Xài máy lạnh đúng cách

Nhiều người có thói quen vừa vào phòng là mở máy lạnh chạy hết công suất để nhanh chóng tạo cảm giác lạnh trong phòng. Tuy nhiên, điều này khiến máy lạnh tiêu thụ rất nhiều điện năng để duy trì nhiệt độ thấp hơn nhiều so với môi trường bên ngoài trong thời gian dài.

Nếu muốn tiết kiệm điện thì có một công thức chung là chỉ nên chỉnh nhiệt độ của điều hòa ở mức thấp hơn so với nhiệt độ chung từ 4 - 8 độ. Ví dụ ngoài trời đang 30 độ C thì nên cài đặt nhiệt độ máy lạnh trong phòng vào khoảng 26 độ C.

Một lưu ý khác là không nên tắt - mở điều hòa quá nhiều lần. Nhiều người có thói quen bật điều hòa cho tới khi phòng mát lạnh, sau đó tắt đi, khi nào phòng nóng lại tiếp tục bật lên vì cho rằng như thế sẽ tiết kiệm điện. Thực ra cách làm này lại tốn nhiều điện hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần.

Sử dụng hợp lý 2 chế độ Cool và Dry

Nhiều người nhầm lẫn và đánh đồng 2 chức năng này của điều hòa. Tuy nhiên nếu sử dụng không phù hợp lại dẫn tới máy hoạt động kém và lãng phí điện năng.

Chế độ Dry [biểu tượng hình giọt nước] chỉ sử dụng khi độ ẩm cao gây khó chịu, vì chế độ này không làm lạnh mà chỉ hút không khí trong phòng ra, loại bỏ phần nào hơi nước và tạo cảm giác “mát” hơn cho người dùng. Chế độ này không sử dụng nhiều máy nén và quạt mà chỉ hút ẩm nên sẽ tiết kiệm điện hơn so với Cool. Tuy nhiên hiệu quả làm mát của chế độ này chỉ có khi trời không quá nóng nhưng oi bức do độ ẩm quá cao. Đồng thời chế độ này cũng khiến không khí trong phòng khô hơn, có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho người dùng.

Ngược lại, chế độ Cool [biểu tượng hình bông tuyết] hoạt động bằng cách hút không khí nóng trong phòng, đưa qua dàn lạnh để biến thành không khí lạnh nhằm giảm nhiệt độ phòng. Quá trình này sẽ huy động công suất máy nén cao hơn [do cần phải nén khí gas để giảm nhiệt độ cho dàn lạnh], sử dụng quạt nhiều hơn nên sẽ tốn điện hơn. Bởi thế chế độ này sẽ làm mát một cách hiệu quả, nhanh chóng khi trời nóng. Do đó cần xem nguyên nhân thực sự của cảm giác “nóng” để sử dụng linh hoạt 2 chế độ làm mát này thì sẽ tiết kiệm điện hơn.

Để chế độ quạt gió hoạt động tự động

Nhiều người có thói quen điều chỉnh hướng gió vào đúng vị trí có người. Cách làm này không chỉ gây hại cho sức khỏe do luồng gió trực tiếp luôn thổi vào người, mà còn khiến hiệu quả làm lạnh cả căn phòng bị giảm xuống.

Phần lớn các máy lạnh đều có chế độ tự động điều chỉnh quạt gió nhằm đẩy hơi lạnh đi một cách đồng đều, giảm và duy trì nhiệt độ trong phòng đúng như cài đặt của người dùng. Hiện các máy lạnh còn có thêm tính năng nhận diện vị trí có người để tự phân phối luồng khí lạnh một cách hợp lý, từ đó sử dụng tối ưu điện năng.

Hạn chế làm cho phòng nóng lên

Một trong những biện pháp tiết kiệm ngay từ đầu chính là hạn chế làm cho phòng quá nóng lên. Vào ban ngày, nên lưu ý đóng cửa sổ, kéo rèm cửa hoặc thậm chí là trang bị thêm các loại phim cách nhiệt lên cửa kính để hạn chế nhiệt lượng hấp thu vào phòng.

