Xây dựng khẩu phần thực đơn cho bữa ăn bán trú của trẻ em tại trường mầm non

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hiệu quả công tác bán trú trong các trường mầm non, trong những năm gần đây trường Mầm non Lê Lợi luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ nhằm đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hoà giữa chất và lượng, giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

Ngay từ đầu năm học, căn cứ tình hình thực tế, nhà trường đã đề ra các giải pháp duy trì và bảo đảm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ,  để cho trẻ có một bữa ăn tốt và chất lượng thì việc quan trong cần làm là xây dựng thực đơn tốt, cân đối đủ chất dinh dưỡng, thực đơn được xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu: Đủ lượng calo; cân đối các chất béo, đạm, bột đường theo tỉ lệ thích hợp; thực đơn đa dạng, phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm; thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ; đảm bảo chế độ tài chính. Căn cứ vào các yêu cầu đó, hiện nay nhà trường đã xây dựng thực đơn và tổ chức bữa ăn cho trẻ ăn theo thực đơn theo tuần, theo tháng, theo mùa, các món ăn theo thay đổi theo tuần chẵn, tuần lẻ không lặp lại, trong thực đơn có sự kết hợp thực phẩm đa dạng phong phú giúp trẻ ăn ngon miệng. Thực đơn của trẻ được công khai trên Website của trường và tại bảng tuyên truyền của trường và các lớp.

Thực đơn của trẻ được thay đổi thường xuyên 

Để có được những bữa ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhà trường luôn chú trọng đến khâu lựa chọn thực phẩm. Thực phẩm lựa chọn phải đảm bảo tươi, ngon, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý. Ưu tiên thực phẩm có sẵn ở địa phương và đặc biệt là nguồn cung cấp thực phẩm sạch. Thời điểm hiện tại nhà trường đang ký hợp đồng cung cấp các sản phẩm thịt, trứng từ Cửa hàng Pork shop Nụ Quỳnh [thuộc Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Bắc Giang]; Hợp tác xã Bún bánh sạch Thắng Thủy Đa Mai cung cấp các loại Bún bánh; Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông sản sạch Bắc Giang cung cấp các loại rau, củ, quả; Công ty sữa Nuti food Việt Nam cung cấp sữa bột, sữa chua… Hàng ngày, khi tiếp nhận thực phẩm đều ghi sổ đảm bảo về số lượng và chất lượng, ghi bảng công khai tài chính, công tác chia ăn được chia đúng quy trình theo xuất ăn của từng lớp với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ quản lý phụ trách bán trú, đại diện giáo viên và cha mẹ học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn tận dụng nguồn thực phẩm tại chỗ như rau, củ, quả... được trồng ở vườn trường để bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Nước dùng cho việc chế biến thức ăn, đun nước uống ở bếp dù là nguồn nước sạch nhưng vẫn được lọc qua hệ thống máy lọc nước công nghiệp để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho trẻ sử dụng.

Sơ chế thực phẩm trước khi chế biến 

Thực phẩm được thường xuyên kiểm tra nguồn thực phẩm hàng ngày đưa đến trường và các khâu sơ chế, sử dụng, cũng như bảo quản thực phẩm trong bếp ăn được nhà trường đặc biệt quan tâm; nghiêm chỉnh thực hiện quy lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Thức ăn được lưu 24 giờ có niêm phong, ghi rõ giờ, ngày, tháng, có nắp đậy, mẫu thức ăn lưu có cả sống và chín, được đựng riêng từng hộp đảm bảo vệ sinh.

Nhân viên cấp dưỡng được học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và được Trung tâm y tế thành phố cấp giấy chứng nhận đã tham dự tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước khi ký hợp đồng lao động, nhà trường yêu cầu nhân viên cấp dưỡng đi khám sức khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định nhà trường mới tiến hành ký hợp đồng, sau khi ký hợp đồng nhân viên cấp dưỡng được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm để đảm bảo đủ sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

Bếp ăn của trường luôn đảm bảo quy trình chế biến theo nguyên tắc một chiều: Nguyên liệu sau khi nhập được sơ chế nhặt, rửa, thái, xay... chuyển vào để chế biến, nấu thành các món ăn, thức ăn nấu chín được chuyển sang khu vực chia ăn và cuối cùng là vận chuyển lên các lớp.

Chia thức ăn cho các lớp theo định mức

Nhà trường luôn chú trọng đến việc chế biến thực phẩm phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hóa của trẻ như: Cơm mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm ngon, nóng, hấp dẫn cả mùi vị và màu sắc; thực phẩm xay, thái nhỏ và vừa ăn với trẻ. Luôn thay đổi cách chế biến và lưu ý đến khẩu vị của trẻ và thời tiết để trẻ ăn hết suất. Quá trình chế biến món ăn cho trẻ không sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ y tế. Nhân viên cấp dưỡng luôn thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng khi chế biến thực phẩm do tổ chức Y tế Thế giới công bố để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Thực đơn và hình ảnh các món ăn của trẻ đều được nhà trường công khai trên trang Face book của nhà trường để phụ huynh học sinh được biết.

