An com nát có tốt không

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều bố mẹ thường băn khoăn không biết nên cho trẻ ăn cơm nát khi nào. Cho trẻ ăn cơm nát với gì thì tốt để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả, lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho con? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này để bổ sung dinh dưỡng cho con hiệu quả.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi cũng là lúc con bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Lúc này, trẻ sẽ được tập làm quen với các loại thức ăn xay nhuyễn để hệ tiêu hóa thích nghi dần với các thức ăn mới. Tuy nhiên, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ và các món ăn dặm chỉ là bữa ăn bổ sung để cung cấp thêm dưỡng chất cho bé. Mẹ không nhất thiết phải thêm cơm vào bữa ăn với mục đích cho bé no lâu, chắc bụng. Vậy nên tập cho trẻ ăn cơm nát khi nào tốt?

Mẹ nên tập cho trẻ ăn cơm nát khi nào tốt?

Cho trẻ tập ăn cơm nát khi con đã mọc răng hàm vào khoảng 2 tuổi

Thời điểm cho trẻ ăn cơm nát phù hợp là khi con đã mọc đủ răng hàm bởi nếu cho con ăn cơm sớm khi trẻ mới mọc răng sữa – răng dùng để cắn, xé thức ăn sẽ khiến bé nuốt cơm luôn mà không nhai. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa áp lực hơn để tiêu hóa tinh bột trong cơm. Bên cạnh đó, khi hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, việc bổ sung thức ăn thô như cơm nát sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột, làm cho trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc và cho trẻ tập ăn cơm nát khi con được khoảng 2 tuổi là phù hợp.

Dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn cho con tập ăn cơm nát

Khi tập cho trẻ ăn cơm nát, kèm theo đó mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết trong một bữa ăn của bé.

Mẹ nên tập cho trẻ ăn cơm nát khi nào tốt?

Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản trong chế độ ăn của bé

  • Tinh bột: Có tác dụng cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào và mô, hình thành và phát triển tế bào não cũng như điều hòa các hoạt động của cơ thể. Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, bánh mỳ, rau củ..
  • Chất đạm: Là “nguyên liệu” xây dựng các tế bào trong cơ thể, hình thành và phát triển cơ bắp, giúp xương, răng cứng cáp. Chất đạm còn là nguyên liệu chính tạo nên dịch tiêu hóa, các men, hormone điều hòa hoạt động của cơ thể, tạo ra kháng thể phòng ngừa bệnh tật. Thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu, cua..
  • Chất béo: Chất béo có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các tế bào hệ thần kinh của trẻ, tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Mẹ hãy thêm vào bữa ăn của trẻ các loại chất béo tốt từ cá, dầu, bơ thực vật..
  • Vitamin và khoáng chất: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổng hợp dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng của cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Lưu ý thời điểm này trẻ đã mọc răng hàm, mẹ cần tạo điều kiện cho con luyện răng, luyện cơ nhai. Vì vậy thức ăn không cần phải xay nhỏ hay nghiền nát mà hãy thái, băm từ nhỏ cho tới vừa, nấu ăn từ mềm tới cứng để tăng độ thô, giúp cơ nhai của bé được luyện tập và phát triển.

Trong quá trình cho trẻ tập ăn cơm nát, mẹ hãy tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thêm vào chế độ ăn của con để tăng cường tiêu hóa, bảo vệ đường ruột và giúp trẻ phòng tránh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi một cách hiệu quả.

Mẹ nên tập cho trẻ ăn cơm nát khi nào tốt?

Sử dụng men vi sinh bổ sung probiotic giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa của bé

Những thông tin trong bài trên đã giúp mẹ biết được nên cho trẻ ăn cơm nát khi nào cũng như cần tăng cường thêm những nhóm chất gì để bồi bổ cơ thể, tăng cường dinh dưỡng cho con rồi. Chúc bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hứng thú với việc ăn uống, hấp thu dinh dưỡng tốt để phát triển toàn diện.

Bạn đọc Phạm T. (29 tuổi, Long An) hỏi: Tôi có cảm giác sữa mẹ hơi ít nên dù con tôi đạt các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng vẫn thấy lo lo. Hiện bé 4 tháng tuổi, còn bú sữa mẹ hoàn toàn. Lúc nào thì tôi có thể tập cho bé ăn dặm và nên ăn gì? Đến tuổi nào bé có thể ăn cơm được? Lúc ăn cơm có nên cai sữa không vì tôi nghe nói nhiều bé tuổi ăn dặm vì bú sữa quá nhiều nên biếng ăn?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Trong từ 4-6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm từ lúc 4-6 tháng bằng các loại bột dinh dưỡng, song song với việc bú sữa mẹ.

Đến khoảng 7 tháng, các bé có thể bắt đầu tập ăn cháo. Giai đoạn này, cháo cần thật loãng, rau, thịt phải dùng máy xay xay thật nhuyễn.

Khoảng 9 tháng tuổi, bé có thể dần ăn cháo đặc hơn và đến 12 tháng tuổi, giai đoạn mà đa phần các bé đã có ít răng để nhai thức ăn, có thể tập cho bé ăn cơm mềm, nát với phần thức ăn cũng được xử lý để mềm, miếng nhỏ vừa miệng.

Thời gian hợp lý để bắt đầu tập ăn cơm phụ thuộc vào bé mọc răng khi nào vì bé cần có răng mới nhai được cơm. Nếu bé mọc răng sớm, trước 12 tháng ít lâu đã nhiều răng thì ăn cơm sớm một chút cũng không sao, tuy nhiên, tập ăn cơm từ hồi 9 tháng là quá sớm. Có thể chính việc không đủ răng để nhai khiến bé khó khăn khi ăn, ăn kém đi, khó tiêu vì thức ăn không được nhai kỹ.

Nên lưu ý rằng tuyệt đối không bỏ sữa khi trẻ bắt đầu ăn dặm. 2 bạn đều đang cho con bú sữa mẹ, điều đó càng tốt hơn cho sự phát triển của trẻ, vì vậy không có gì phải lo lắng hay nghĩ đến chuyện cai sữa sớm nếu vẫn còn khả năng cho con bú.