Viêm da quanh miệng bao lâu thì khỏi

Viêm da quanh miệng là một loại viêm da cơ địa phổ biến gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất nhiều. Bệnh này thường kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị. Dưới đây là một số cách có thể chữa trị viêm da quanh miệng tại nhà.

Bệnh viêm da quanh miệng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống

Viêm da quanh miệng là một hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ xung quanh khu vực miệng và gây ảnh hưởng các vùng lân cận như mũi, cằm. Thường nó sẽ nổi hạt và có dịch bên trong gây cảm giác ngứa nhẹ và nóng rát.

Viêm da quanh miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng, tuy nhiên những phụ nữ ở độ tuổi từ 16 – 45 tuổi là thường gặp nhất. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách rất có thể tái phát trở lại và kéo dài hơn.

Viêm da quanh miệng không phải là một bệnh truyền nhiễm. Mặc dù hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm da quanh miệng, nhưng các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra các yếu tố sau đây có thể gây nên viêm da quanh miệng:

  • Sử dụng kem steroid và thuốc mỡ có tác dụng mạnh hoặc không phù hợp dễ gây viêm da quanh miệng. Các loại thuốc này có thể là các thuốc như mometasone furoate, betamethasone diproprionate, betamethasone val Cả và triamcinolone.
  • Sử dụng những loại mỹ phẩm như phấn trang điểm, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, kem chống nấm không phù hợp với da hoặc sử dụng quá nhiều.
  • Các loại thuốc như thuốc xịt mũi, thuốc hít hen suyễn, kem đánh răng chứa flour cũng dễ gây nên dị ứng.
  • Các loại nắm, vi khuẩn sống trong da và nang lông cũng là tác nhân gây viêm da quanh miệng.
  • Những người không phù hợp với các loại thuốc uống tránh thai cũng có thể bị viêm da quanh miệng.

Viêm da quanh miệng ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể xảy ra và nữ giới thường hay mắc phải bệnh hơn nam giới. Bệnh viêm da quanh miệng thường xuất hiện các đồm sần nhỏ màu đỏ hoặc màu hồng phát triển trên da ở xung quanh miệng và các nếp gấp quanh mũi. Một số trường hợp bờ mặt da sẽ trở nên khô và bóc tróc thành vẩy.

Tình trạng da bị viêm sẽ xuất hiện thành một vòng tròn xung quanh miệng, thỉnh thoảng vùng da mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng giống như vậy.

Giấm táo có khả năng chống lại các loại vi khuẩn, nấm và virus hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn là một chất chống viêm, giảm đau nhanh chóng nên có thể cải thiện được tình trạng da bị viêm đỏ, làm mờ tình trạng phát ban.

Cách thực hiện:

Dùng bôi ngoài da:

  • Pha loãng giấm táo với một lượng nước khoáng theo tỉ lệ 1:1.
  • Dùng một miếng bông thấm vào dung dịch vừa pha loãng và xoa nhẹ lên khu vực quanh miệng bị viêm da.
  • Để hỗn hợp trong vòng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước nước.
  • Thoa một ít dầu oliu hoặc hầu jojoba để dưỡng ẩm.
  • Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 lần trong vòng 1 – 2 tuần.

Dùng để uống: bạn có thể kết hợp hai phương pháp bôi ngoài da và uống bên trong để chữa bệnh nhanh hơn.

  • Đem 1  2 muỗng cà phê giấm táo pha với một cốc nước ấm để uống.
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 lần.

Lưu ý: nếu da bạn nhạy cảm hãy pha giấm loãng hơn so với tỉ lệ quy định.

Sử dụng giấm táo là một cách chữa viêm da quanh miệng hiệu quả

Chiết xuất từ hạt bưởi là một chất có khả năng chống nấm, sát trùng và chống viêm mạnh mẽ giúp giảm các triệu chứng đau của bệnh, làm sạch da và loại bỏ các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Cách sử dụng:

  • Nhỏ 5 – 6 giọt chiếc xuất hạt bưởi vào một muỗng dầu thầu dầu hoặc dầu oliu.
  • Dùng một miếng bông chấm và thoa lên khu vực da bị ảnh hưởng.
  • Sau 15 – 20 phút thì đem rửa sạch lại bằng nước.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả cao.

