Chiến tranh đế quốc phi nghĩa là gì năm 2024

Cách mạng công nghiệp ở Anh đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội và kinh tế. Dưới đây là một số thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Anh:

1. Sự phát triển của ngành công nghiệp: Cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp sang nền công nghiệp. Các ngành công nghiệp như dệt may, thép, than, và đường đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho dân cư.

2. Sự gia tăng sản xuất: Nhờ sự đổi mới công nghệ và sự tổ chức hiệu quả, cách mạng công nghiệp đã tăng cường khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sự gia tăng này đã đáng kể cải thiện cuộc sống của người dân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

3. Sự phát triển của hệ thống giao thông: Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giao thông, bao gồm xây dựng đường sắt và đường bộ. Điều này đã cải thiện khả năng vận chuyển hàng hóa và người dân, mở ra cơ hội kinh doanh và giao lưu văn hóa.

4. Sự phát triển của khoa học và công nghệ: Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ. Các phát minh và đổi mới trong lĩnh vực như máy móc, đèn điện, và đường ống dẫn nước đã mang lại những tiến bộ đáng kể và tạo ra sự thay đổi to lớn trong cuộc sống hàng ngày. ​

- Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa

- Tuy nhiên vào giai đọa cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

  1. Đế quốc phi nghĩa vì:

- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương. Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị… đã và đang ra sức tuyên truyền các luận điệu sai trái, nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo lịch sử. Họ mưu toan phủ nhận ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho đất nước, dân tộc của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong giai đoạn cách mạng từ 1945 đến 1975.

Quan điểm mà họ đưa ra là: “Các cuộc kháng chiến do Đảng ta lãnh đạo là "không cần thiết", là “vô ích và tốn xương máu", vì có thể dùng con đường hòa bình, thương lượng để giành độc lập như một số nước đã làm. Họ cố tình xuyên tạc: “Đảng ta tiến hành các cuộc kháng chiến, thực chất là thực hiện một "cuộc chiến tranh ý thức hệ", "chiến tranh ủy nhiệm" theo sự “sắp đặt” của một số nước lớn, nhằm giúp chủ nghĩa cộng sản lan tràn và chiếm vị trí độc tôn trên thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam dùng chiến tranh làm phương tiện để thống trị…”.

Một số quan điểm khác, không phân biệt được tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh thì tỏ ra “ngậm ngùi” về “nỗi buồn chiến tranh”, vì nó đem lại quá nhiều mất mát và hi sinh, mà "kẻ thắng cũng như người thua đều không đạt được gì".

Những luận điệu trên không có gì mới, vẫn chỉ là tiếp tục các thủ đoạn "đánh tráo giá trị", "lẫn lộn trắng đen" nhằm phủ nhận sự hi sinh xương máu của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Thực tế chứng minh, nhân dân Việt Nam luôn khao khát độc lập, tự do, yêu chuộng hòa bình. Đó là truyền thống từ lịch sử nghìn đời của dân tộc ta. Chính các thế lực đế quốc, thực dân với quân đội nhà nghề và sức mạnh quân sự, kinh tế lớn gấp nhiều lần chúng ta, luôn mưu toan dùng vũ lực áp đặt ách thống trị, đối với đất nước ta và nhân dân ta. Nhân dân Việt Nam, không có con đường nào khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa", anh dũng, kiên cường chống ngoại xâm, đánh đổ ách xâm lược, giành độc lập tự do.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán chủ trương hòa bình, hòa hoãn, tìm mọi cách để tránh một cuộc chiến tranh với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: "Nhân dân Việt Nam không muốn đổ máu, nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình". Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều hoạt động thiện chí như: Thương lượng với đại diện Trung Hoa (Quốc dân đảng) và Pháp, kí Hiệp định sơ bộ (6-3-1946), tiến hành đàm phán ở Đà Lạt và Phông-ten-nơ-blô (Pháp) để kí Tạm ước (14-9-1946), đồng thời kêu gọi các nước Liên Xô, Anh, Mỹ... tham gia giải quyết hòa bình để chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương... Nhưng "Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa". Toàn dân tộc ta đã đứng lên hưởng ứng "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết bảo vệ nền độc lập, tự do. Suốt 9 năm trường kì kháng chiến, chúng ta đã làm nên chiến thắng "Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu".

