Ý nghĩa của bánh bao

Nhà văn Lỗ Tấn là một trong những nhà văn hiện thực lớn, xuất sắc của đất nước Trung Hoa. Ông nổi tiếng với những tác phẩm phản ánh đúng hiện thực xã hội, cũng như con đường đi của nhân dân. Tronng số những tác phẩm nổi tiếng của ông, “ Thuốc” là tác phẩm nổi tiếng, để lại dấu ấn trong lòng người đọc khi dám nói lên tư tưởng sai lầm, lạc hậu của nhân dân và Đảng cộng sản Trung Hoa thời bấy giờ. Và hình ảnh “ chiếc bánh bao tẩm máu người” là một hình ảnh đắt giá, mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc nhất của tác phẩm.

Mỗi người sẽ có cảm nhận riêng về hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người, nhưng tựu chung đó đều là ẩn ý nghệ thuật của Lỗ Tấn. Hình ảnh chiếc bánh bao được Lỗ Tấn mượn để nói đến những con người khốn khổ, nghèo nàn lạc hậu, với một lối suy nghĩ, tư tưởng ấu trĩ bị ăn mòn của người dân Trung Hoa thời kì ấy.  Trước hết, chiếc bánh bao là thực phẩm mà con người vẫn ăn hàng ngày. Nhưng ở “ Thuốc”, chiếc bánh bao bất ngờ lại trở thành một thứ thuốc thần có thể cứu người. Không biết làm thế nào mà ngay cả đến khi chết, người ta vẫn tin rằng nó là một vị thuốc thần để truyền cho con cháu. Đây là một sự thật thương tâm, dẫn đến những kết cục đau lòng cho những con người mê tín, lạc hậu.

Chi tiết “ chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” có ý nghĩa nói lên sự u mê, lạc hậu của nhân dân, đó cũng chính là bi kích của những chiến sĩ tiên phong trong cách mạng. Trong đó, có những con người điển hình là  “ bố mẹ thằng Thuyên vì gia trưởng đã áp đặt cho con mình sử dụng phương thuốc này và dẫn đến cái chết thê thảm của nó”. Không chỉ thế, tất cả những ai có mặt trong quán trà cũng có cùng chung suy nghĩ ấu trĩ, sai lầm như vậy. Chỉ vì sự u mê đó, mà chiếc bánh bao, một vật vô tri vô giác, từ một  món ăn quen thuộc lại vô tình trở thành con dao giết người. Một sự u mê, ấu trĩ đến điên cuồng, đáng chê trách của những con người cùng cực không tìm ra lối thoát.

Nhưng ý nghĩa cuối cùng của của chiếc bánh bao tẩm máu người đó chính là Lỗ Tấn muốn phê phán tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người chiến sĩ cách mạng. Họ là những người tiên phong nhưng không chịu tìm hiểu, nắm bắt mọi thứ mà lại đi theo đường mòn, xa rời quần chúng, xa rồi nguyện vọng của nhân dân. Máu trên chiếc bánh bao chính là máu của chiến sĩ Hạ Du, người chiến sĩ đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp lớn lao của đất nước. Vậy mà người dân Trung Hoa u mê lại cho rằng anh là kẻ phản bội nên căm phẫn. Ngay đến mẹ của Hạ Du cũng không hiểu được việc làm của con trai mình mà xấu hổ, còn chú của anh thì tố cáo anh để lấy tiền thưởng, đau xót lắm thay. Một người chiến sĩ cách mạng với tư tưởng vì nước vì dân, chỉ vì đi sai hướng, không gần gũi với nhân dân nên cuối cùng phải chịu một kết cục thê thảm như vậy. Có lẽ anh Hạ Du chính là một đại diện tiêu biểu cho những người làm cách mạng nhưng vẫn xa rời quần chúng.

Qua đây có thể thấy, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn đã thay lời Lỗ Tấn làm bật lên nỗi đau, hình ảnh tang thương của những người dân Trung Hoa u mê lạc hậu, cùng những con người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, dẫn đến kết cục bi thương.

Có lẽ trong chúng ta ai cũng từng một lần ăn bánh bao, và không phải ai cũng biết đến nguồn gốc, xuất xứ của món bánh bao bình dân mà mình vẫn thường ăn trong mỗi bữa sáng giản dị. Bánh bao có xuất xứ từ Trung Quốc, từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Hoa. Với một lớp vỏ bột mì, nhân bên trong bánh là thịt bằm nhỏ, sau đó được hấp chín và có mùi thơm rất đặc trưng.

