Ý nghĩa của việc ăn uống có khoa học

Chế độ ăn uống khoa học giúp cơ thể chúng ta luôn được duy trì ở trạng thái khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng để bắt đầu ngày mới.

Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì điều quan trọng đó là phải có một chế độ ăn uống khoa học. Những bữa ăn lành mạnh kết hợp với luyện tập thể thao hàng ngày sẽ giúp bảo vệ chính mình và người thân trước những nguy cơ về đau ốm, bệnh tật. Hãy xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Chế độ ăn uống khoa học thực chất không hề khó như chúng ta thường nghĩ đâu. Nó đơn giản chỉ là việc bạn lựa chọn các loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể như rau quả, trái cây, thịt, ngũ cốc, chất béo có lợi,...Và tất cả những loại thực phẩm này đều có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ hoặc các siêu thị lớn nhỏ từ vùng quê cho đến thành thị.

Trong bài viết ngày hôm nay Bảo Hiểm Số sẽ giúp bạn hiểu được vì sao chúng ta cần phải có chế độ ăn uống khoa học. Cùng theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé !

Vì sao chúng ta cần phải có chế độ ăn uống khoa học?

Giảm rủi ro mắc bệnh ung thư

Chế độ ăn uống khoa học là cách an toàn giúp bạn bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân độc hại. Bạn có biết các loại thức ăn chế biến sẵn đã trải qua đông lạnh hay dầu mỡ bao nhiêu lâu không? Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh ung thư ngày càng phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Mặc dù rất khó để nói rằng loại thực phẩm nào có nguy cơ ngăn ngừa ung thư nhưng hầu hết các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng chế độ ăn uống lành mạnh mang đến hiệu quả tích cực trong ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Không cần thực phẩm chức năng bổ sung

Những người không có chế độ ăn uống hợp lý thường hay bị thiếu chất và phải nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, một chế độ ăn cân bằng giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu bao gồm các loại vitamin, protein, chất béo, khoáng chất đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguồn dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm tươi sống được bổ sung vào cơ thể mỗi ngày mang đến hiệu quả tốt hơn so với việc bổ sung bằng các loại dược phẩm thay thế. Ngoài ra, việc uống thuốc không đúng cách và liều lượng chỉ định có thể dẫn đến những rủi ro ngoài ý muốn.

Giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ mang đến cho cơ thể một sức khỏe lành mạnh. Các chất xơ có trong hoa quả, rau xanh có tác dụng rất tốt trong việc duy trì hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Đặc biệt với những người mắc tiểu đường hay cao huyết áp thì chế độ ăn uống khoa học còn giúp duy trì hàm lượng cholesterol và lượng đường trong máu được ổn định.

Giảm thiểu nguy cơ béo phì

Những người thừa cân thường tìm đến các phương pháp ăn kiêng trên mạng để mong muốn lấy lại thân hình như ban đầu. Thế nhưng đây không phải cách giảm cân hiệu quả bởi nó có thể khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi và không đảm bảo được sức khỏe do thể trạng của mỗi người là hoàn toàn khác nhau.

Nếu muốn giảm cân an toàn mà vẫn giữ gìn sức khỏe thì hãy bắt đầu với một chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách giảm các loại thịt chứa nhiều mỡ và bổ sung thêm nhiều các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để vừa có thể đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa loại bỏ được các mô mỡ dư thừa xấu xí.

Ăn uống khoa học tốt cho tóc và da

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ tốt cho cơ thể từ bên trong mà còn giúp vẻ ngoài cũng được “nâng cấp” lên đáng kể. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi nhìn vào những người thường xuyên luyện tập thể thao và ăn uống lành mạnh. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể đầy đủ mỗi ngày và dần cải thiện làn da trở nên mịn màng và tóc luôn bóng mượt chắc khỏe.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng da mặt nổi mụn tràn lan hoặc tóc quá yếu mà vẫn chưa biết cải thiện bằng cách nào thì hãy bắt đầu với một chế độ ăn uống khoa học để cảm nhận những thay đổi rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn uống khoa học đối với sức khỏe con người. Hãy từ bỏ thói quen không lành mạnh và thay đổi chế độ ăn hợp lý hơn để cải thiện sức khỏe của chính mình và cả gia đình. Chúc bạn một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Tham gia gói bảo hiểm bất kỳ tại Bảo Hiểm Số để dự phòng cho những rủi ro về sức khỏe, bệnh tật có thể xảy đến trong tương lai bằng cách truy cập //baohiemso.net/ ngay bây giờ!

Thứ tư, 29/08/2018, 12:42 GMT+7

“Thực phẩm nên là thuốc chữa bệnh. Thuốc chữa bệnh nên là thực phẩm.” - Hippocrates
Câu nói của ông tổ ngành Y từ hàng trăm năm trước Công Nguyên đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Dinh dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong điều trị bệnh tật. Nghiên cứu về dinh dưỡng chữa bệnh càng nhiều thì thông tin tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân càng “quá tải”. Xu hướng này dẫn đến một thực tế là bản thân người bệnh đã khó khăn trong việc ăn uống lại càng mệt mỏi vì quá nhiều món bị bác sỹ bắt kiêng cữ, hạn chế, thậm chí cấm đoán.

Hiểu được “nỗi khổ” của người bệnh, các chuyên gia của Viện dinh dưỡng tiết chế cho rằng mấu chốt của xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân không nên chỉ là bảo họ không được ăn gì mà nên là khuyến khích họ ăn gì. Chỉ cần điều chỉnh một chút trong “chiến lược” đã có thể thay đổi “đại cuộc” dinh dưỡng điều trị.

Được xây dựng trên nguyên tắc “thêm bạn” thay vì “diệt thù”, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 5 “bí quyết” để có được chế độ ăn khả thi mà vẫn đảm bảo tính khoa học và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh.

Chọn chất dinh dưỡng đúng.

Bí quyết thứ nhất, chọn chất dinh dưỡng đúng, nghĩa là chọn lựa nhiều thức ăn thuộc nhiều nhóm thực phẩm tuỳ vào văn hoá và sở thích của mỗi cá nhân, miễn sao đáp ứng đủ nguồn năng lượng theo yêu cầu.

Sở dĩ có nguyên tắc này là vì nghiên cứu cho thấy gần ½ trường hợp tử vong do bệnh tim mạch ở Mỹ lại có liên quan đến tiêu thụ quá mức rau củ, đậu, hạt và acid béo omega-3. Lẽ thường cái gì quá mức cũng không hẳn là tốt. Vì vậy vào năm 2011, dinh dưỡng theo tháp thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nghĩa là dùng một số nhóm thực phẩm được xem là có lợi [đáy tháp] nhiều hơn hẳn các nhóm được xem là có hại [đỉnh tháp], đã được thay thế bằng phương châm chăm chút cho từng Bữa ăn [MyPlate]. Mỗi bữa ăn chính cần đầy đủ các nhóm thực phẩm như rau, tinh bột, đạm và số lượng thì cân bằng chứ không nên lệch về nhóm nào. Một bữa ăn khoa học sẽ có 4 tiêu chuẩn sau:

+ ½ lượng thức ăn là rau củ. Rau củ nên có nhiều màu và chủng loại như xanh đậm, đỏ, cam, xanh lá..

+ đảm bảo ½ tinh bột là dạng nguyên hạt

+ chuyển sang sử dụng chất béo dễ tiêu hoặc nguồn gốc từ sữa.

+ thay đổi nguồn đạm thường xuyên, ví dụ sử dụng luân phiên hải sản, thịt heo, thịt gà, trứng hoặc các loại hạt.

Bên cạnh bữa chính, nên kèm 3 bữa phụ với sữa, phô mai hoặc yaourt. Ăn, uống sữa hoặc chế phẩm từ sữa để bổ sung không chỉ canxi mà còn vitamin D, magnesium và kali.

Nấu ăn tại nhà [ngay cả món đơn giản nhất, nếu có thể].

Bí quyết thứ hai khá đơn giản, nên nấu ăn ở nhà. Lý do là các thực phẩm chế biến sẵn ở siêu thị và nhà hàng chứa hơn 50% lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, chứa nhiều đường và chất béo bão hoà hơn. Các chất này có vẻ là “bạn hiền” trong vai trò tạo vị ngon cho thức ăn, nhưng mặt khác lại là “kẻ thù” với sức khoẻ tim mạch, là tác nhân gây rối loạn chuyển hoá nếu chúng xuất hiện quá mức cho phép. Cách tốt nhất để duy trì tình bạn tốt đẹp là nấu ăn ở nhà, mua thịt tươi, thực phẩm chưa chế biến về nấu để chủ động điều chỉnh lượng muối, đường trong thức ăn. Thỉnh thoảng cũng có thể ăn snack có “muối trộn” ở ngoài, nhưng thường xuyên thì vẫn nên ăn món trộn rau củ tươi ở nhà.

Muốn giảm cân, cần cân bằng.

Nói đơn giản là muốn ăn để giảm cân, trước tiên là phải ăn được, rồi mới giảm cân. Hãy nhìn người chơi yo-yo, khi càng đẩy quả yo-yo đi xa thì nó bật lại càng nhanh. Ăn để giảm cân cũng vậy. Chế độ ăn càng nghiêm ngặt, nhiều cấm đoán, mất cân bằng, giảm cân càng nhanh thì khi đến ngưỡng không duy trì được nữa, cân nặng sẽ trở lại càng “khí thế”. Cần nhớ rằng, duy trì cân nặng lý tưởng cũng quan trọng không kém giảm cân.

