Công thức tính chi phí quản lý dự án

Nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, hàng loạt các dự án xây dựng được tiến hành dựa trên sự tính toán hợp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà đầu tư, với nhiều hình thức khác nhau: Dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Nhà nước quy định như thế nào về quản lý chi phí quản lý dự án, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Chi phí quản lý dự án bao gồm những chi phí nào?

Cơ sở pháp lý

Trên cơ sở các quy định của Luật đầu tư 2020 và Luật đầu tư theo phương thức đối tác công ty 2020, Luật đầu tư công 2019,  Chính phủ đã quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến chi phí quản lý dự án tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP).

Việc quản lý chi phí đầu tư xây bao gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Không chỉ vậy, Nghị định còn quy định về việc thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chi phí quản lý dự án là gì?

Chi phí quản lý dự án là chi phí tối đa để quản lý dự án phù hợp với thời gian, phạm vi công việc đã được phê duyệt của dự án, được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án.

Chi phí quản lý dự án được quản lý dựa vào cơ sở dự toán được xác định hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ, công việc quản lý dự án thực hiện. Không chỉ vậy, dự toán còn phải xác định phù hợp với các chế độc chính sách có liên quan. Tuy nhiên, chi phí quản lý dự án cũng đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Vậy chi phí quản lý dự án bao gồm những chi phí nào mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Công thức tính chi phí quản lý dự án

Theo quy định tại khoản 2, điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án bao gồm các nội dung sau:

(1) Tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);

(2) Ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;

(3) Thanh toán các dịch vụ công cộng;

(4) Vật tư văn phòng phẩm;

(5) Thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

(6) Tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;

(7) Công tác phí;

(8) Thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án;

(9) Chi phí khác và chi phí dự phòng.

Chi phí quản lý dự án phục vụ công việc gì?

Nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả và đúng mục đích, Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định rõ mục đích sử dụng chi phí quản lý dự án tại Khoản 1, điều 30. Theo đó, chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc sau:

– Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quan trọng đảm bảo tiến độ, công trình và tuân thủ các quy định của pháp luật. Bao gồm các công việc đa dạng như:

+ Giám sát công tác khảo sát xây dựng; tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

+ Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

+ Lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập, thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

+ Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

+ Quản lý hệ thống thông tin công trình; thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

+ Xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình; xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

+ Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

+ Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

+ Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; giám sát, đánh giá đầu tư; nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án.

– Thực hiện các công việc: giám sát, đánh giá đầu tư; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng; xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Qua bài viết chi phí quản lý dự án bao gồm những chi phí nào, quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về định nghĩa, mục đích và nội dung chi phí quản lý dự án. Ta thấy rằng, nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng, minh bạch trong sử dụng chi phí quản lý dự án, Chính phủ đã có các quy định mang tính nguyên tắc về chi phí quản lý dự án. Chúng tôi cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Chi phí Quản lý dự án và Tư vấn đầu tư xây dựng là hai khoản mục chi phí chắc chắn phải có trong dự toán chi phí xây dựng của bất kỳ dự án nào. Để xác định hai khoản mục chi phí này, ngày 31/08/2021 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 12/2021/TT-BXD ban hành định mức xây dựng với Phụ lục 8 là định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.

Bạn có thể nghiên cứu và tải về Thông tư 12/2021/TT-BXD tại đây

Bài viết này Học Thật Nhanh sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng theo quy định mới nhất tại Thông tư 12/2021/TT-BXD và bạn có thể TẢI VỀ file Excel tự động nội suy tính toán tại cuối bài viết.

Thuyết minh chung áp dụng định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

- Định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ban hành tại Thông tư 12/2021/TT-BXD là cơ sở để xác định chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

- Đối với dự án, công trình, gói thầu có quy mô chi phí nằm trong khoảng quy mô chi phí ban hành tại Thông tư 12/2021/TT-BXD thì định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo công thức nội suy:

Công thức tính chi phí quản lý dự án

Trong đó:

+ Nt : Định mức CP QLDA, TVĐTXD theo quy mô chi phí xây dựng hoặc quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị cần tính; đơn vị tính: tỉ lệ %;

+ Gt : Quy mô chi phí xây dựng hoặc quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị cần tính định mức; đơn vị tính: giá trị;

+ Ga, Gb : Quy mô chi phí XD hoặc quy mô chi phí TB hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị tương ứng là cận trên/ cận dưới quy mô chi phí cần tính định mức; đơn vị tính: giá trị;