Sữa chua rất giàu các khi khuẩn có lợi vì vậy nó có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn xấu trên da. Ngoài ra, nó còn có đặc tính làm dịu và làm mát giúp giảm viêm, đỏ và đau.

Các cách thực hiện:

  • Cách 1: Sử dụng sữa chua để bôi một lớp trên da và để khô. Sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần trong vài tuần sẽ cải thiện được tình trạng.
  • Cách 2: Thêm một muỗng cà phê mật ong vào hai muỗng sữa chua và trộn đều lên. Đem thoa hỗn hợp vừa trộn lên khu vực bị viêm da, chờ 15 phút và rửa sạch bằng nước. Thực hiện hai lần một ngày trong vài tuần.
  • Cách 3: ăn sữa chua hằng ngày để nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lại các loại vi khuẩn.

Nhờ các chất chống viêm và kháng khuẩn mà nha đam có khả năng làm dịu kích ứng và cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn giúp loại bỏ da khô quanh miệng, khôi phục lại độ cân bằng pH cho làn da để ngăn ngừa sự bùng phát của viêm da quang miệng.

Cách cách sử dụng:

  • Cách 1: dùng nha đam tươi bỏ vỏ và đắp trực tiếp lên vùng da miệng từ 15 – 20 phút. Mỗi ngày nên thực hiện một lần.
  • Cách 2: dùng 4 muỗng canh gel nha đam tươi trộn chung với 5 giọt tinh dầu oải hương, 5 giọt tinh dầu cây trà. Dùng hỗn hợp vừa trộn thoa lên vùng da  bị viêm hai lần một ngày.

Bộ yến mạch có khả năng giản bớt kích ứng da và viêm nhờ khả năng làm dịu và chống viêm của nó. Ngoài ra, bột yến mạch còn giúp cho da giữ được độ ẩm, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: đem yến mạch nghiền mịn để trộn với nước thành hỗn hợp dạng sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị viêm trong vòng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước lạnh. Thực hiện 1 – 2 lẫn mỗi ngày.
  • Cách 2: trộn hỗn hợp gồm yến mạch, sữa chua nguyên chất, mật ong, sau đó thoa lên vị trí bị viêm trong vòng 30 phút và rửa lại thật sạch với nước lạnh. Thực hiện mỗi ngày một lần đến khi tình trạng được cải thiện.

Mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và khử trùng mạnh, làm giảm các triệu chứng viêm và ngứa.

Cách thực hiện:

  • Thoa một ít mật ong lên khu vực bị viêm da.
  • Để cho mật ong khô lại, sau đó đem đi rửa lại thật sạch bằng nước ấm.
  • Thực hiện hai lần mỗi ngày đến khi tình trạng được cải thiện.

Hoa cúc tâm tư là một loại thảo dược chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng nấm và giữ ẩm giúp làm giảm các tình trạng kích ứng, ngứa và viêm liên quan đến tình trạng viêm da.

Cách thực hiện:

  • Đun nóng bỡ hạt mỡ cho tan chảy.
  • Để nguội, sau đó thêm 3 – 5 giọt tinh dầu hoa cúc tâm tư vào.
  • Trộn đều hỗn hợp và để yên từ 1 – 2 giờ.
  • Sử dụng như một loại kem bôi, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần tỏng vài tuần.
Hoa cúc tâm tư chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm

Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng ngứa do viêm da gây nên. Nó còn là một chất khử trùng tự nhiên giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây lan.

Cách thực hiện:

  • Trộn một ít bột nghệ với một ít nước hoặc mật ong để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị ảnh hưởng từ 15 – 20 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước lạnh.
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp giữa bôi ngoài và uống bằng cách pha sữa nghệ để uống.

Sầu đâu rất giàu các đặc tính chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn, chống loét giúp chữa lành các vết thương do viêm da gây ra. Nó còn giúp làm dịu da, ngứa và kích ứng.

