Đang bị cảm cúm có được tiêm vaccine covid không

Gia đình tôi có 5 người gồm 2 vợ chồng, hai con nhỏ và mẹ vợ đã 60 tuổi. Cả gia đình vừa từ quê trở lại TP HCM sau dịp Tết thì mắc cúm.

Hiện nay chưa điều trị khỏi bệnh thì gia đình tôi có tiêm vaccine phòng cúm được không? (Nguyễn Hưng, TP HCM)

Trả lời:

Chào bạn,

Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra, khả năng lây nhiễm rất nhanh nên có thể bùng phát thành dịch. Đặc biệt, sau Tết lưu lượng người dân trở lại các thành phố lớn tăng cao, toàn bộ học sinh sinh viên sẽ quay trở lại trường cộng thêm yếu tố thời tiết thay đổi, độ ẩm cao càng tăng nguy cơ để dịch cúm lây lan trên diện rộng, đặc biệt là các chủng virus cúm nguy hiểm hiện nay gồm: A/H1N1, A/H3N2 và cúm B/Yamagata, B/Victoria.

Đối với người trưởng thành, sức đề kháng đã hoàn thiện nên bệnh thường diễn tiến nhẹ, hồi phục dần trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên ở trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền nếu mắc cúm thì tình trạng bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, gây ra một số biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, thậm chí tử vong.

Có nhiều biện pháp để phòng ngừa bệnh cúm, trong đó biện pháp đơn giản nhanh chóng và hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vaccine phòng cúm phát huy hiệu quả bảo vệ tới 80-90%, giảm tỷ lệ mắc, phòng tránh diễn tiến nặng, giảm tỷ lệ nhập viện và các di chứng liên quan đến bệnh cúm, giảm tỷ lệ tử vong ở các đối tượng nguy cơ cao.

Bạn và người thân đều đang mắc bệnh, hiện nay vẫn chưa khỏi hoàn toàn thì chưa nên tiêm vaccine phòng cúm ngay lúc này. Bởi việc tiêm phòng các loại vaccine nói chung và vaccine cúm nói riêng đều được khuyến cáo nên tiêm lúc cơ thể khỏe mạnh mới đạt được hiệu quả tối đa và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn. Gia đình bạn có nhiều trẻ nhỏ, người cao tuổi là những đối tượng nguy cơ cao diễn tiến nặng nếu mắc bệnh. Do đó, ngay sau khi khỏi bệnh, bạn nên đưa mẹ vợ, vợ và các con đi tiêm vaccine cúm để được bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ tái nhiễm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Tại Hệ thống tiêm chủng VNVC đang triển khai tiêm chủng vaccine phòng cúm tứ giá thế hệ mới phòng ngừa hiệu quả được cả bốn chủng virus cúm nguy hiểm gồm: A/H1N1, A/H3N2 và cúm B/Yamagata, B/Victoria. Virus cúm mùa có sự biến đổi hàng năm trong khi đó vaccine có tác dụng bảo vệ chỉ trong vòng 1 năm, do đó bạn và gia đình cần tiêm vaccine phòng cúm nhắc lại mỗi năm để được tiếp tục duy trì hiệu quả bảo vệ. Mũi tiêm nhắc lại nên tiêm khi cơ thể đang khỏe mạnh và trước khi mùa bệnh hô hấp vào mùa để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất.

BS.CKI Bạch Thị Chính
Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Giải đáp: Bị cảm có tiêm vaccine Covid được không?

Thứ Tư ngày 19/10/2022

  • Dấu hiệu huyết khối, giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin Covid-19
  • 10 thông tin quan trọng bạn cần biết về vắc xin Pfizer
  • 10 lưu ý quan trọng trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Nếu bạn không may bị cảm trong đợt tiêm phòng covid, chắc hẳn bạn sẽ có thắc mắc “Bị cảm có tiêm vaccine Covid được không?”. Đây là vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm.

Cho dù bạn đang lên lịch tiêm liều vaccine (vắc-xin) Covid-19 đầu tiên hay chuẩn bị tiêm thuốc tăng cường, nhưng nếu bạn bị cảm lạnh, bạn có nên tiêm chủng ngừa Covid-19 hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!

Bị cảm có tiêm vaccine Covid được không?

Cho đến nay, Việt Nam chúng ta đã tiêm hơn 257 triệu liều vaccine Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi 3 và 4 ở nhiều nơi vẫn còn rất thấp. Vậy khi bị cảm có tiêm vaccine Ccovid được không? Theo các chuyên gia của trung tâm kiểm soát bệnh tật đã giải thích những lưu ý trong kiểm tra tiêm chủng Covid như sau: "Những người bị bệnh nhẹ có thể được chủng ngừa". (Điều này bao gồm cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên).

Đang bị cảm cúm có được tiêm vaccine covid không
Giải đáp: Bị cảm có tiêm vaccine Covid được không?

Nếu bạn bị sụt sịt, đau họng hoặc đau đầu, bạn vẫn có thể tiến hành tiêm vaccine Covid theo lịch trình, chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ những người xung quanh bạn.

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy các bệnh cấp tính, như cúm, làm giảm hiệu quả của vắc-xin Covid hoặc tăng phản ứng có hại, nhưng những người cảm thấy ốm vừa phải hoặc nặng nên trì hoãn việc tiêm chủng. Khi bạn cảm thấy tốt hơn, bạn có thể tiêm vắc xin. Đây là lời khuyên từ các chuyên gia y tế đến các đối tượng tiêm vaccine gặp phải tình trạng trên.

