Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo nghĩa là gì

Bình luận về ý kiến: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

________________________ĐỀ SỐ 86________________________

Mở đâu bài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Em hãy bình luận ý kiến trên.

BÀI LÀM

Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả đã tìm lại được ở vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi không chỉ có những kế sách đánh giặc tài tinh mà còn tình thương, một tư tưởng nhân nghĩa cao cả. Điều đó có thể hiện rõ nét qua phần mở đầu của bài cáo:

Việc nhân nghĩa cót ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Những tư tưởng, quan niệm cao đẹp đó có ý nghĩa và có tác dụng gì đến chúng ta hôm nay?

Chỉ vỏn vẹn hai câu thơ, nhưng Nguyễn Trãi đã hàm chứa trong đố một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Là một người quân tử, là đấng trượng phu trong xã hội phải biết thương người, trọng người, lo việc yên dân.

Con người ấy phải làm tất cả cho người dân được sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Đó là lòng nhân nghĩa từ xưa đến nay. Vì thương xót dân mà Nguyễn Trãi hết lòng giúp thống soái của mình diệt trừ kẻ tàn bạo, quân xâm lược, những kẻ gây đau thương lầm than cho nhân dân ta. Đó chính là điếu phạt, trừ bạo.

Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực, phù hợp với đạo lí chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bởi vì xưa kia sách thánh hiền có dạy năm điều: Nhãn, lễ, nghĩa, trí, tín để người quân tử học tập và rèn luyện. Trong đó nhân, nghĩa là hai việc đứng đầu làm gốc, làm nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Nhưng ở,đây, Nguyễn Trãi không phải chỉ chịu ảnh hưởng của Nho giáo mà ông còn biết tiếp thu truyền thống của dân tộc và cải tiến theo yêu cầu của xã hội. Đây là một tư tưởng mới, tư tưởng nhân nghĩa gắn chặt với lòng yêu nước thương dân như Phạm Văn Đồng đã nói: Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước, thương dân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước nhà, hạnh phúc của dân! Con người quân tử ấy đã luôn luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Nguyễn Trãi đã hiểu rõ ràng: sức mạnh của toàn dân là sức mạnh vô biên, sự đoàn kết của toàn dân là động lực thúc đầy mọi việc nhanh chóng thành công tốt đẹp, dễ dàng, ông từng quan niệm: Làm lật thuyền mới thấy sức mạnh của dân như nước. Thật là chí tình, chí nghĩa! Trong thư trả lời Phương Chính, một tên giặc tàn bạo độc ác, Nguyễn Trãi cũng đã viết: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cảnh. Rõ ràng Nguyễn Trãi rất coi trọng việc nghĩa nhân. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh để thắng hung tàn, cường bạo đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong bản tuyên ngôn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã nói:

Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Quan niệm ấy vô cùng đẹp đẽ. Đối với những kẻ hung tàn, ta đem đại nghĩa mà đối phó và lấy Chí nhân để đương đầu với cường bạo cá nhân. Phải chăng, cái nhân, cái nghĩa là động lực mạnh mẽ để đánh bại quân cướp nước xâm lăng? Chính tư tưởng, quan niệm cao đẹp ấy đã ăn sâu vào tim, nên suốt cuộc đời mình Nguyễn Trãi đã hi sinh tất cả vì dân vì nước, trở thành một quân sư tài giỏi giúp Lê Lợi mang chiến thắng vẻ vang trong từng cuộc chiến và cùng nhau Kinh bang hoa quốc đúng như Nguyễn Mộng Tuân đã từng ca ngợi:

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đảng và Bác của chúng ta đã xây dựng nên những quan niệm mới giống như cha ông ngày xưa. Bác Hồ thường nói: Quân với dân như cá với nước. Thế đấy! Thế hệ sau đã kế thừa và tiếp tục phát triển những điều mà cha anh đã tạo dựng nên. Đảng và Bác đã lãnh đạo nhân dân, yêu thương nhân dân, đoàn kết nhân dân, cùng nhau siết chặt vòng tay thồn ái. Phải chăng tất cả những điều ấy là thứ vũ khí lợi hại, là những sức mạnh vô biên giúp quân và dân ta tạo nên những chiến công vang dội. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng mùa xuân 1975 là kết quả tốt đẹp của tình đoàn kết, lòng nghĩa nhân. Rõ ràng tư tưởng ấy của Nguyễn Trãi đã lưu truyền và được kế thừa đến muôn đời.

Nói tóm lại, hai câu thơ của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa ấy sống mãi trong trí nhớ, tình cảm của người Việt Nam ta. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, tư tưởng nhân nghĩa là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, Nguyễn Trãi vẫn luôn tồn tại trong lòng mọi người với tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời ấy!

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Tình cảm yêu nước qua ba áng văn: Chiếu dời đô – Hịch tướng sĩ – Nước Đại Việt ta – Ngữ văn 8

Related

Vận dụng kiến thức của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

  - Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.

   + Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

   + Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

   + "yên dân" là thương dân, lo cho dân

   + "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập [diệt giặc Minh].

   → Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Xem đáp án » 22/06/2020 3,187

Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

Xem đáp án » 22/06/2020 3,075

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

Xem đáp án » 22/06/2020 1,247

Đoạn trích là phần mở đầu Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào.

Xem đáp án » 06/01/2021 1,237

Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.

Xem đáp án » 22/06/2020 707

Bài làm:

  • Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tiếp thu từ khái niệm đạo đức của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân, đem lại cuộc dống bình yên cho nhân dân. Vì thế, người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân.
  • Người dân mà tác giả nói đến là những người dân đen, người dân lao động chân lấm tay bùn. Họ chính là những con người thuộc tầng lớp dưới của xa hội – tầng lớp bị trị. Họ là những người thấp cổ bé họng trong đất nước nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn lao, bởi phần đông của đất nước là những người dân lao động như thế.
  • Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược. Đó là kẻ mạnh, là tầng lớp thống trị và những kẻ thù lăm le muốn xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành một phần của nước chúng, biến dân ta thành nô lệ, biến văn hóa của ta thành trò hề kệch cỡm. Và tất nhiên, với những kẻ ấy, mạng sống, quyền lợi của con dân Đại Việt đâu có là gì?

Câu hỏi Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề