Công thức tính áp suất khí quyển là:

Áp suất khí quyển là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt mỗi chúng ta đều đã được tiếp xúc với nó từ chương trình học cấp cơ sở. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của áp suất khí quyển là gì? Hãy cũng Wisevietnam tìm hiểu các thông tin về áp suất khí quyển qua bài viết dưới đây!

Công thức tính áp suất khí quyển là:

Áp suất khí quyển hay còn được gọi là áp suất không khí, chính là trọng lượng của lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh trái đất tác dụng lên vật thể đặt trong nó. Hay nói một cách cụ thể hơn áp suất khí quyển chính là áp suất không khí chúng ta đang hít thở hằng ngày còn được gọi là áp lực trong khí quyển trái đất.

Áp suất khí quyển hoạt động chủ yếu nhờ lực hấp dẫn của hành tinh cùng với sự biến đổi xoay vòng thông qua các yếu tố đặc biệt như: Vận tốc gió, mật độ biến thiên của nhiệt độ hay sự thay đổi trong từng thành phần.

Công thức tính áp suất khí quyển là:

  • Áp suất khí quyển tác động theo mọi hướng
  • Áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, độ cao, gió,…
  • Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm do không khí càng loãng. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm đi khoảng 1mmHg
  • Áp suất khí quyển tại một địa điểm thay đổi theo thời gian và những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết của địa điểm đó.
  • Khi đi máy bay áp suất khí quyển bị thay đổi, mặc dù đã có áp suất được tạo ra bên trong máy bay nhưng áp lực vẫn giảm khi máy bay lên cao hơn. Áp lực càng tăng trong tai khi máy bay hạ cánh và đến độ cao thấp hơn, sự thay đổi này thường diễn ra rất nhanh chóng.

Công thức tính áp suất khí quyển là:

Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là mmHg (milimet thủy ngân)

Một số đơn vị đo thường gặp khác: (N/m2), (Pa), (Psi), (Bar).

Quy đổi đơn vị đo của áp suất:

  • 1 Pa = 1N/m2 = 760 mmHg = 10 – 5 Bar

  • 1 mmHg = 136 N/m2

  • 1 atm = 76 cmHg = 101300 Pa

Cách tính áp suất khí quyển được dựa theo công thức sau:

P = F / S

Công thức tính áp suất khí quyển là:

Trong đó:

  • P là kí hiệu của áp suất khí quyền ( N/m2 )
  • F là kí hiệu của lực tác động lên trên bề mặt ép ( N )
  • S là kí hiệu của diện tích bề mặt bị ép ( m2 )

Tuy nhiên, trên thực tế áp suất khí quyển rất hiếm khi chính xác vì chúng luôn thay đổi ở các vị trí khác nhau.

Công thức tính áp suất khí quyển là:

  • Người ta thường đo áp suất khí quyển bằng thủy ngân hoặc áp kế aneroid. Cụ thể, áp kế thủy ngân đo chiều cao của cột thủy ngân trong ống thủy tinh được dựng thẳng đứng. Khi áp suất không khí mà thay đổi thì chiều cao của cột thủy ngân cũng thay đổi theo.
  • Các nhà khí tượng khi đo áp suất không khí theo đơn vị gọi là khí quyển (atm). Một bầu khí quyển tương đương với 1.013 millibars (MB) ở mực nước biển và được chuyển thành 760 milimét khi đo trên áp kế thủy ngân.
  • Áp suất trong không khí không đồng đều trên khắp hành tinh, phạm vi bình thường của áp suất không khí Trái đất dao động từ 980MB đến 1.050MB. Lý do có sự khác biệt này là do sự gia tăng nhiệt không đều trên bề mặt Trái đất và lực dốc áp suất.
  • Áp suất khí quyển cao nhất được đo tại Agata – Siberia vào ngày 31/12/1968 rơi vào khoảng  1.083,8MB. Còn áp suất thấp nhất từng được đo là 870MB tại Typhoon Tip đánh vào phía Tây của Thái Bình Dương vào ngày 12/10/1979.

Những người đã từng đi máy bay đều có cùng một trải nghiệm là khi máy bay hạ cánh, thường xảy ra các hiện tượng khó chịu như: đau đầu, ù tai, chóng mặt,… Lý do là bởi trong quá trình máy bay hạ cánh, áp suất không khí biến đổi quá nhanh.

Trong các tình huống thường ngày, áp suất khí quyển cơ thể con người chịu được là khoảng 15-20 tấn. Nghe có vẻ khó tin nhưng trong tình huống bình thường, áp suất không khí bên ngoài và bên trong cơ thể con người ở trạng thái cân bằng, nên con người không cảm thấy bị áp lực. Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian ngắn, áp suất không khí đột ngột giảm xuống, rất nhiều người cảm thấy khó chịu, thậm chí có thể xuất hiện phản ứng nghiêm trọng.

Công thức tính áp suất khí quyển là:

Ví dụ:

  • Khi áp suất bình thường từ 1.013 hPa đột ngột giảm xuống còn 986 hPa, các bệnh về tim mạch dễ tái phát hoặc trở nên trầm trọng. Áp suất không khí mùa hè vốn thấp, khi xuất hiện sấm chớp mưa giông, áp suất không khí sẽ càng thấp hơn.
  • Nghiên cứu cho rằng, khi áp lực không khí giảm xuống, trong không khí sẽ sản sinh càng nhiều ion dương, sẽ khiến khả năng chú ý của con người bị phân tán, tâm lý biến đổi xấu, cảm thấy buồn phiền bất an. Các số liệu thống kê từ thực tế cũng cho thấy, khi áp suất không khí giảm đột ngột, các sự cố ngoài ý muốn xảy ra nhiều hơn, bệnh tâm thần và các bệnh mãn tính cũng dễ tái phát hơn.
  • Có thể thấy, trong tiết trời nóng bức của mùa hè, mọi người (đặc biệt là người già và người mắc bệnh tim mạch) ngoài quan tâm đến tránh nóng còn cần chú ý đến việc biến đổi áp suất. Nếu như áp suất giảm nhiều, phải chú ý điều chỉnh cảm xúc và sức khỏe.

Công thức tính áp suất khí quyển là:

Ví dụ về áp suất khí quyển trong cuộc sống cho thấy sự tồn tại của áp suất khí quyển:

  • Trên các bình nước lọc 16L hay 19L thường có một lỗ nhỏ để thông với khí quyển nhằm hỗ trợ quá trình lấy nước ra dễ dàng hơn.

  • Khi uống các ống thuốc dạng thủy tinh, chúng ta sẽ phải bẻ cả hai đầu thì thuốc mới có thể chảy ra được.

  • Để lấy sữa từ lon sữa ông thọ, chúng ta cần phải đục hai lỗ trên mặt lon sữa.