Việc công khai thông tin của người phải thi hành án được quy định như thế nào?

Chào bạn, về vấn đề quy định về công khai thông tin của người phải thi hành án dân sự mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 11 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đăng tải công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; gửi quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết công khai. Thời gian niêm yết công khai quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án là 03 tháng, kể từ ngày niêm yết.

[ảnh minh họa: công khai thông tin của người phải thi hành án]

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được thông tin về sự thay đổi tên, địa chỉ, nghĩa vụ và điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đã công khai thông tin phải bổ sung, sửa đổi thông tin và công khai nội dung thay đổi.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải chấm dứt việc công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự để chấm dứt tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chấm dứt niêm yết công khai.

4. Ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án; duy trì, bảo dưỡng Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

5. Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đăng tải, cập nhật, bổ sung, sửa đổi, quản lý, khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia về thi hành án dân sự.”

Như vậy, thời hạn chấm dứt việc công khai thông tin thi hành án dân sự là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có văn bản xác nhận về việc người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề công khai thông tin cảu người phải thi hành án dân sự chấm dứt khi nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm đương sự trong thi hành án dân sự
  • 2. Khái niệm người được thi hành án và người phảithi hành án
  • 2.1 Người được thi hành án
  • 2.2 Người phải thi hành án
  • 3. Bản án, quyết định được thi hành án là gì ?
  • 4.Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
  • 5. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án

1. Khái niệm đương sự trong thi hành án dân sự

Trong thi hành án dân sự, có những chủ thể tham gia vào quá trình thi hành án với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Những người này có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. Hoạt động của những người này có thể làm phát sinh, hoãn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thi hành án. Những người này được gọi là đương sự trong thi hành án.

Đương sự trong thi hành án dân sự là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp dẫn đến việc thi hành án dân sự, tham gia vào quá trình thi hành án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Qúa trình thi hành án dân sự phát sinh do yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, người phải thi hành án trong bản án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đã được xác định trong bản án, quyết định. Mặc dù trong trường hợp thi hành án chủ động thi người có nghĩa vụ tài thi hành các quyết định đó cũng chính là đương sự. Vì vậy đương sự trong thi hành án là thành phần chủ yếu, họ tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình thi hành án dân sự.

Đương sự trong thi hành án dân sự thông thường chính là đương sự trong vụ việc dân sự. Đương sự trong vụ việc dân sự là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của họ thường được xác định cụ thể trong bản án, quyết định cho nên họ chính là đương sự trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp mặc dù được xá định là đương sự trong vụ việc dân sự nhưng bản án, quyết định của Tòa án lại không xác định quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của họ nên họ không tham gia vào quá trình thi hành án dân sự. Vì vậy, khái niệm đương sự, trong vụ việc dân sự và khái niệm đương sự trong thi hành án dân sự không đồng nhất.

2. Khái niệm người được thi hành án và người phảithi hành án

2.1 Người được thi hành án

Theo khoản 2 điều 3 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014quy định như sau:

Người được thi hành ánlà cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.

Thông thường, người được thi hành án chính là nguyên đơn, người yêu cầu và người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, người bị hại trong vụ án hình sự mà yêu cầu của họ được chấp nhận trong giai đoạn xét xử.

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo mẫu của Bộ tư pháp mới nhất

2.2 Người phải thi hành án

Theo khoản 3 điều 3 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định cụ thể như sau:

Người phải thi hành ánlà cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

Thông thường người phải thi hành án chính là bị đơn, người bị yêu cầu và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, bị cáo và người có thẩm quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự mà yêu cầu, phản đối yêu cầu của họ không được chấp nhận trong giai đoạn xét xử.

Trong đó bản án, quyết định được thi hành án có thể được hiểu như sau

3. Bản án, quyết định được thi hành án là gì ?

Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:

Bản án, quyết định quy định tại điều 1 của Luật thi hành án dân sự đã có hiệu lực pháp luật

- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

- Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

>> Xem thêm: Quy định về công nhận, cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam

- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;

-Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

-Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;

-Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại

Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

-Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;

- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

4.Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án

Để đảm bảo cho người được thi hành án dân sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bảo đảm cho việc thi hành án được thực hiện đúng pháp luật và có hiệu quả, khoản 1 điều 7 của Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định như sau:

- Người được thi hành án có các quyền sau đây:

+ Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;

+ Được thông báo về thi hành án;

+ Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;

+ Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

>> Xem thêm: Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định mới nhất 2022

+ Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;

+ Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;

+ Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

+ Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

+ Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;

+ Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

+ Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Để đảm bảo cho việc bảo vệ các quyền của người được thi hành án cũng như trách nhiệm của họ đối với Nhà nước, khoản 2 điều 7 của Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:

- Người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;

+ Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

+ Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

5. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án

Để đảm bảo quyền bình đẳng của người phải thi hành án dân sự đối với người được thi hành án dân sự, bảo đảm cho việc thi hành án được thực hiện đúng theo quy định pháp luật và có hiệu quả, khoản 1 điều 7a của Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:

- Người phải thi hành án có các quyền sau đây:

+ Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;

+ Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;

+ Được thông báo về thi hành án;

+ Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

+ Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật này;

+ Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

+ Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;

+ Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

- Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;

+ Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;

+ Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

+ Chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Có thể thấy để đảm bảo quyền bình đẳng của người phải thi hành án dân sự với người được thi hành án dân sự, pháp luật thi hành án dân sự đã quy định cho người phải thi hành án dân sự có một số quyền giống như quyền của người được thi hành án dân sự như gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, ủy quyền cho người khác yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, ủy quyền cho người khác yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, quyền được nhận hoặc được thông báo về các văn bản thi hành án, thỏa thuận với người được thi hành án về loại tài sản, thời gian, phương thức thi hành án,..

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về" người phải thi hành án dân sự là gì? ". Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phậnluật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Khái niệm thụ lý vụ án dân sự và các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự theo luật

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề