Farming và staking là gì

Yield Farming là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây khi mà nền tài chính phi tập trung (Defi) đang bùng nổ hơn bao giờ hết. Với Yield Farming, các nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ những đồng coin của họ. Tuy nhiên Yield Farming không hoàn toàn miễn phí, và nó cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Vậy cụ thể Yield Farming là gì, nên Yield Farming ở đâu? Yield Farming hay Staking tốt hơn? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu đáp án ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Nội dung

  • 1 Tìm hiểu Yield Farming là gì?
    • 1.1 Yield Farming là gì?
    • 1.2 Yield Farming hoạt động như thế nào?
    • 1.3 Lợi ích của Yield Farming là gì?
    • 1.4 So sánh Yield Farming vs Staking
    • 1.5 Nên Farming hay Staking coin tốt hơn?
      • 1.5.1 Yield Farming VS Staking: LỢi NHUẬN
      • 1.5.2 Yield Farming VS Staking: RỦI RO
    • 1.6 Tham gia Yield Farming như thế nào?
      • 1.6.1 Yield Farming trên sàn Binance
      • 1.6.2 Yield Farming trên các sàn DEX
    • 1.7 Top 5 nền tảng Yield Farming phổ biến nhất 2022
      • 1.7.1 Yield Farming trên Uniswap
      • 1.7.2 Yield Farming trên Aave
      • 1.7.3 Yield Farming trên PancakeSwap
      • 1.7.4 Yield Farming trên Curve Finance
      • 1.7.5 Yield Farming trên Yearn Finance
    • 1.8 Kinh nghiệm tham gia Yield Farming cần biết
      • 1.8.1 Lưu ý trước khi tiến hành Yield Farming
      • 1.8.2 Khi nào nên bắt đầu Yield Farming coin?
      • 1.8.3 Khi nào nên tạm dừng Yield Farming coin?
    • 1.9 Một số công cụ, website hỗ trợ Yield Farming

Yield Farming là gì?

Yield tạm dịch là lợi nhuận, Farming tạm dịch là canh tác. Yield Farming tạm dịch là canh tác lợi nhuận. Nói một cách đơn giản, Yield Farming là một cách sử dụng tiền điện tử của bạn để kiếm thêm tiền điện tử.

Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận từ tiền điện tử của họ bằng cách gửi tiền vào một số giao thức Defi (tài chính phi tập trung). Tức là bạn sẽ gửi tiền vào một nhóm thanh khoản trên một nền tảng Defi nào đó. Các nhóm thanh khoản này có thể ví von giống như ngân hàng, bạn gửi tiền của bạn, sau đó họ sẽ cho người khác vay số tiền đó. Bạn sẽ được trả một khoản lãi suất theo một tỷ lệ nhất định.

Yield Farming hoạt động như thế nào?

Khái niệm Yield Farming là gì đã xuất hiện từ năm 2020, khi Compound – giao thức cho vay Defi đầu tiên được ra mắt. Cho đến ngày nay, có nhiều nền tảng Defi xuất hiện đễ hỗ trợ Yield Farming. Chúng hoạt động bằng cách cho phép người dùng gửi tiền điện tử vào, cho người vay vay với lãi suất thông qua hợp đồng thông minh, sau đó trả lợi nhuận  thu được cho người cho vay.

Quá trình farm khá đơn giản, bạn chỉ cần gửi tiền của bạn vào nền tảng và nhận về APY (lợi nhuận) và token thưởng của nền tảng đó.

Farming và staking là gì
Yied Farming hoạt động như thế nào?

Nhưng lưu ý, bạn sẽ phải cung cấp một cặp tiền theo nhóm thanh khoản có sẵn.

Khuyến nghị cuốn sách sẽ thay đổi cuộc đời bạn - Bởi Hoài Phong: Sách Cộng+

Ví dụ: Giả sử rằng sàn DEX cung cấp cặp giao dịch BNB/PXP.