Cách thực hiện:

  • Trộn vài giọt tinh dầu sầu đâu với một muỗng dầu ô liu hoặc dầu jojoba.
  • Thoa đều hỗn hợp lên vùng da quanh miệng bị viêm và để trong 30 phút.
  • Sau đó rửa sạch da bằng nước lạnh, nên thực hiện mỗi ngày đến khi tình trạng được cải thiện.

Bên cạnh đó bạn có thể lựa chọn các loại xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da có chứa tinh dầu sầu đâu để sử dụng.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà, người bị viêm da quanh miệng có thể áp dụng thêm một số mẹo vặt sau để đẩy lùi tình trạng bệnh nhanh hơn:

  • Đến bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc hoặc các phương pháp tây y phù hợp.
  • Ngưng sử dụng mỹ phẩm khi có các biểu hiện của bệnh viêm da quanh miệng.
  • Không nên sử dụng các loại tẩy da chết mạnh hoặc sữa rửa mặt có mùi thơm.
  • Thường xuyên giặt vỏ gối, khăn tắm trong nước nóng.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm quá mặn, quá cay vì nó dễ gây kích ứng quanh miệng.
  • Tránh chà xát và làm trầy xước vùng da bị ảnh hưởng.
  • Dùng nước ấm để rửa mặt.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với tia cực tím, nhiệt và gió.

Trên đây là thông tin về bệnh viêm da quanh miệng và một số cách chữa trị bệnh tại nhà bạn có thể tham khảo qua. Nếu muốn áp dụng các biện pháp trên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Kim Hương - Bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghĩ Việt-Xô

Viêm da quanh miệng là một trong số tình trạng da liễu phổ biến. Nó là một dạng phát ban thoáng qua, hay tái phát hoặc dai dẳng, ảnh hưởng đến vùng da quanh miệng, do đó nó được gọi là viêm da quanh miệng. Tuy nhiên, nó cũng hay ảnh hưởng đến cả những vùng da lân cận như mắt, mũi. Bệnh này thường xảy ra ở những người có làn da trắng và hay gặp trong độ tuổi  từ 20 đến 30.

Đối tượng nào hay bị viêm da quanh miệng?

                         [Viêm da quanh miệng phụ nữ 40 tuổi – nguồn internet]

Viêm da quanh miệng và các biến thể của nó chủ yếu xảy ra ở  phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi. Nó ít phổ biến hơn ở nam giới. nó có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da

                                         Biểu hiện của viêm da quanh miệng

Viêm da quanh miệng được đặc trưng bởi các cụm sẩn nhỏ với nền da đỏ bao quanh [mụn nhỏ cao hơn da đường kính < 1cm]. Bề mặt có thể có vảy, và đôi khi có phát triển mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ. Điển hình là, trái ngược với viêm da tiếp xúc, vùng da cách khoảng 5-10mm tiếp giáp với rìa môi, môi trên không bị ảnh hưởng và có thể xuất hiện dưới dạng một vòng trắng. Các triệu chứng thay đổi từ có/ không ngứa và đau rát tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ của bùng phát của bệnh.

Nguyên nhân bệnh viêm da quanh miệng

Viêm da quanh miệng nguyên nhân chưa được lý giải rõ, tuy nhiên việc sử dụng kéo dài các steroid tại chỗ cho các thay đổi nhỏ trên da mặt thường đi trước biểu hiện bệnh viêm da quanh miệng. Viêm da quanh miệng chỉ giới hạn ở da. Lưu ý một số nguyên nhân:

 + Sử dụng tùy tiện steroid tại chỗ

 + Mỹ phẩm: kem đánh răng chứa fluor, mỹ phẩm có parafin, isopropyl, myristate, kem chống nắng vật lý cũng là một nguyên nhân gây viêm da quanh miệng ở trẻ em.

 + Các yếu tố vật lý: ánh sáng tia cực tím, nhiệt và gió làm xấu đi viêm da quanh miệng

 + Các yếu tố vi sinh: vi khuẩn tảo xoắn fusiform, các loài candida và các loại nấm khác đã được nuôi cấy từ các tổn thương.

