Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 chân trời sáng tạo trang 7

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 14

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 14, 15, 16, 17 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Nguyên tử của chủ đề 1: Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 2 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 7 Bài 2: Nguyên tử

Những đối tượng nào trong Hình 2.1 ta có thể quan sát bằng mắt thường? Bằng kính lúp? Bằng kính hiển vi?

Trả lời:

  • Đối tượng có thể quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì
  • Đối tượng quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí
  • Đối tượng quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, Vi khuẩn

Câu 2

Quan sát Hình 2.2, em hãy cho biết khí oxygen, sắt, than chì có đặc điểm chung gì về cấu tạo

Trả lời:

Quan sát Hình 2.2, ta có thể thấy các chất được cấu tạo từ những quả cầu liên kết với nhau

Câu 3

Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tử gồm: hạt nhân ở bên trong và vỏ

  • Vỏ nguyên tử: Gồm các electron (e) mang điện tích âm được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân
  • Hạt nhân nguyên tử: Gồm các proton (p) mang điện tích dương

Câu 4

Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium có bao nhiêu

a) điện tích hạt nhân nguyên tử?

b) lớp electron?

c) electron trên mỗi lớp?

Trả lời:

- Nguyên tử nitrogen:

  • Điện tích hạt nhân: +7
  • Lớp electron: 2 lớp
  • Số electron trên mỗi lớp: Lớp thứ 1 có 2 electron, lớp thứ 2 có 5 electron

- Nguyên tử potassium:

  • Điện tích hạt nhân: +19
  • Lớp electron: 4 lớp
  • Số electron: Lớp thứ 1 có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 8 electron, lớp thứ 4 có 1 electron

Câu 5

Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?

Trả lời:

Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau, chúng có trị số điện tích bằng nhau nhưng trái dấu => Điện tích nguyên tử = 0

=> Nguyên tử trung hòa về điện

Câu 6

Vì sao người ta thường sử dụng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử?

Trả lời:

Chỉ với 1 gam chất bất kì đã chứa tới hàng tỉ tỉ nguyên tử.

Ví dụ: Trong 1 gam carbon có chứa khoảng năm mươi nghìn tỉ tỉ nguyên tử carbon

=> 1 nguyên tử có khối lượng 1,9926 x 10-23 gam

=> Vậy nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử (amu)

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 2

Bài 1

Em hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp sau để được câu hoàn chỉnh:

chuyển động

các electron

hạt nhân

điện tích dương

trung hòa về điện

vỏ nguyên tử

điện tích âm

vô cùng nhỏ

sắp xếp

Nguyên tử là hạt...(1) và (2)...Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là (3)...(mang (4)...) và (5)... tạo bởi (6)... (mang (7)...)

Trong nguyên tử, các electron (8)...xung quanh hạt nhân và (9)... thành từng lớp

Trả lời:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏtrung hòa về điện. Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là hạt nhân (mang điện tích dương) và vỏ nguyên tử tạo bởi các electron (mang điện tích âm)

Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp

Bài 2

Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

Trả lời:

- Ta có:

  • Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1amu
  • Khối lượng 1 electron = 0,00055 amu

=> Khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng proton và neutron

=> Có thể bỏ qua khối lượng của electron hay khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử

- Ví dụ: Xét nguyên tử helium có 2p, 2n và 2e

  • Khối lượng nguyên tử = 2p + 2n + 2e = 2.1 + 2.1 + 2.0,00055 = 4,0011 ≈ 4
  • Khối lượng hạt nhân = 2p + 2n = 2.1 + 2.1 = 4

Cập nhật: 16/09/2022

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 6

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên của phần Mở đầu.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Quan sát hình 1.1 và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá.

Trả lời:

Hiện tượng quan sát được trong hình 1.1 là hiện tượng mưa tự nhiên.

Đặt câu hỏi: Nước trong các đám mây từ đâu mà có? tại sao mây có thể tạo thành mưa?

Câu 2

Quan sát Hình 1.2, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Trả lời:

Phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm:

  • Nhóm động vật có cánh: bồ nông, vịt.
  • Nhóm động vật ăn cỏ: voi, thỏ, tê giác, hươu cao cổ, ngựa vằn, trâu, hà mã.
  • Nhóm động vật ăn thịt: sư tử, cá sấu.

Câu 3

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 4

Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xử lí số liệu và rút ra kết luận gì?

Trả lời:

Em có thể sử dụng các phép tính toán để xử lí số liệu.

  • Đổi 1cm2 = 100 mm2
  • Số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành là: 36 x 5 x 100 = 18000 tế bào.
  • Số tế bào ở thân cây trưởng thành là: 36 x 10 x 100 = 36000 tế bào.
  • Kết luận: số tế bào ở thân cây trưởng thành gấp đôi số tế bào ở thân cây chưa trưởng. thành.

Câu 5

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả thuyết;
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

Câu 6

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả tuyết
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

Câu 7

Em đã đứng trước lớp hay nhóm bạn để trình bày một vấn đề nào chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục.

Trả lời:

Em đã từng đứng trước lớp để thuyết trình.

Bài thuyết trình của em cần khắc phục những điểm sau:

  • Khả năng diễn đạt vấn đề chưa tốt, còn quên nội dung trong quá trình thuyết trình.
  • Em còn chưa tự tin, chưa có sự kết hợp tốt giữa thuyết trình và diễn đạt ngôn ngữ cơ thể.

Câu 8

Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?

Trả lời:

Chức năng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.

Câu 9

Em hãy lựa chọn các cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích chọn đó.

a) Một người đi xe điểm A đến điểm B.

b) Một viên bi sắt động trên máng nghiêng.

Trả lời:

a) Sử dụng đồng hồ bấm giây.

Lí do: quãng đường đủ lớn nên sử dụng đồng hồ bấm giây.

b) Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Lí do: quãng đường viên bi chuyển động ngắn nên phải sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 1

Bài 1

Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?

a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa.

b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Trả lời:

a) Kĩ năng quan sát: Gió mạnh dần, mây đen kéo đến.

Kĩ năng liên kết: Gió lớn, mây đen là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa.

Kĩ năng dự báo: Có thể trời sắp có mưa.

b) Kĩ năng quan sát: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng.

Kĩ năng liên kết: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng là dấu hiệu cá lớn cắn mồi.

Kĩ năng dự báo: Có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Bài 2

Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.

a) Em hãy lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp có trong phòng thí nghiệm để xác định nhiệt độ, khối lượng và thể tích của nước trong cốc.

b) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi thế nào?

c) Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?

Trả lời:

a) Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước.

Sử dụng cân để đo khối lượng cốc nước.

Sử dụng cốc đong, ống đong để đo thể tích nước trong cốc.

b) Sau 10 phút cốc nước tỏa nhiệt ra môi trường, nhiệt độ cốc nước giảm dần.

c) Em đã sử dụng các kĩ năng: Quan sát, liên kết, dự báo, đo, để giải quyết các vấn đề trên.

Cập nhật: 09/09/2022