Để có thể dễ dàng trao đổi BNB lấy PXP hoặc PXP lấy BNB, cần phải có sẵn một lượng thanh khoản thích hợp để thực hiện trao đổi (tức là có sẵn BNB và PXP trên sàn DEX đó).

=> Đây chính là nơi những người “nông dân” như bạn đến. Bạn sẽ gửi cả BNB và PXP của bạn vào nhóm thanh khoản này, với cùng một số tiền bằng nhau. Ví dụ là 1000 đô la giá trị BNB và 1000 đô là giá trị PXP.

Sau khi đã gửi cặp tiền này vào nhóm thanh khoản, bạn sẽ nhận được % từ phí mà những người vay phải trả cho nền tảng. Và đây chính là cách mà Yield Farming hoạt động.

Lợi ích của Yield Farming là gì?

Nếu như trước đây, mọi người nghĩ rằng tiền điện tử đơn thuần chỉ là một thứ gì đó để lưu trữ giá trị giống như vàng, và thường được lưu trữ trong ví lạnh, thì Yield Farming ra đời và đã thay đổi cách suy nghĩ này. Tất cả là nhờ vào Defi, nó khiến tiền điện tử của bạn có thể tạo ra nhiều giá trị hơn. Và nó chính là bản chất của Yied Farming.

Cũng nhờ các tiếp cận và cách hoạt động như vậy, mà Yield Farming có rất nhiều lợi thế như:

  • Thời gian cho vay linh hoạt: Đại đa số các nhóm thanh khoản của Yield Farming không có thời gian khóa tối thiểu. Điều này có nghĩa là bạn có thể thêm hoặc rút tiền bất cứ khi nào bạn muốn.
  • Lợi nhuận khổng lồ: Tùy thuộc vào cặp giao dịch đã chọn của bạn, bạn có thể có quyền nhận về lợi nhuận cao hơn tưởng tượng, nếu nhu cầu vay tiền của nhóm thanh khoản bạn Yield Farming cao.
  • Nhận thêm phần thưởng: Khi bạn gửi tiền vào nhóm thanh khoản (LP) của giao thức DeFi với tư cách là người cho vay, bạn sẽ kiếm được thêm token bạn đã gửi, và cả những token thưởng của nền tảng. Ví dụ bản gửi tiền trên Compound, bạn sẽ nhận được token COMP, hoặc nếu gửi tiền vào nhóm SushiSwap, bạn sẽ kiếm được SUSHI.

Hiện tại có rất nhiều giao thức DeFi và nhiều giao thức cung cấp một số hình thức phần thưởng cho Yield Farming, và chúng còn kết hợp chéo với nhau. Khi bạn gửi đồng coin A vào một nền tảng nào đó, bạn sẽ nhận được đồng coin B, và có thể đem đồng coin B này đi “canh tác kiếm lợi nhuận” tiếp. Nếu chịu khó tìm hiểu và biết cách tạo ra một chiến lượt Yield Farming sáng tạo, bạn có thể thu về một lợi nhuận đáng kể.

So sánh Yield Farming vs Staking

Nếu bạn đang tìm hiểu về Yield Farming là gì, chắc hẳn bạn sẽ thấy nó khá giống với Staking đúng không?

Staking là hành động giữ và khóa một lượng coin nhất định để nhận được phần thưởng từ chúng. Lượng coin này có thể được khóa trong ví hoặc các node của một dự án Blockchain trong một khoảng thời gian.

Có thể thấy, cả ield Farming và Staking đều là phương pháp tuyệt vời để bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ tiền điện tử của mình.

Farming và staking là gì
So sánh Yield Farming và Staking

Vậy chúng khác nhau ở đâu?

Sự khác biệt chính giữa Yield Farming vs Staking, đó là Yield Farming yêu cầu bạn phải khóa một cặp token, ví dụ như BNB/USDT, trong khi đó Staking chỉ yêu cầu bạn khóa lẻ một loại token.

Ngoài ra, chúng còn có một vài điểm khác biệt nữa như:

  • Staking chủ yếu phù hợp với những đồng coin PoS như ADA, SOL, EOS… Trong khi đó, Yield Farming đa dạng nhiều loại coin hơn.

  • Thời gian khóa tối thiểu của Staking dài hơn, trong khi Yield Farming không đòi hỏi thời gian khóa, bạn có thể rút token của mình bất cứ khi nào.

  • Staking thường đi kèm với APY cố định, nghĩa là bạn luôn biết chính xác số tiền bạn sẽ nhận lại khi thời hạn staking kết thúc. Trong khi đó, Yield Farming có nhiều biến động – vì vậy bạn không bao giờ biết chắc mình sẽ kiếm được lợi nhuận gì.

Nên Farming hay Staking coin tốt hơn?

Việc chọn nên Farming hay Staking tốt hơn, bạn cần quan tâm đến 2 vẫn đề chính, đó là lợi nhuậnrủi ro, mà 2 cái này thường tỷ nghịch với nhau.

Yield Farming VS Staking: LỢi NHUẬN

Rốt cuộc, mục đích chính của việc bạn khóa đồng tiền điện tử của mình vào một giao thức nào đó chính là kiếm tiền. Vì vậy tiêu chí lợi nhuận – APY phải đặt lên hàng đầu.

Tuy nhiên, không có quy tắc cố định nào về số tiền bạn có thể kiếm được từ cả Farming hay Staking. Bởi chúng sẽ phụ thuộc:

  • Loại token: Ví dụ bạn khóa những đồng coin hot như ETH, thì ngay cả Farming hay Staking đều không đem lại lợi nhuận cao. Nhưng nếu bạn khóa những đồng coin ít người biết và ít thanh khoản, ví dụ DEFC/BNB thì chắc chắn APY sẽ thu về rất lớn.

  • Thời gian khóa: APY sẽ cao khi bạn đồng ý khóa token của mình trong một khoảng thời gian dài hơn. Ví dụ: bạn quyết định staking token của mình theo tiêu chuẩn linh hoạt, thì chắc chắn APY sẽ không cao như việc khóa cố định trong 12 tháng.

Thông thường, các nền tảng hỗ trợ staking/farming thường hiển thị trước APY/APR cho bạn tham khảo. Đại đa số lợi nhuận thu được từ staking sẽ ít khi biến động so với APY đó. Nhưng Yield Farming lại có thể đem đến cho bạn cơ hội kiếm được nhiều APY, hơn hẳn mức mà các sàn đã dự tính trước.

=> Tóm lại, về lợi nhuận thì Yield Farming sẽ nhỉnh hơn so với Staking.

Yield Farming VS Staking: RỦI RO

Tuy nhiên cơ hội kiếm tiền thường đi kèm với rủi ro, và Yield Farming VS Staking cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những rủi ro chúng sẽ phải đối mặt:

  • Rủi ro về chi phí cơ hội: Với Staking, khi bạn khóa đồng coin của mình vào nền tảng, vì nó đòi hỏi thời gian khóa tối thiểu nên bạn có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội đầu tư khác, có lợi hơn, mà lúc đó bạn lại không thể rút coin ra. Còn đối với Yield Farming, bạn sẽ không gặp phải vấn đề này.

  • Rủi ro về biến động giá: Trong thời gian bạn tham gia Staking/Yield farming, giá đồng coin có thể tăng lên nhiều hơn cả lợi nhuận bạn thu được từ việc Staking/Yield farming. Rồi khi đến hạn rút tiền thì giá coin lại giảm => Rủi ro này chủ yếu gặp ở Staking vì nó không thể cho bạn rút tiền thoải mái, còn Yield farming sẽ hạn chế hơn phần nào.