Nhờ cách làm này, máy lạnh sẽ không cần phải hoạt động hết công suất để hạ nhiệt độ phòng xuống và từ đó sẽ tiết kiệm điện trong thời gian dài.

Ti vi, máy tính, máy in, đèn... là những thiết bị tỏa ra nhiều nhiệt lượng trong quá trình sử dụng và đây cũng chính là một trong những nguồn nhiệt làm phòng nóng lên. Do đó, nên tắt các thiết bị không thực sự cần thiết để không chỉ tiết kiệm điện năng tiêu thụ bởi chính các thiết bị đó mà còn giảm tải hoạt động về tổng thể cho máy điều hòa.

Vệ sinh máy lạnh thường xuyên

Bộ lọc, quạt gió cả ở dàn lạnh lẫn trên dàn nóng bị bám bụi có thể giảm mạnh hiệu suất hoạt động của điều hòa, khiến máy chạy không đạt hiệu quả làm mát như ý và lãng phí điện năng. Thế nên cần phải đảm bảo điều hòa được bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên nhằm duy trì hoạt động ở mức tối ưu. Người dùng cũng có thể thường xuyên tháo lọc bụi sơ cấp trên máy vệ sinh để vừa đảm bảo phần nào hiệu suất hoạt động của máy, vừa giữ cho môi trường trong phòng được sạch sẽ nhằm đảm bảo sức khỏe hơn.

Tin liên quan

Làm sao để sử dụng máy lạnh thật hiệu quả, làm mát nhanh, mà vẫn đảm bảo máy lạnh bền bỉ dài lâu, tiết kiệm điện năng hiệu quả? Nếu đây cũng là những thắc mắc của bạn thì đừng bỏ qua lời giải đáp bên dưới.

Vào những ngày nắng nóng 40 độ như hiện nay, sử dụng máy lạnh thôi chưa chắc đã đủ, mà còn phải làm lạnh không gian phòng thật nhanh chóng mới giúp bạn có một không gian thoải mái nghỉ ngơi và làm việc. Tuy nhiên, nếu sử dụng máy lạnh không đúng cách, thì sẽ rất có hại. Không những ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị, mà còn có thể làm gia tăng điện năng tiêu thụ mỗi ngày dẫn đến tăng hóa đơn điện hằng tháng. Vậy có cách nào đảm bảo việc sử dụng điều hòa hiệu quả, bền bỉ dài lâu mà vẫn tiết kiệm điện an toàn không?

Nhiều gia đình luôn có thói quen bật điều hòa ở mức nhiệt thấp nhất để phòng được làm mát nhanh, còn bạn? Thật tế cách sử dụng máy lạnh này hoàn toàn không đúng. Điều này khiến các dòng máy điều hòa có inverter tiết kiệm điện phổ biến hiện nay phải “gồng mình” hoạt động để đạt tới nhiệt độ bạn mong muốn. Từ đó dẫn đến lượng tiêu thụ lượng điện rất lớn – nguyên nhân làm hóa đơn tiền điện nhà bạn nhảy thêm một con số 0.

>> Xem thêm: Sử dụng máy lạnh thế nào để tiết kiệm điện mùa nóng?

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy khởi động máy ở mức nhiệt 23 – 24 độ, sau đó tăng dần lên mức nhiệt 26 – 28 độ. Cách chỉnh nhiệt độ này cũng giúp bạn có lợi cho sức khỏe, tránh tình trạng bị sốc nhiệt khi ra vào phòng.

Đây gần như là nguyên tắc cơ bản đầu tiên để giúp máy lạnh hoạt động tốt và tiết kiệm điện. Không nên để không gian hở, ra vào phòng nhiều lần khi máy lạnh đang bật. Hãy chắc chắn rằng cửa sổ, cửa ra vào,… đã được đóng kín và hạn chế tối đa việc ra vào phòng bạn nhé, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Hãy “cách ly” phòng với ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng những miếng tấm che chắn cửa kính nếu bạn muốn máy lạnh làm mát không khí nhanh, máy lạnh bền bỉ dài lâu và tiết kiệm điện. Bởi vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng sẽ làm phòng nhiệt độ phòng tăng lên, làm  điều hòa cần phải hoạt động nhiều hơn để lấy lại nhiệt độ mong muốn của bạn.