Hãy cùng điểm qua các chế độ ăn giảm cân phổ biến và hiệu quả hiện nay. Đầu tiên là chế độ ăn ít carbonhydrate, nhiều đạm, thường gọi tắt là low-carb. So với chế độ ăn tương đương về lượng calo nhưng nhiều đường hơn thì chế độ ít đường giúp giảm cân nhiều hơn. Hơn nữa, ăn nhiều đạm có nhiều lợi ích lâu dài như giảm số đo vòng eo, giảm lượng mỡ trong cơ thể, giảm mất cơ và nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chế độ ăn có lượng đường vừa phải, lượng protein vừa phải cũng đã được chứng minh có thể giúp cải thiện hình thể, giảm mỡ và điều hoà đường huyết sau ăn.

Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải chú trọng rau củ quả, hạt nguyên vỏ và chất béo không bão hoà trong quả ôliu, bơ, dầu thực vật, nhiều cá và gà hơn là thịt đỏ hay sữa. Ăn theo chế độ này có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh Parkinson. Cần lưu ý rằng, hiệu quả của ăn kiêng kiểu này cũng liên quan phần lớn tới lối sống, thói quen ăn uống và đặc điểm di truyền của người dân vùng Địa Trung Hải.

Một chế độ ăn khác cũng rất hiệu quả có tên là DASH. Chế độ này tập trung vào việc đáp ứng các mục tiêu dinh dưỡng hàng ngày và hàng tuần hơn là yêu cầu loại thực phẩm đặc biệt. Vì vậy nó khá tiện lợi, có thể áp dụng cho người ăn chay, người ăn thực phẩm không chứa gluten hoặc không gây dị ứng. Nghiên cứu cho thấy ăn kiêng theo chế độ DASH trong 6 tháng vừa có hiệu quả giảm cân vừa ổn định huyết áp.

Gần đây, chế độ nhịn ăn không liên tục ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu trên người béo phì, ăn không giới hạn trong 8 tiếng, sau đó chỉ uống nước trong 16 tiếng, áp dụng trong 12 tuần giúp giảm cân, giảm huyết áp. Mặc dù nó không dành cho mọi bệnh nhân, chế độ ăn uống này có vẻ “hấp dẫn” với một số người.

Chọn chất béo một cách khôn ngoan.

Câu chuyện chất béo cũng khá tương đồng với muối và đường. Món ăn có chất béo luôn hấp dẫn và ngon miệng hơn, thực tế này khó chối từ. Do đó, thay vì “quay lưng” với chất béo, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên hãy “chọn chất béo một cách khôn ngoan." Điều này có nghĩa là thay thế chất béo bão hòa, đã chuyển hóa bằng chất béo lành mạnh, không bão hoà. Chẳng hạn, chọn dầu ăn thay cho mỡ rắn như mỡ heo; chọn dầu thực vật từ ngô, hướng dương, đậu nành hoặc từ ô liu, hạt mè, cải dầu. Dầu cũng là nguồn bổ sung vitamin E. Một sự lựa chọn thông minh khác là chuyển từ sử dụng sản phẩm sữa nguyên chất sang dùng sữa, phô mai hoặc sữa chua ít hoặc không có chất béo.

Ăn nhiều chất xơ.

Prebiotic rất có lợi và là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh, trong đó chất xơ hòa tan là một prebiotic được biết đến nhiều nhất.

Prebiotics là những nguyên liệu lên men có chọn lọc, giúp cân bằng hệ sinh thái và hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Tiêu thụ prebiotic dạng chất xơ hoà tan giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm cân. Hơn nữa, khi được sử dụng đúng cách, thuốc nhuận trường nguồn gốc chất xơ có thể giúp giải quyết các rối loạn nhu động ruột. Chất xơ được tìm thấy trong các loại trái cây, rau quả, đậu, hạt và ngũ cốc nguyên vỏ.

Tiến bộ hơn là hoàn hảo

Trong những năm gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng tập trung vào việc thay đổi nhận thức của bệnh nhân về thực phẩm. Phương châm hiện nay là tiến bộ mỗi ngày thay vì thay đổi nghiêm ngặt, cực đoan tức thì. Nếu nhìn sâu vào cốt lõi, dinh dưỡng thật sự là tất cả những gì bạn ăn trong suốt cuộc đời. Vì vậy, thực hiện những điều chỉnh nhỏ như bổ sung thực phẩm lành mạnh, góp nhặt thói quen ăn uống tốt mỗi ngày sẽ phù hợp và khả thi hơn là thay đổi toàn bộ chế độ ăn theo một tiêu chuẩn hoàn hảo, vượt quá khả năng.

BS. Hê Thanh Nhã Yến, Bệnh viện Mỹ Đức

Nguồn: 5 Dietary Tips to Share With Your Patients - Medscape - Aug 09, 2018.

Video liên quan

Chủ Đề