Dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch ở chân

Giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng trở nên báo động do mức độ phổ biến và trẻ hóa. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến độc giả tất tần tật các thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch chân.

1. Giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch chân là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da. Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bình thường sẽ bơm máu theo một chiều từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên đến tĩnh mạch sâu rồi về tim. Máu lưu thông được là do sự co cơ và hệ thống van tĩnh mạch. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các van này bị tổn thương bởi một áp lực lớn khiến cho máu đi theo chiều ngược lại so với tuần hoàn của nó. Áp lực tác động đến thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Hiện tượng tĩnh mạch giãn ra, nổi lên bề mặt da

2. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh Giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:

Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động

Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh.

Phụ nữ mang thai

Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 - 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên

Cứ khoảng 2 - 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân

Người bị bệnh béo phì

Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

3. Người bị giãn tĩnh mạch chân sẽ có biểu hiện như thế nào?

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đều thường có các triệu chứng mờ nhạt, mơ hồ, rất khó để phát hiện sớm. Tuy nhiên, cần phải nắm bắt rõ các dấu hiệu của bệnh để kịp thời có hướng xử lý, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch:

  • Người bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân thì người thân có cùng huyết thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 - 2 lần so với người bình thường.

  • Sau khi ngồi hoặc đứng lâu, bạn sẽ có cảm giác tê, cứng, nặng nề 2 chân, có thể mỏi, đau nhức hoặc ngứa.

  • Các tĩnh mạch dần giãn ra, phình to, sưng và phù, chạy dọc theo chân,mắt cá, đầu gối, nổi rõ lên trên bề mặt da, ngoằn ngoèo. Vết tĩnh mạch có thể nhỏ to khác nhau, màu xanh hoặc hơi đỏ.

  • Cẳng chân thường xuyên có cảm giác tê rần, châm chích giống như kiến bò.

  • Da trở nên khô, nóng, thay đổi màu sắc, thường đen sậm và mỏng hơn so với da bình thường.

  • Thường xuyên bị chuột rút, cứng cẳng chân, nhất là vào ban đêm.

  • Lở loét hoặc nhiễm trùng mô ở mắt cá chân.

  • Trường hợp hình thành cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch và theo tĩnh mạch di chuyển đến phổi có thể gây ra các triệu chứng của thuyên tắc mạch phổi như đau tức ngực, khó thở, mạch nhanh suy hô hấp.

Triệu chứng tiến triển của bệnh giãn tĩnh mạch chân

4. Các biến chứng của giãn tĩnh mạch chân

Khi các dấu hiệu của bệnh không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng hơn, có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

  • Suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng to.

  • Vào giai đoạn cuối, toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị trì trệ, hệ thống tuần hoàn ứ đọng, tĩnh mạch giãn to quá mức, gây rối loạn các dưỡng chất cung cấp đến da làm da đổi màu, thâm đen, mỏng, dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, các tế bào lở loét, khó điều trị.

  • Trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong do cục huyết khối trong tĩnh mạch di chuyển đến phổi gây tắc nghẽn động mạch phổi.

5. Cần làm gì khi bị giãn tĩnh mạch chân?

  • Đầu tiên, khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra.

  • Khi được chẩn đoán đã mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tùy theo mức độ diễn biến bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Không cố định bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào vì hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

  • Hạn chế nguyên nhân gây ra bệnh luôn là phương pháp ưu tiên dành cho bệnh nhân. Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, đi bộ khoảng 15 phút khi ngồi hoặc đứng lâu để giúp máu lưu thông.

  • Chỉ sử dụng giày cao gót trong trường hợp cần thiết, nên mặc đồ thoải mái, không quá bó sát, tránh trường hợp trang phục ngăn cản sự lưu thông của máu.

  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ.

  • Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm giàu chất xơ có khả năng ngăn ngừa được bệnh giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây, củ quả,… nên chia làm nhiều bữa ăn để chất xơ được cơ thể hấp thụ một cách tối đa.

Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng ngăn ngừa được bệnh

Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn chưa được quan tâm đúng cách do vị trí ở chân ít được chú ý hơn so với các vị trí khác. Tuy nhiên cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp cũng như ngăn ngừa được các biến chứng. Hãy quan tâm bệnh đúng cách và yêu lấy đôi chân của bạn nhé!

Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở người từ 30 tuổi trở lên, trong đó tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn. Đây là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Cùng MEDLATEC tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán nhé.

1. Thế nào là Suy giãn tĩnh mạch chân?

Tĩnh mạch là bộ phận của hệ tuần hoàn, cấu tạo bởi hệ thống van một chiều giúp máu chảy một chiều từ tĩnh mạch tới tim. suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý phổ biến không xa lạ với mỗi người, bệnh trên liên quan đến tim mạch. Theo ước tính có đến 75 - 80% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên giãn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van xảy ra vấn đề tạo ra áp lực lớn khiến sự lưu thông máu về tim bị rối loạn chảy theo chiều ngược lại. Áp lực này tác động lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân nổi lên. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch chân bị suy yếu hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị tổn thương.

Suy giãn tĩnh mạch chân - căn bệnh phổ biến ở phụ nữ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Trong đó bệnh do yếu tố hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên là chủ yếu. Các van trên bị tổn thương do một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Do quá trình thoái hóa ở tuổi già.

  • Do hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc môi trường làm việc ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, ẩm thấp,… khiến cho áp lực tĩnh mạch ở chân tăng lên, lâu ngày dẫn đến tổn thương van.

  • Do mắc bệnh béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin.

