Chế độ trách nhiệm thống nhất là gì năm 2024

Chế độ trách nhiệm thống nhất là gì năm 2024

Chương 3: Cơ sở pháp lý

Vận tải đa phương thức do 1 người vận tải chịu trách nhiệm trên cơ sở 01 hợp đồng

và 1 chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển ( mang đặc điểm door – to – door) vì vậy

cơ sở pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng

3.1: Nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức.

3.1.1: Các quy ước, công ước quốc tế

Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũng phải được

thực hiện trên cơ sở những quy phạm pháp luật quốc tế. Quy phạm pháp luật quốc tế điều

chỉnh mối quan hệ trong vận tải đa phương thức hiện nay bao gồm:

Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức (1980)

- Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế,

1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980). Công

ước này được thông qua tại hội nghị của LHQ ngày 24-5-1980 tại Geneva gồm 84 nước

tham gia. Cho đến nay, công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết

phê chuẩn, gia nhập.

- Bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức do ICC kết hợp với Ủy ban thương

mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (1992)

- Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC

Rules for Multimodal Transport Documents), số phát hành 48, đã có hiệu lực từ 01- 01-

1992. Bản quy tắc là một quy phạm pháp luật tuỳ ý, không có tính bắt buộc nên khi sử dụng

các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng .

- Các văn bản pháp lý trên quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức

như: định nghĩa về vận tải đa phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức,

người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, việc giao, nhận hàng, chứng từ vận

tải đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng

hóa, trách nhiệm của người gửi hàng, khiếu nại và kiện tụng ....

1