Vườn rau sạch bổ sung cho bữa ăn của trẻ

Bộ phận nuôi dưỡng lập đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách bán trú theo quy định. Hồ sơ bán trú bán trú được theo dõi, ghi chép, cập nhật hàng ngày về số lượng, nguồn gốc, xuất xứ của các thực phẩm mua vào, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn đã chế biến, chia thực phẩm theo số lượng xuất ăn của từng lớp.  Thiết bị, đồ dùng nhà bếp như: Nồi hầm thực phẩm, tủ hấp sấy bát, thìa, tủ lưu mẫu thực phẩm, tủ cơm ga… được trang bị đầy đủ.

Trong giờ ăn tại các lớp, các cô giáo luôn thực hiện tốt các quy định về tổ chức bữa ăn cho trẻ như: Cho trẻ vệ sinh rửa tay trước khi ăn; giáo viên quan tâm lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và kỹ năng tự phục vụ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ như: Giới thiệu món ăn, ích lợi của thức ăn để tạo hứng thú cho trẻ trong giờ ăn, thói quen tự xúc ăn, tự lấy nước uống, sắp xếp bàn ăn, tự cất bát, cất ghế sau khi ăn. Giáo viên tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho trẻ trong khi ăn. động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất. Đối với trẻ chưa xúc thạo, ăn chậm, giáo viên nhẹ nhàng động viên trẻ tự xúc ăn, và hỗ trợ bón cho trẻ.

Giờ ăn của trẻ tại lớp 

Nhờ làm tốt công tác bán trú cho nên số học sinh đến trường tăng vượt trội, tổng số học sinh trong năm học 2020-2021 của nhà trường là 462 trẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ hàng năm được giảm xuống dưới 2%. Công tác quản lý, chăm sóc bán trú của nhà trường không chỉ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh và học sinh mà còn được thể hiện qua sự yêu thích các bữa ăn ở trường của trẻ. Đó là niềm vui không chỉ của các bác, các cô nhà bếp, phụ trách bán trú mà còn là minh chứng cho quyết tâm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường luôn nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng từng bữa ăn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, mang lại niềm tin cho các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em vào trường.

                                                                                                                                            Tạ Hương Ly - Hiệu trưởng Trường MN Lê Lợi

XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN VÀ THỰC ĐƠN CHO TRƯỜNG MẦM NON

Thực đơn trong trường là yếu tố hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm khi cho con đi học mẫu giáo. Chính vì vậy việc xây dựng một thực đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đúng theo độ tuổi và cân bằng dinh dưỡng là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để có khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng? Làm sao để có một thực đơn đa dang? Làm sao sao để thực đơn hấp dẫn các bé?

*Tại sao phải xây dựng khẩu phần và thực đơn?

Khẩu phần: Là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể [protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng].

Thực đơn: Là lương thực, thực phẩm được chế biến dưới dạng các món ăn trong từng bữa, từng ngày và hằng tuần.

Xây dựng khẩu phần và thực đơn nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và vệ sinh văn minh trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Việc có sẵn thực đơn và khẩu phần ăn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhà bếp đi chợ.

Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ em, tùy theo tình trạng sức khỏe và trạng thái hoạt động, cần dựa vào một số nguyên tắc chính để xây dựng khẩu phần, thực đơn khác nhau phù hợp.

Tùy theo khả năng cung cấp thực phẩm ở địa phương và tùy thuộc vào thời tiết, mùa để xây dựng cho trẻ một khẩu phần hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng.

* Nguyên tắc xây dựng khẩu phần và thực đơn

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trường mầm non bao gồm:

  • Đảm bảo cho khẩu phần đáp ứng đủ về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Cân đối tỷ lệ đạm động vật và thực vật, mỡ động vật và dầu thực vật, cân đối các loại vitamin và chất khoáng.
  • Đảm bảo khẩu phần của trẻ ở trường mầm non: lứa tuổi nhà trẻ chiếm 60-70% khẩu phần cả ngày và mẫu giáo 50-60% khẩu phần cả ngày.
  • Trong đó tỷ lệ: Bữa trưa: 30-35, Bữa chiều: 25-30%, Bữa phụ: 1/2 bữa chính
  • Thực đơn được xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng và theo mùa để điều hòa thực phẩm.
  • Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn để hấp dẫn trẻ và đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Khi thay đổi cần đảm bảo thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm [ví dụ: thay thịt bằng cá, trứng hoặc tôm,…] hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương.

CHÚ Ý:

  • Có thực đơn của bữa chính, bữa phụ phù hợp với mức đóng góp.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến đồ ăn cho trẻ.
  • *Trường Mầm non Khánh Thượng A xây dựng thực đơn cho trẻ hàng ngày như sau:

Video liên quan

Chủ Đề