Nếu bạn ở nơi có nhiệt độ quá thấp hay quá cao thì hãy nghĩ đến việc hỗ trợ điều hòa nhiệt độ phòng bằng các vật liệu cách nhiệt. Bạn có thể sử dụng:

  • Tôn lạnh cho trần nhà
  • Trang bị tấm lót cách nhiệt chống nóng
  • Chọn sơn sáng màu như màu trắng, màu xanh,…
  • Trang trí phòng bằng những vật dụng có gam màu mát, lạnh

Thường xuyên bảo trì và vệ sinh máy điều hòa theo hướng dẫn là việc làm quan trọng giúp tăng hiệu quả làm mát nhanh, giảm lượng điện năng tiêu thụ, còn có tác dụng  kéo dài tuổi thọ của điều hòa.

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về cách bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh định kỳ đúng tại bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:  Các bước bảo dưỡng máy lạnh đúng cách

Cục nóng là phần được lắp ở ngoài trời, có chức năng quan trọng trong việc làm mát không gian. Để đảm bảo tuổi thọ máy lạnh, giúp sử dụng thiết bị hiệu quả, bạn nên chú ý đến vị trí lắp đặt cục nóng. Nó cần được lắp ở những nơi ít có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, thoáng mát, đảm bảo luồng khí có thể dễ dàng lưu thông. Hãy lắp dàn nóng cách tường tối thiểu 30cm. Nếu bạn lắp cục nóng ngay trên tường phòng thì sẽ làm nhiệt độ từ cục nóng đến phòng, làm giảm hiệu quả làm mát của điều hòa.

Với dàn lạnh, bạn hãy đảm bảo rằng bạn đã lắp đặt điều hòa theo đúng chỉ dẫn – nới thông thoáng nhất căn phòng, không bị che khuất, bị cản trở bởi các vật dụng trong phòng. Vì có thể làm luồng khí lạnh không thể trực tiếp tới nơi bạn mong muốn.

Vào mùa nóng, thời tiết hanh khô, nhiệt độ môi trường cao, lúc này bạn nên sử dụng linh hoạt các chế độ làm mát của điều hòa. Máy thông thường sẽ có hai chế độ làm lạnh là làm lạnh Cool [biểu tượng bông tuyết trên remote] và làm khô Dry [biểu tượng hình giọt nước trên remote]. Chế độ Dry sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn với cơ chế làm ráo không khí trong phòng. Còn chế độ Cool sẽ làm lạnh bằng cách quạt đẩy nhiệt nóng trong phòng ra ngoài nên cần hoạt động ở công suất cao hơn.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn nên sử dụng chế độ Dry thường xuyên thì có thể tiết kiệm điện, mà bạn phải điều chỉnh chế độ phù hợp. Nếu nhiệt độ môi trường không quá nóng thì chế độ Dry sẽ rất hiệu quả, còn khi nhiệt độ ngoài trời quá cao thì chế độ Cool lại hữu ích hơn. Thông thường, cách chọn chế độ đơn giản mà phù hợp nhất ở Hồ Chí Minh là chế độ Dry vào ban đêm và Cool vào ban ngày.

Ngoài ra, với các dòng máy lạnh có chế độ Sleep thì bạn cũng nên sử dụng chế độ này khi ngủ, vừa giúp ngủ ngon thoải mái, vừa tránh hao phí nhiều điện năng.

Việc sử dụng thêm quạt máy, quạt gió sẽ giúp không khí trong phòng lưu thông tốt và mang cảm giác mát mẻ hơn. Bởi quạt máy có tác dụng không khí mát từ máy lạnh lan tỏa khắp phòng, đẩy luồng khí nóng lên trên, đưa luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Ngoài ra, quạt gió cũng giúp không khí trong phòng không quá khô, bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

Trên đây là 10 cách làm điều hòa mát hơn trong mùa hè mà vẫn giúp bảo vệ thiết bị bền bỉ dài lâu, giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vào điều hòa quá nhiều, hãy tắt khi không thật sự cần thiết để điều hoà nghỉ ngơi, vừa là cho bạn có thể ra ngoài hoạt động, hít khí trời.

Video liên quan

Chủ Đề