  • Rủi ro do nền tảng: Nếu staking trên nền tảng của blockchain nên sẽ an toàn hơn phần nào, vì đại đa số chúng là blockchain uy tín. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn staking/yield farming nền tảng của bên thứ 3 thì phụ thuộc rất nhiều vào việc nền tảng này có đủ uy tín và phi tập trung hay không. Vì vậy, việc lựa chọn một nền tảng uy tín để khóa coin của bạn vô cùng quan trọng. Xét ở góc độ này, Yield Farming rủi ro hơn Staking (vì Yield Farming chủ yếu sử dụng nền tảng của bên thứ 3).

  • Rủi ro do hợp đồng thông minh: Tiếp tục từ rủi ro nền tảng, mặc dù nhiều giao thức sử dụng hợp đồng thông minh và tính phi tập trung rất cao. Nhưng nếu nó không được xây dựng đúng cách, nó có thể dễ bị tin tặc tấn công. Với rủi ro này, Yield Farming và ngang bằng nhau.

=> Xét về khía cạnh rủi ro, Staking phải đối mặt với việc bỏ lỡ cơ hội khi không thể rút tiền thoải mái, nhưng Yield Farming sẽ gặp nhiều rủi ro về các vấn đề liên quan đến nền tảng, hợp đồng thông minh hơn.

TÓM LẠI

Bạn đã tìm hiểu về Yield Farming là gì, cũng như khác biệt giữa nó và Staking. Nhưng cá nhân mình thấy, lựa chọn nên Farming hay Staking coin phụ thuộc vào kiến thức của mỗi người về thị trường điện tử.

Mặc dù lợi nhuận là yếu tố được đặt lên hàng đầu nên có vẻ Yield Farming thắng thế, ngoài ra rủi ro giữa 2 loại hình này tương tự nhau. Nhưng:

  • Yield Farming: khá khó hiểu và phức tạp, đòi hỏi thời gian để nghiên cứu kỹ và có chiến lược farming phù hợp thì mới an toàn + hiệu quả. Nó phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, sẵn sàn chấp nhận rủi ro vì mục tiêu thu được lợi nhuận cao. Ngoài ra, Yield Farming cũng phù hợp với ai muốn một phương pháp gửi tiền điện tử linh hoạt, có thể thoải mái rút tiền bất cứ khi nào.
  • Staking: Phù hợp với những nhà đầu tư mới, đang sở hữu những đồng coin nền tảng POS top đầu, có ý định hold dài hạn. Hơn nữa, nó cũng phù hợp cho những ai muốn biết chính xác số tiền bạn sẽ kiếm được từ việc khóa đồng coin của mình lại, vì phần lớn tỷ lệ lợi nhuận là cố định. Mặc dù có một số lựa chọn là staking với thời gian khóa linh hoạt, nhưng chắc chắn APY của nó sẽ rất thấp.

Tham gia Yield Farming như thế nào?

Có rất nhiều cách để tham gia Yield Farming, nhưng hiện tại phổ biến nhất là Yield Farming trên mạng Ethereum và trên mạng Binance Smart Chain.

Các nền tảng DeFi có giá trị cao nhất nằm trên Ethereum (Aave, Curve, Uniswap, v.v.), nhưng BSC có đủ các dự án lớn bao gồm PancakeSwap để cạnh tranh với mạng Ethereum. Các nền tảng dựa trên Ethereum chỉ có thể sử dụng ETH và các token khác được xây dựng trên Ethereum trên mạng của nó – cái mà chúng ta hay gọi là ERC-20. Trong khi đó, nền tảng BSC có thể sử dụng được hầu hết các loại token của Ethereum, và cả những token chạy trên BSC – hay còn gọi là token BEP-20.

Yield Farming trên sàn Binance

Nếu các bạn đang giao dịch trên sàn Binance, thì có thể Yield Farming ngay trên sàn này. Yield Farming chính là mục “liquidity pool” trên giao diện của Binance. (Bạn có thể kiếm nó trong mục Earn).