+ Na, Nb : Định mức chi phí CP QLDA, TVĐTXD tương ứng với Ga, Gb; đơn vị tính: tỉ lệ %;

Định mức chi phí quản lý dự án

Bảng Định mức chi phí quản lý dự án

Công thức tính chi phí quản lý dự án

- Chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại bảng 1.1 kèm theo Thông tư này chưa bao gồm chi phí để chủ đầu tư trực tiếp thực hiện công việc thẩm định (không thuê đơn vị tư vấn thẩm tra) thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng. Chi phí để chủ đầu tư trực tiếp thẩm định các công việc trên xác định bằng 80% chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư này và bổ sung thêm vào nguồn chi phí quản lý dự án.

- Chi phí quản lý dự án của dự án đầu tư xây dựng công trình hàng không xác định theo định mức chi phí của loại công trình dân dụng.

Đây là điểm thay đổi nổi bật nhất tại Phụ lục 8 Thông tư 12/2021/TT-BXD so với Thông tư 16/2019/TT-BXD. Tất cả các định mức tỷ lệ chi phí quản lý dự án đều tăng với mức tăng khoảng 5% đối với các loại công trình dân dụng, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và công trình hạ tầng kỹ thuật; tăng khoảng 3% với công trình công nghiệp và công trình giao thông.

Cách xác định chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (tại bảng 1.1) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế GTGT) trong tổng mức đầu tư của dự án.

Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình.

Một số trường hợp chi phí quản lý dự án được điều chỉnh

  • Các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên đất liền, dự án tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn) theo quy định của Chính phủ: điều chỉnh với hệ số k = 1,35.
  • Dự án trải dài theo tuyến trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc dự án gồm các công trình riêng biệt được xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh khác nhau: điều chỉnh với hệ số k = 1,1.
  • Trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án: điều chỉnh với hệ số k = 0,8.
  • Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt thì điều chỉnh với hệ số k = 0,8.
  • Trường hợp dự án được quản lý theo các dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác sử dụng độc lập hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì chi phí quản lý dự án xác định riêng theo quy mô của từng dự án thành phần.

Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Công thức tính chi phí quản lý dự án

Với 24 Bảng định mức tỷ lệ và các Trị số trong các bảng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng không có sự thay đổi so với Thông tư 16/2019/TT-BXD. Tại các Bảng định mức tỷ lệ đều có phần thuyết minh hướng dẫn áp dụng.

Các bạn có thể tải file WORD Phụ lục 8 Thông tư 12/2021/TT-BXD để dễ dàng nghiên cứu hơn tại đây: BẤM ĐỂ TẢI VỀ

Một số thay đổi đổi so với Thông tư 16/2016/TT-BXD như sau:

- Định mức chi phí thiết kế của một số công trình dân dụng điều chỉnh với hệ số k = 1,2 gồm: Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia; nhà thi đấu thể thao quốc gia; Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày quốc gia; Trụ sở làm việc của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương và cấp hành chính tương đương;

- Chi phí thiết kế công trình hàng không (trừ khu bay) áp dụng theo định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng (ban hành tại bảng 2.4 và bảng 2.5 kèm theo Thông tư này). Riêng chi phí thiết kế công trình nhà ga hàng không áp dụng theo định mức chi phí thiết kế công trình dân dụng và điều chỉnh với hệ số k = 1,2.

Chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư xác định như sau:

- Trường hợp thuê đơn vị tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thì chi phí thẩm định xác định bằng 15% chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hướng dẫn tại Thông tư này.

- Trường hợp cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư trực tiếp thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (không thuê đơn vị tư vấn thẩm tra) thì chi phí thẩm định xác định bằng 80% chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hướng dẫn tại Thông tư này.

Tự động nội suy định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

Học Thật Nhanh chia sẻ cùng bạn file Excel tự động nội suy định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Bạn chỉ cần chọn hoặc nhập thông số cần thiết, Bảng tính sẽ tự động tra cứu và nội suy chính xác các định mức tỷ lệ quy định trong Phụ lục 8 Thông tư 12/2021/TT-BXD.

Công thức tính chi phí quản lý dự án
Bạn có thể tải về Bảng Excel tự động nội suy chi phí QLDA và TVĐT xây dựng

TẢI VỀ FILE EXCEL TỰ ĐỘNG NỘI SUY CHI PHÍ QLDA VÀ TVĐT XD