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, luận điệu của các thế lực phản động về cái gọi là "chiến tranh ủy nhiệm" cũng là sự đánh lộn tính chất của cuộc chiến tranh chính nghĩa với phi nghĩa, cách mạng với phản cách mạng. Việc đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam nằm trong mưu đồ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, hòng ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đánh đòn phủ đầu phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao, mà Việt Nam trở thành lá cờ đầu. Nước Mỹ đã trải qua 5 đời tổng thống, huy động gần 6 triệu lượt binh sĩ (lúc cao nhất lên tới 542.000 quân), chi phí hàng trăm tỉ đô-la, ném xuống Việt Nam hàng triệu tấn bom, đạn, rải hàng chục triệu lít chất độc hóa học, sử dụng những loại vũ khí, kĩ thuật tối tân, dã man nhất, chỉ trừ vũ khí hạt nhân. Nhân dân Việt Nam với khát vọng độc lập dân tộc và CNXH, vì tự do, hòa bình, phải trải qua 30 năm kháng chiến trường kì với biết bao hi sinh, gian khổ mới đi đến thắng lợi trọn vẹn, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH.

Dân tộc Việt Nam luôn khát khao, yêu chuộng hòa bình, mong muốn được sống trong độc lập tự do, bình đẳng, bác ái cùng các dân tộc khác trên thế giới. Song chính mưu đồ xâm lược, sự ngoan cố, hiếu chiến… của chủ nghĩa thực dân và đế quốc đã buộc toàn dân tộc ta phải đứng lên tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, chứ đâu phải chúng ta "hiếu chiến" hoặc Đảng ta "muốn dùng chiến tranh" để giành độc quyền thống trị, như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Chính Mắc Na-ma-ra - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng thú nhận: "Mỹ đã nhìn nhận sai về niềm khao khát và quyết tâm chiến đấu giành tự do và dân chủ của người Việt Nam; đã đánh giá thấp sức mạnh của cuộc đấu tranh hi sinh cho lí tưởng và các giá trị của CNXH...”.

Mỗi chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận rõ mưu đồ, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch âm mưu xóa nhòa tính chất cuộc chiến tranh - một bên là chính nghĩa và một bên là phi nghĩa - thậm chí xóa nhòa ranh giới giữa một dân tộc yêu nước, quyết đứng lên bảo vệ độc lập, tự do với các thế lực hiếu chiến, xâm lược.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta kéo dài suốt 30 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, dù phải trải qua nhiều mất mát, hi sinh, song đã giành thắng lợi hết sức to lớn, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc cả trong nước và trên trường quốc tế. Qua các cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, Việt Nam trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của lòng khát khao yêu chuộng hòa bình, công lí. Nhờ sự bền bỉ đấu tranh và đổ máu hi sinh của các LLVT và toàn dân, chúng ta mới giành được độc lập, tự do trọn vẹn, nước nhà thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên CNXH, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Tại sao gọi là cuộc chiến tranh phi nghĩa?

- Chiến tranh phi nghĩa là những chiến tranh do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.

Tại sao gọi cuộc chiến tranh năm 1914 đến năm 1918 là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

Phương pháp giải: Giải thích. Giải chi tiết: Chiến tranh năm 1914 – 1918 mặc dù là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nhưng được gọi là chiến tranh thế giới vì nó lôi kéo nhiều nước tham gia, trong đó có cả các nước đế quốc và thuộc địa.

Tại sao lại xảy ra chiến tranh?

Nguyên nhân của chiến tranh thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo. Nói tóm lại, chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau.

Tại sao chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ?

Chiến tranh nổ ra do sự xung đột của các nước chấu Âu và đã chín muồi, các bên đối địch từ lâu đã mâu thuẫn đối kháng và muốn tiêu diệt lẫn nhau bằng quân sự để phân chia thế giới.