 + Các yếu tố khác: yếu tố nội tiết và sự suy giảm tiền kinh nguyệt. Thuốc tránh thai đường uống có thể là một yếu tố gây bệnh

Chẩn đoán viêm da quanh miệng?

Biểu hiện của viêm da quanh miệng thường là điển hình, vì vậy chẩn đoán lâm sàng thường đơn giản. Không có xét nghiệm cụ thể.

Khi sinh thiết da cho thấy những nang lông và mạch máu viêm mạn tính tương tự như bệnh rosacea.

Điều trị viêm da quanh miệng như thế nào?

 + Tránh các loại kem bôi mặt có dầu có thể sử dụng kem trang điểm hay kem chống nắng dạng nước hoặc dạng gel.

 + Làm sạch khuôn mặt hai lần mỗi ngày bằng nước ấm nếu tình trạng phát ban giảm có thể sử dụng xà phòng có chất làm sạch nhẹ nhàng

 + Dùng kháng sinh chống viêm đường uống như tetracycline 250-500 mg, doxycycline 100mg hoặc minocycline 100mg mỗi ngày trong 4-8 tuần. Sử dụng erythromycin trong thai kỳ [nếu điều trị là cần thiết]. Một liệu trình điều trị kéo dài hơn có thể được yêu cầu cho bạn nếu ban đỏ kéo dài lâu ngày và lan rộng trên da.

 + Các phương pháp điều trị tại chỗ không hiệu quả lắm và nên tránh. tuy nhiên, các chế phẩm erythromycin, metronidazole hoặc axit azelaic có thể hữu ích trong trường hợp nhẹ.

 + Nếu một steroid tại chỗ đã được sử dụng, có thể dẫn đến sự bùng phát khi dừng thuốc và nếu cần thiết có thể tiếp tục dùng một thuốc nhẹ hơn trong khoảng thời gian, giảm dần liều trong hai hoặc ba tuần sau đó.

Tuyệt chiêu điều trị viêm da quanh miệng tại nhà

1/ Giấm táo

Giấm táo có tác dụng làm giảm viêm da

Giấm táo là loại nước lên men từ táo được sử dụng riêng lẻ hoặc pha trộn với những nguyên liệu khác như mật ong để giảm cân. Giấm táo có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chữa đau họng, dạ dày, tiêu độc, giảm quá trình lão hóa, chống lại nhiễm trùng. Chính vì thế, khi bị viêm da quanh miệng, bạn có thể sử dụng giấm táo rất có hiệu quả. 

  • Pha loãng giấm táo với một lượng nước khoáng theo tỉ lệ 1:1.
  • Dùng miếng bông thấm lên khu vực bị viêm để trong khoảng 20 phút.
  • Sau khi dùng xong, bạn nên thoa chút dầu oliu để dưỡng ẩm
  • Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 lần trong vòng 1 – 2 tuần.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng 1 – 2 muỗng cà phê giấm táo pha với một cốc nước ấm để uống.
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 lần.

Lưu ý: nếu da bạn nhạy cảm hãy pha giấm loãng hơn so với tỉ lệ quy định.

2/ Chiết xuất hạt bưởi

Chiết xuất hạt bưởi có chứa các hợp chất mạnh tiêu diệt được hơn 60 loại vi khuẩn và nấm men. Thậm chí, chiết xuất hạt bưởi có hiệu quả như một số loại thuốc kháng nấm và kháng khuẩn bôi ngoài da. Cơ chế diệt vi khuẩn của chiết xuất hạt bưởi là phá vỡ màng của chúng khiến chúng vỡ ra sau 15 phút. Viêm da quanh miệng thể nhẹ cũng có thể sử dụng tinh chất này để bôi rất hiệu quả.

  • Nhỏ 5 – 6 giọt chiết xuất hạt bưởi vào một muỗng dầu oliu.
  • Dùng một miếng bông chấm lên vùng da viêm nhiễm trong 20 phút
  • Sau 15 – 20 phút thì đem rửa sạch lại bằng nước.
  • Thực hiện 2 lần/ngày

3/ Sữa chua

Sữa chua cũng làm dịu mát vùng da viêm đỏ

Sữa chua không đường chứa nguồn dinh dưỡng và các khuẩn lợi tốt cho làn da và đường tiêu hóa. Sữa chua được sử dụng nhiều trong các loại mặt nạ làm đẹp: sáng da, trị mụn, tẩy tế bào chết, kháng viêm.  Ngoài ra, sữa chua cũng làm dịu mát vùng da viêm đỏ. 