Farming và staking là gì
Yield Farming trên Binance

Lúc này, giao diện sẽ hiển thị nhiều cặp tiền điện tử khác nhau với lợi nhuận dự kiến cho bạn lựa chọn. Nếu bạn không có đủ 2 loại tiền cho 1 cặp thanh khoản, thì hệ thống sẽ giúp bạn tự quy đổi sao cho giá trị của chúng đạt 1:1.

Farming và staking là gì
Có rất nhiều cặp thanh khoản cho bạn lựa chọn

Sau khi chọn được cặp thanh khoản phù hợp, bạn chỉ cần điền số lượng tiền bạn muốn Farming vào. Lưu ý nếu bạn có sẵn cả 2 cặp tiền thì sẽ không mất phí chuyển đổi, còn chỉ có 1 loại tiền thì sẽ mất phí.

Farming và staking là gì

Yield Farming trên các sàn DEX

Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua Yield-Farming hiện chưa được niêm yết trên Binance, bạn sẽ phải kết nối ví tiền điện tử của bạn với một sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Ở đây mình đề cử ví Metamask. Đây là các bước lần lượt bạn phải làm:

  • Bước 1: Mua BTC, ETH, USDT, USDC hoặc DAI trên các sàn giao dịch (đại loại là chọn những đồng coin được chấp nhận nhiều nhất trong các giao thức Defi. Nhờ là hãy mua một ít ETH để trả phí gas (vì các giao thức Defi trên Ethereum sẽ cần ETH để trả khoản tiền này).
  • Bước 2: Tải xuống ví MetaMask, cài đặt, tạo tài khoản, và đảm bảo bạn thuần thục các bước nạp – rút tiền từ ví Metamask đến các sàn giao dịch và biết cách sử dụng ví này. Lưu ý là nếu bạn muốn sử dụng Bitcoin để Yield Farming, hãy mua wBTC trên sàn giao dịch thay cho BTC. (Tìm hiểu thêm: WBTC coin là gì?).
  • Bước 3: Kết nối với các DEX từ ví, có thể lựa chọn 1 trong những sàn DEX mình trình bày ở mục dưới. Lúc này, bạn sẽ được yêu cầu kết nối ví của mình. Nhấp vào tùy chọn MetaMask, sau đó đăng nhập vào MetaMask của bạn.
  • Bước 4: Chọn Yield-Farming và lựa chọn các nhóm thanh khoản muốn tham gia. MetaMask sẽ bật lên yêu cầu bạn xác nhận hai giao dịch. Đầu tiên là tương tác với hợp đồng thông minh Compound, thứ hai là xác nhận giao dịch. Cả hai đều sẽ mất phí gas được thanh toán bằng ETH, đó là lý do tại sao chúng mình đã lưu ý bạn nên mua ETH ở bước 1.

Top 5 nền tảng Yield Farming phổ biến nhất 2022

Bạn đã tìm hiểu về Yield Farming là gì, chắc hẳn cũng biết có khá nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ này. Có một số nền tảng khá dễ sử dụng, nhưng một số lại đòi hỏi phải có một chút kiến thức. Chúng mình đã phân loại chúng theo mức độ khó như sau:

  • Chế độ dễ: Compound Finance, Maker DAO, Aave
  • Chế độ trung bình: Uniswap, SushiSwap, Synthetix, Curve Finance, Yearn Finance, Badger DAO, Cream Finance, Balancer
  • Chế độ chuyên nghiệp: Alpha Homora, Mirror Protocol, Metastable, Loopring, dYdX

Nhưng theo đánh giá cá nhân, thì dưới đây là 5 nền tảng phổ biến, lợi nhuận được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để Yied Farming nhất:

Yield Farming trên Uniswap

Uniswap là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) nổi tiếng nhất hiện nay, chuyên cung cấp các giao dịch trao đổi cho hàng nghìn token ERC-20, và bạn có thể tham gia Yield Farming trên Uniswap. Lãi suất trên Uniswap và tất cả các DEX khác thay đổi theo nhóm thanh khoản và biến động thị trường. Hiện tại có 2 phiên bản chính của nền tảng là Uniswap V2 và V3.