Khi một người bị bệnh, điều đó có nghĩa là cơ thể đã bị xâm nhập bởi vi trùng hoặc vi rút truyền nhiễm, nghĩa là hệ thống miễn dịch đã ở trong trạng thái bị tổn thương, căng thẳng, làm việc chăm chỉ để loại bỏ vi trùng. Người ta thường biết rằng vắc xin hoạt động tốt nhất khi hệ miễn dịch của một người khỏe mạnh, phát triển tốt và không bị căng thẳng. Đang bị ốm hoặc tại thời điểm bị ốm, khi hệ thống miễn dịch đã bận rộn chống lại vi rút có nghĩa là sẽ có những rủi ro đối với vắc-xin hoạt động.

Theo đánh giá từ các bác sĩ chuyên môn, nếu bạn bị nghẹt mũi và cảm thấy khó chịu, vắc-xin có thể khiến bạn cảm thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Bởi các tác dụng phụ thường gặpcủa vắc-xin bao gồm sốt, mệt mỏi, nhức đầu và đau cơ. Đồng thời, việc mắc các triệu chứng hô hấp như ho, sốt có thể nguy hiểm gấp đôivì chúng cũng có thể là các triệu chứng Covid. Vậy nên khi đang bị cảm thì bạn chưa nên tiêm vaccine Covid trong thời gian này.

Đang bị cảm cúm có được tiêm vaccine covid không
Nếu bạn bị cảm kèm ho sốt thì không nên tiêm covid 19.

Những điều cần lưu ý sau khi tiêm vaccine Covid-19

Sau khi bạn đã được chủng ngừa, hãy ở lại nơi tiêm chủng trong 15 phút. Điều này là để đảm bảo bạn nhận được sự chăm sóc y tế nếu bạn bị dị ứng hoặc phản ứng có hại. Mặc dù những trường hợp này thường hiếm khi xảy ra, nhưng biện pháp phòng ngừa này rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Các tác dụng phụ thường gặp có thể xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19 bao gồm: Đau, sưng và đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau cơ… Các tác dụng phụ của vắc-xin có thể dữ dội hơn đối với một số người sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc-xin Covid. Các tác dụng phụ của mũi tiêm tăng cường tương tự như tác dụng phụ của mũi tiêm chính hai liều hoặc một liều.

Để giảm các tác dụng phụ thường gặp, hãy thực hiện các mẹo sau đây:

Tránh hoạt động gắng sức

Không lên lịch cho bất kỳ hoạt động hoặc tập thể dục mệt mỏi nào trong một hoặc hai ngày sau khi tiêm phòng vắc xin covid.

Đang bị cảm cúm có được tiêm vaccine covid không
Tuyệt đối không lao động nặng sau khi tiêm Covid.

Chườm khăn mát

Sử dụng một chiếc khăn mát lên trên vết tiêm. Điều này sẽ giúp làm giảm sưng và giảm đau. Nếu muốn chườm đá, bạn có thể bọc đá trong một miếng vải sạch hoặc khăn giấy rồi chườm lên vết tiêm.

Uống đủ nước

Hãy uống nhiều nước và các chất lỏng khác để tránh mất nước do sốt do tiêm vắc xin. Đồng thờ, rượu và đồ uống có chứa cafein như cà phê có thể góp phần làm mất nước, vì vậy hãy tránh những đồ uống đó cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Nghỉ ngơi nhiều

Ngủ nhiều, đặc biệt nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc ốm. Nếu bạn không muốn ngủ, chỉ cần thư giãn và để cơ thể nghỉ ngơi trong khi vắc-xin tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa

Phải mất khoảng 2 tuần để vắc xin của bạn có hiệu lực hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên cố gắng tránh các cuộc tụ tập đông người và tiếp tục tuân theo các nguyên tắc đeo khẩu trang cho đến khi bạn được tiêm phòng đầy đủ và sức khỏe được tăng cường.

Trên đây là tổng hợp những thông tin giải đáp thắc mắc: "Bị cảm có tiêm vaccine Covid được không?" cùng những lưu ý sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 mà bạn đọc cần lưu ý. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc khi gặp phải tình trạng cảm, ốm trong giai đoạn tiêm vắc-xin.

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • tiêm vắc xin
  • vắc xin covid 19
  • tiêm vắc xin covid 19

         Khi đi tiêm chủng mang theo:

  1. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế.
  2. Sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác... sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).
  1. Trước khi đi tiêm chủng :
  1. Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android hoặc IOS và khai báo thông tin cần thiết.
  2. Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng.
  3. Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng
  1. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân
  1. Tình trạng sức khỏe hiện tại, như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính... (nếu có)
  2. Các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị (nếu có)
  3. Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây (nếu có).
  4. Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào (nếu có)
  5. Nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần trước (nếu có).
  6. Tình trạng nhiễm vi rút SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 (nếu có)
  7. Các vắc xin tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua (nếu có)
  8. Có đang mang thai hoặc nuôi con bú (nếu là nữ trong độ tuổi sinh đẻ) nếu có ?
  1. Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế:
  1. Loại vắc xin phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.
  2. Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau tiêm chủng và cách xử lý.
  3. Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
Những điều cần biết sau tiêm phòng vắc xin COVID-19
  (Dành cho người đi tiêm chủng)

 Theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng

  1. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
  2. Khi về nhà, nơi làm việc: Chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm.
  3. Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 như:
  1. Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh
  2. Đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau
  3. Ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn...

Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID-19.

  1.  Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp :
  1. Dấu hiệu nghiêm trọng: Xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
  • Ở miệng: ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi...
  • Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da...
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc...
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng...
  • Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho...
  • Toàn thân: mạch yếu, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...
  1. Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên:
  • Sốt cao ≥ 390C
  • Sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội
  • Tăng huyết áp, tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh

Công Nghệ Thông Tin