  • Cách 1: Sữa chua bôi một lớp trên da và để khô, sau đó rửa sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần 
  • Cách 2: Thêm một muỗng cà phê mật ong vào hai muỗng sữa chua và trộn đều lên. Đem thoa hỗn hợp vừa trộn lên khu vực bị viêm da, chờ 15 phút và rửa sạch bằng nước. 
  • Thực hiện 2 lần/ngày.

4/ Nha đam

Nha đam là nguyên liệu được đánh giá cao trong làm đẹp. Bởi thành phần nha đam có tới 75 loại dinh dưỡng trong đó có amino acid và các loại axit amin thiết yếu, tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, khoáng chất, poly-sacarit… là những chất giúp đề cao sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch.

Nha đam loại bỏ da khô quanh miệng, khôi phục lại độ cân bằng pH cho làn da để ngăn ngừa sự bùng phát của viêm da quang miệng.

  • Cách 1: Nha đam tươi bỏ vỏ và đắp trực tiếp lên vùng da miệng từ 15 – 20 phút. Mỗi ngày nên thực hiện một lần.
  • Cách 2: Dùng 4 muỗng canh gel nha đam tươi trộn chung với 5 giọt tinh dầu oải hương, 5 giọt tinh dầu cây trà. Dùng hỗn hợp vừa trộn thoa lên vùng da  bị viêm hai lần một ngày.

5/ Bột yến mạch

Bột yến mạch được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa, giảm cháy nắng

Bột yến mạch được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa, vảy nến, giảm cháy nắng, làm dịu phát ban, cải thiện khô da. Chính vì thế, khi bị viêm da quanh miệng dùng bột yến mạch sẽ thấy hiệu quả. 

  • Cách 1: Bột yến mạch dùng để trộn với nước thành hỗn hợp dạng sệt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị viêm trong vòng 15 – 20 phút. Thực hiện 1 – 2 lẫn mỗi ngày.
  • Cách 2: trộn hỗn hợp gồm yến mạch, sữa chua nguyên chất, mật ong, sau đó thoa lên vị trí bị viêm trong vòng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày một lần.

6/ Mật ong

Nghiên cứu cho thấy, mật ong có tính kháng khuẩn, giúp trị các bệnh viêm, lở, loét da… làm lành vết thương rất tốt. Do vậy mà mật ong được áp dụng vào làm đẹp da, dưỡng ẩm da. 

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn như một phương thuốc hữu hiệu điều trị vết thương trên diện rộng. Mật ong được sử dụng như điều trị sơ cứu bỏng vì nó có tác dụng chống viêm mạnh.

  • Thoa một ít mật ong lên khu vực bị viêm da.
  • Để cho mật ong khô lại, sau đó đem đi rửa lại thật sạch bằng nước ấm.
  • Thực hiện 2 lần/ ngày

Làm thế nào có thể ngăn ngừa viêm da quanh miệng?

Viêm da quanh miệng có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh bôi steroid và tránh các loại kem mặt. Nếu cần bôi steroid tại chỗ để điều trị, nên bôi thuốc chính xác cho khu vực bị bệnh, không quá một lần mỗi ngày trong liều  thấp nhất và ngừng ngay khi phát ban đáp ứng.

Tóm lại, bênh viêm da quanh miệng là bệnh đa dạng hình thái, đa dạng nguyên nhân; nếu  bạn áp dụng những điều trị thích hợp thì tình trạng bệnh sẽ khỏi nhanh và khỏi hoàn toàn. bạn cần tránh các thuốc và các chăm sóc da hàng ngày có thể làm nặng lên tình trạng bệnh. Hãy chắc chắn rằng bạn được tư vấn và điều trị bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Video liên quan

Chủ Đề