Truyền thuyết kể rằng, Gia Cát Lượng sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa với 7 lần bắt rồi lại thả Mạnh Hoạch, ông vua xứ Man , trên đường quay về, ông và đội quân của ông đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết…

Gia Cát Lượng được một vị đạo sỹ chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông.. Nhưng ông không muốn phải đổ bất kì giọt máu nào nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Ông quyết định giết tất cả bò và ngựa đem theo, để lấy thịt của chúng và nhét vào trong những chiếc bánh nhỏ có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Ông đã vượt qua được con sông và quay trở về vương quốc của mình. Sau đó ông đã gọi những chiếc bánh đó là “bánh đầu người dã man”, ngày nay nó có tên là màn thầu (mántóu, 饅頭).

Ý nghĩa của bánh bao

    Ở miền bắc của Trung Quốc, màn thầu – cũng giống như gạo chúng được xem là một phần chính của bữa ăn, và nó cung cấp một lượng lớn cacbohydrat. Tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, màn thầu chỉ là món ăn đường phố hoặc là món khai vị trong các nhà hàng, hơn là món ăn chính trong gia đình.

Màn thầu có đặc điểm là mềm, đặc ruột và có mùi vị rất đặc trưng. Thông thường màn thầu là loại không có nhân, còn bánh bao có nhân thịt ở trong. Tuy nhiên, ở một số vùng người ta không phân biệt như vậy mà màn thầu được dùng để chỉ chung cho cả loại có nhân hoặc không nhân.

Ý nghĩa của bánh bao

Ngày nay, người ta vẫn thường dùng từ bánh bao để gọi chung cho món bánh này. Màn thầu khá phổ biến ở Châu Á, ví dụ như: ở Việt Nam gọi là bánh bao, ở Nhật nó được gọi là manjū (饅頭), ở Hàn Quốc là mandu, ở Philippin là siopao ( xíu báo)… Và ở Hồng Kông họ còn có cả lễ hội bánh bao nữa cơ, lễ hội này được tổ chức hàng năm ở đảo Chueng Chau trong suốt 3 ngày đêm đấy!

Bánh bao Trung Quốc, nhân bánh bao thường gồm thịt ướp băm nhỏ gọi là “xá xíu”, một số vùng còn làm cả bánh bao nhân hải sản nữa. Ngoài ra, bánh bao của Trung Quốc còn có rất nhiều loại nhân khác nhau và vô cùng đa dạng nhưu nhân bắp cải, nhân thịt bò chẳng hạn.

Ý nghĩa của bánh bao

Với bánh bao truyền thống Việt Nam, thành phần không quá cầu kì, chỉ là thịt băm, trứng cút hoặc trứng vịt, trứng gà, mộc nhĩ, miến và một chút hành nhưng khi ăn vị béo trong nhân và vị thơm mềm của vỏ bánh đem lại cho ta cảm giác rất ngon miệng. Ngày này, bánh bao ngon còn được biến tấu với nhiều loại nhân khác nhau phù hợp với khẩu vị của nhiều người như: bánh bao xá xíu, bánh bao gà nướng, bánh bao nhân thịt bò tiêu đen, banh bao chay, bánh bao nhân đậu xanh, bánh bao nhân đậu đỏ…

Ý nghĩa của bánh bao

Bánh bao Hàn Quốc thường thấy nhất là bánh bao kim chi, là một trong những thực phẩm phổ biến ở Hàn Quốc. Vị béo của thịt, vị tươi mát, cay cay của kim chi hòa quyện với nhau mang đến cảm giác ngon miệng cho thực khách.

Ý nghĩa của bánh bao

Bánh bao Nhật Bản lại đem đến cho chúng ta hai hương vị đặc trưng, có thể là bánh bao nhân đậu đen với vị ngọt, và bánh bao nhân thịt nướng pha trộn với cà rốt và hành tây đem lại vị ngậy, loại bánh bao này có tên gọi là Nikuman.

Bánh bao đã trở nên vô cùng phổ biến ở khắp các quốc gia Châu Á, thường được dùng trong các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng hoặc dùng như món lót dạ khi đói lòng. Ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, chúng ta cũng có thể tìm thấy rất nhiều cửa hàng bán bánh bao ngon. Một số đơn vị đã áp dụng cả dây chuyền vào sản xuất bánh bao một cách chuyên nghiệp, cung cấp bánh bao rộng khắp thị trường Hà Nội. Bánh bao ngon vì vậy càng có cơ hội len lỏi vào từng con ngõ nhỏ và đến gần hơn với người tiêu dùng. Điển hình nhất trong số các đơn vị sản xuất bánh bao là thương hiệu bánh bao sạch Mr.Quang. Với bộ nhận diện thương hiệu màu vàng pha nâu trầm giản dị, và tiên phong trong việc khẳng định chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bánh bao Mr.Quang đang rất được người dùng ưa chuộng, tin cậy.