cũng được nể trọng và có tiếng nói ở địa phương.

Không ngộ nhận vẻ đẹp bên ngoài và giá trị con người

Tri thức là một dạng tổng hợp của cảm nhận, kinh nghiệm, giá trị, thông tin trong ngữ cảnh giúp tạo khuôn khổ cho việc đánh giá và tiếp nhận những kinh nghiệm và thông tin mới. Còn giá trị con người là ý nghĩa về sự tồn tại của con người, là vị trí nhất định của họ trong xã hội.

Tri thức là một con đường dẫn đến sự thành công của mỗi con người, giúp họ có địa vị cao trong xã hội. Tri thức giúp con người có hiểu biết sâu rộng, phong phú, có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống để từ đó dẫn đến thành công. Tri thức giúp con người có chỗ đứng trong xã hội, giúp họ được nhiều người yêu mến và kính trọng. Tri thức cũng giúp con người rèn luyện đạo đức để có lối sống phù hợp.

Nhưng con người chúng ta cần biết vận dụng tri thức vào việc tốt, không nên lợi dụng để làm việc xấu, lấy lợi cho bản thân. Phê phán những con người chỉ biết học trong sách vở mà không biết vận dụng vào đời sống thực tế. Vậy trong mỗi chúng ta cần phải học tập không ngừng, vận dụng tri thức vào đời sống thực tiễn. Điều đó có nghĩa ngoài nâng cao kiến thức còn phải trở thành người tử tế từ những kiến thức đó.

Có thể nói, một con người được coi là có giá trị khi chúng ta có sự cống hiến làm nên sự tốt đẹp, văn minh, phát triển cho cộng đồng. Tri thức là những gì con người tích lũy được qua quá trình học hỏi, nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Có tri thức, con người mới có thể chung sống và làm việc.

Vốn tri thức hạn hẹp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chúng ta trong sinh hoạt và quá trình lao động. Có tri thức, con người sẽ biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống.

Một đất nước phát triển luôn là một đất nước có những công dân giàu trí tuệ. Không chỉ vậy, tri thức còn giúp con người biết sống đẹp hơn, sống tốt hơn. Muốn có tri thức, con người cần không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân. Dù bạn là ai, bạn đang trong độ tuổi nào, bạn làm nghề gì, việc học tập là điều cần thiết.

Việc chăm chút bên ngoài, làm đẹp cho bản thân mình không hề xấu, thực chất nó còn là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ ngộ nhận vẻ đẹp bên ngoài và giá trị thật sự bên trong của mình. Không thể lấy hình thức bên ngoài làm thước đo để đánh giá, giá trị của mỗi con người trong cuộc sống. Chẳng phải hoa hậu Thùy Tiên mới đây đăng quang ở đấu trường nhan sắc quốc tế cũng phần lớn là do tri thức mà cô đã trau dồi được từ sách vở, từ kỹ năng sống hay sao.

Thực tế, tri thức là kho tàng kiến thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được nhiều năm nay. Tri thức của mỗi con người chính là những gì mà con người tích lũy được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu. Đó có thể là tri thức từ kiến thức sách vở, có thể là rèn luyện bản thân trở thành người sống tử tế, văn minh, tích cực.

Như vậy, tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đến việc thành công hay thất bại của con người. Chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng trau dồi cho bản thân thật nhiều tri thức. Cha mẹ cần hướng dẫn, dạy trẻ biết nuôi dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi những đam mê thông thường, những khó khăn của thực tại để vươn lên học tập.

Nguyễn Thị Thanh Xuân - Giáo viên Trường THPT Nguyên Bình, Cao Bằng