Farming và staking là gì
Biến động TVL của Uniswap

Yield Farming trên Aave

Aave là cái tên nổi bật trong lĩnh vực Defi khi giá trị TVL của nó luôn xếp top đầu hiện nay. Nó là một nền tảng phi tập trung trên Ethereum (và Polygon sidechain) cung cấp các khoản vay và cho vay tiền điện tử lãi suất thấp. Bởi vì các nhà đầu tư đã gửi rất nhiều tiền điện tử vào Aave để kiếm lãi, nên APR đi vay của nó là một số trong những khoản tốt nhất trên thị trường. Các khoản vay khác nhau của stablecoin (như DAI, USDC và USDT) dao động từ 3% APR đến 7% tại thời điểm viết bài.

Yield Farming trên PancakeSwap

PancakeSwap, giống như Uniswap, là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Nó hoạt động tương tự như Uniswap nhưng nằm trên mạng Binance Smart Chain (BSC) thay vì Ethereum và có thêm một số tính năng tập trung vào trò chơi hóa. Mặc dù nó chạy trên BSC nhưng rất nhiều token dựa trên Ethereum vẫn có thể Yield Farming trên nền tảng của nó.

Farming và staking là gì
Một vài cặp thanh khoản trên Pancakeswap

Yield Farming trên Curve Finance

Curve Finance là một sàn DEX rất lờn, luôn lọt top 5 về giá trị TVL. Nền tảng này cũng sử dụng các khoản tiền bị khóa tốt hơn bất kỳ nền tảng DeFi nào khác với thuật toán tạo thị trường độc đáo của nó. Điều này mang lại lợi ích cho người dùng thực hiện Yield Farming trên Curve. Đặc biệt, Curve có một danh sách dài các nhóm stablecoin được gắn với tiền tệ fiat (chủ yếu là USD) với APR tốt hơn nhiều DEX khác.

Yield Farming trên Yearn Finance

Yearn Finance (YFI) cung cấp một công cụ tổng hợp và yield farming độc đáo để luôn mang lại cho người dùng lợi nhuận cao nhất có thể. Ngoài ra, Yearn được tích hợp chặt chẽ với Curve Finance, khi có hơn 30 nhóm Curve được tích hợp trong Yearn, nơi các nhà đầu tư có thể gửi 1 trong 5 loại tiền điện tử khác nhau (ETH, WBTC, DAI, USDT hoặc USDC) vào một hợp đồng thông minh gửi tiền vào nhóm tương ứng trên Curve để kiếm lãi.

Kinh nghiệm tham gia Yield Farming cần biết

Lưu ý trước khi tiến hành Yield Farming

Để tham gia Yield Farming với mục đích thu được nhiều lợi nhuận, ít rủi ro nhất thì bạn cần có một chiến lược đúng đắn, và hãy lưu ý những điều sau.

Thứ 1: Chỉ nên Yield Farming khi 2 đồng coin có biến động cùng chiều.

  • Đều tăng giá: Khi giá coin tăng, giá trị reward nhận được cũng tăng theo.
  • Đều giảm giá: Khi cặp token giảm giá cùng nhau, bạn có thể tiếp tục farm để nhận các khoản reward.

Không nên Farm khi 2 đồng coin biến động ngược chiều. Vì khi coin A tăng, coin B giảmvới chiều hướng ngược nhau sẽ có các tác động lớn đến giá trị reward bạn có thể nhận trong các pool farming, đồng thời chiụ rủi ro trượt gió cao.