Béo phì một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

3. Triệu chứng và những biến chứng của bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển qua các giai đoạn với biểu hiện đi kèm như sau:

Giai đoạn đầu

Triệu chứng bệnh không rõ, mờ nhạt và thoáng qua. Hay có những biểu hiện như đau chân, mỏi chân, chân cảm thấy nặng, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, hay chuột rút vào buổi tối,… Vì những triệu chứng chưa rõ nên thường mọi người không quan tâm chú ý.

Giai đoạn tiến triển

Bệnh khiến chân phù to, có cảm giác mang giày dép chật, bị chàm da ở vùng cẳng chân, màu sắc da thay đổi do máu bị ứ lại ở tĩnh mạch, lâu ngày dẫn đến rối loạn biến dưỡng. Bệnh gây ra cảm giác nặng chân, đau nhức chân, chân bị phù do máu ứ đọng thoát ra ngoài tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nếu bệnh nặng hơn sẽ khiến tĩnh mạch nổi phồng lên rõ rệt, ngoằn ngoèo, dãn mạch chân, tạo thành mảng tím bầm trên da.

Giai đoạn bệnh trở nặng

Thường chân hay bị viêm dẫn đến sưng gây khó khăn trong việc di chuyển. Nếu nặng hơn có thể gây loét chân, nhiễm trùng, thậm trí là cắt cụ chi khiến việc điều trị trở lên phức tạp hơn hoặc có thể gây tử vong.

Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ngoài ra mọi người chỉ cho rằng dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch là bình thường, do lão hóa nên không quan tâm, để ý đến. chính vì vậy khi có các dấu hiệu trên bệnh nhân nên đi thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Đối tượng dễ mắc bệnh

Theo thống kê, phụ nữ chiếm 70% tỷ lệ mắc bệnh. Đặc biệt các đối tượng sau dễ mắc bệnh:

  • Người thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như giáo viên, nhân viên văn phòng, thu ngân,…

  • Phụ nữ đang mang thai dễ mắc do cổ tử cung mở rộng, hormon thay đổi đột ngột. Nội tiết tố nữ tăng cao và thai càng lớn thì hay chèn ép tĩnh mạch khiến máu không lưu thông. Tuy nhiên bệnh không biểu hiện khi mang thai mà sẽ có triệu chứng sau sinh từ 3 - 5 năm.

  • Phụ nữ thường xuyên đeo giày cao gót làm tăng áp lực lên chân dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

Phụ nữ đeo giày cao gót thường xuyên dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

  • Người mắc bệnh béo phì là những người hay có chế độ ăn uống không hợp lý và thường xuyên vận động ít. Ngoài ra cơ thể nặng nề khiến chân chịu áp lực lớn dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

  • Bên cạnh đó người cao tuổi, người bị liệt do tai biến, hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… rất dễ mắc bệnh.

5. Bạn nên làm gì khi bị giãn tĩnh mạch

  • Khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đi khám và kiểm tra nhanh chóng để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Hạn chế nguyên nhân gây ra tình trạng trên bằng cách tạo thói quen tập thể dục, thể thao. Nâng chân và đi bộ sau khi ngồi hoặc đứng lâu.

  • Hạn chế dùng giày cao gót khi không cần thiết, mặc đồ rộng rãi thoải mái không bó sát để giúp máu lưu thông thuận lợi.

  • Tăng cường bổ sung chất xơ ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch. Nên bổ sung từ các loại rau, củ, trái cây,… và chai thành các bữa để khả năng hấp thụ được tối đa nhất.

  • Ở giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch. Giai đoạn nặng thì nên phẫu thuật điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

  • Người làm ở văn phòng không nên bất động khi làm việc lâu quá, nên đi lại khoảng 30 phút/ lần.

Thường xuyên tập thể dục để hạn chế nguyên nhân gây bệnh

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh và cơ sở uy tín mà bạn nên lựa chọn

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch. Trong đó phương pháp siêu âm mạch chi đang được mọi người lựa chọn để chẩn đoán bệnh.

Siêu âm mạch chi là phương pháp quan trọng hỗ trợ đánh giá tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng như là các mức độ tổn thương của tĩnh mạch. Đặc biệt việc siêu âm giúp bác sĩ phát hiện được các dòng máu chảy ngược tĩnh mạch. Từ đó bác sĩ có thể tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Cần lựa chọn cơ sở uy tín và chất lượng để thực hiện siêu âm mạch chi

Hiện nay có rất nhiều cơ sở sử dụng siêu âm mạch chi. Mọi người nên lựa chọn cơ sở uy tín và chất lượng để thăm khám và thực hiện siêu âm. MEDLATEC là một trong những cơ sở được mọi người đánh giá là chất lượng phục vụ cũng như là việc chẩn đoán bệnh tốt nhất ở Việt Nam.

MEDLATEC với kinh nghiêm 24 năm thăm khám và điều trị bệnh, đây là nơi có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và kinh nghiệm. Cơ sở trang thiết bị dẫn đầu, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển. Quy trình khám bệnh nhanh chóng cùng với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, MEDLATEC hiện đang liên kết gần 40 đơn vị bảo hiểm, tối ưu hóa tốt nhất cho người bệnh. Khi cần đặt lịch thăm khám và siêu âm mạch chi hãy liên hệ với số 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chưa được mọi người chú ý và quan tâm bệnh đúng cách. Tuy nhiên qua bài viết trên, các bạn đã nắm được thông tin bệnh cũng như là các lưu ý cần nhớ để ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Hãy quan tâm đôi chân của bạn đúng cách!