Thứ 2: Ưu tiên Farming các cặp stablecoin nếu sợ rủi ro

Bạn có thể farming các cặp stablecoin với mức reward nhận được có thể sẽ thấp hơn, tuy nhiên, đây lại là những cặp có yếu tố an toàn cao, không chịu ảnh hưởng từ các biến động thị trường.

Thứ 3: Không rút thanh khoản nếu giá coin chưa hồi phục

Đối với các cặp coin đầu tư dài hạn, khi giá của chúng giảm xuống dưới mức mà bạn đã mua vào, bạn nên tiếp tục farming và chờ đến khi giá token hồi về để không phải chịu các khoản lỗ mà vẫn nhận được reward.

Thứ 3: Hạn chế Yield Farming khi thị trường biến động mạnh

Bởi khi thị trường biến động mạnh, sẽ có sự chênh lệch về giá lớn sẽ xảy ra, và các đồng coin dùng để farming đồng thời cũng sẽ chịu ảnh hưởng, bạn cần cân nhắc kĩ khi quyết định Yield Farming tại các thời điểm này.

Khi nào nên bắt đầu Yield Farming coin?

Bước 1: Tìm các pool thanh khoản có Reward cao .

Bước 2: Chọn các tài sản có biến động thấp (tại một khoảng thời gian).

Bước 3: Tham gia thật nhanh, trước khi TVL tăng ⇒ Reward cao.

Bước 4: Nhận được Reward token rồi có thể chốt 50% về Stablecoin.

Bước 5: 50% còn lại có thể canh chốt theo TVL.

Khi nào nên tạm dừng Yield Farming coin?

Có 2 trường hợp bạn cần để ý nếu muốn quyết định tạm dừng Yield Farming, đó là:

  • Khi TVL của nhóm thanh khoản tăng nhanh ⇒ Reward giảm.
  • Khi TVL không tăng nữa, đảo chiều giảm dần: Những người dùng farming trước với số lượng tài sản lớn đã bắt đầu “chốt lời” để bảo toàn vốn, vì vậy những ai tham gia farming sau thì sẽ không còn kiếm được nhiều lợi nhuận nữa.

Một số công cụ, website hỗ trợ Yield Farming

Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư biết cách Yield Farming chuyên nghiệp, thì thao tác trên các sàn thôi là chưa đủ mà bạn cần học hỏi và cập nhật liên tục những thông tin về nền tảng bạn đang tham giá Yield Farming.

Có rất nhiều website/công cụ hỗ trợ tra cứ, bạn có thể tham khảo:

  • DeFiPulse.com: nó giống như CoinMarketCap cho DeFi. Tất cả dữ liệu vốn hóa thị trường, TVL và xếp hạng liên quan mà bạn cần tra cứu có thể dễ dàng tìm thấy tại DeFi Pulse.
  • Zapper.fi: là một nơi tổng hợp DeFi tiện lợi giúp lưu giữ tất cả các khoản đầu tư, farm và lợi nhuận của bạn. Hãy sử dụng Zapper để tìm thông tin cập nhật về lợi nhuận APY trên các nền tảng.
  • Instadapp.io: là một trình quản lý DeFi giúp bạn quản lý tính thanh khoản trên các giao thức như Uniswap và Aave. Đặc biệt, nó có tính năng Tài khoản Thông minh giúp bạn tự động tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
  • Debank.com: là một nền tảng DeFi toàn năng có trình quản lý danh mục đầu tư, hoán đổi token, thị trường DeFi, danh sách các dự án DeFi và trang xếp hạng DeFi TVL.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Yield Farming là gì cũng như những tư vấn về kinh nghiệm Yield Farming sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết này hữu ích và có thể hỗ trợ bạn trong quá trình Yield Farming coin. Nếu có thắc mắc hay gặp bất cứ vấn đề gì, hãy để lại comment bên dưới để mình giải đáp. Chúc bạn đầu tư thành công.