Hát dở quá phải làm sao

Mỗi người có một âm sắc ngôn ngữ riêng lúc nói, có thể có người nói rất hay nhưng nhiều lúc bạn thắc mắc tại sao nhiều người có giọng nói hay mà giọng hát lại dở mà không thể nghe nổi? Có nhiều lý do có thể là chủ quan, có thể là khách quan

Không phải ai cũng có giọng hát hay từ khi sinh ra

Hát dở quá phải làm sao

Giọng hát hay đa số là do năng khiếu bẩm sinh hay nói cách khác là được “trời phú”, nhiều người ngay từ bé đã sở hữu giọng hát ngọt ngào đó chính là khiếu bẩm sinh mà không phải ai cũng có, điều đó cũng có thể liên quan đến mặt di truyền. Những người đó khi lớn lên cho dù khi trưởng thành có thể giọng sẽ khác đi nhưng giọng hát ngọt ngào sẽ vẫn được lưu giữ lại, còn những người có giọng hát nói khiêm tốn là không được hay thì có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên việc tập luyện vẫn có thể cải thiện được. Ở đây là cải thiện được chứ nói thật ra nếu có chất giọng không đặc biệt lắm thì cũng khó nói là thành hay được cho nên như bạn thấy chẳng ai có tư tưởng thi vào trường đào tạo ca sĩ mà trong mình có giọng hát dở ẹt cả.

Hát tốt hay dở là do cảm âm

Cảm âm là gì? Giải thích theo định nghĩa khoa học thì nó hơi khó hiểu nhưng đơn giản là việc nghe tốt âm sắc của âm thanh, tức là trong âm nhạc (cả hát và nhạc cụ) đều có các nốt cao thấp (đô, rê, mi, son,…) những người có cảm âm tốt sẽ phân biệt được độ cao thấp của người hát hay nhạc cụ còn những người cảm âm không tốt hay nhiều người gọi đó là “mù âm nhạc” sẽ ít khi mà phân biệt được, cho nên họ có hát sai hoặc chênh phô thì cũng khó mà tự phân biệt được thành ra người khác nghe sẽ cảm thấy không hay chưa nói hơn nữa là phải bịt tai, điển hình xuất hiện trên mạng vài thời gian trước có anh ca sĩ “Lệ Rơi”, nếu bạn không hình dung được người cảm âm kém thì đó chính là điển hình, sai nhạc, sai tông (tone) loạn hết lên luôn. Có thể có những người sở hữu giọng hát không phải là dạng đặc biệt hay là không được ngọt ngào nhưng họ hát đúng nhịp nhạc đúng cao độ là ta nghe đã cảm thấy nó hòa vào nhau, hát đúng nhạc cũng sẽ phần nào che được khuyết điểm của giọng hát (lừa thính giác người nghe )

Khắc phục những điều này thì đơn giản chỉ là nghe nhạc thật nhiều, nghe những bài nhạc có tiết tấu và nhịp rõ ràng hay là nhạc Remix chứ đừng nghe những thể loại nhạc Ballad nhẹ nhàng sẽ khó mà phân biệt được nhịp điệu. Không biết điều này có khả thi hay không như đối với tôi thì đa số kể cả những bài chưa thuộc lời nhưng những bài đó lại có tiết tấu và nhịp rõ ràng thì đa số tôi đều biết được lúc nào là bắt đầu hát,lúc nào bắt đầu điệp khúc hoặc là chuyển tông. Bạn cũng có thể học một chút nhạc lý cơ bản để có thể có cảm âm tốt hơn, đặc biêt nhạc lý giúp ích rất nhiều, không chỉ là những người theo lĩnh vực nghệ thuật mới cần, bạn muốn chơi nhạc cụ nào đó( bất kể nhạc cụ nào) cũng cần phải có cho mình nhạc lý đầu tiên, đó là điều bắt buộc nếu không thì bạn chỉ có thể chơi nhạc cụ theo hướng dẫn của người khác và chỉ dừng ở mức độ đó mà thôi.

Nhút nhát, sợ sệt, chọn bài không đúng tông giọng,..

Đây là điều cũng nhiều người gặp phải và tôi cũng thế, chỉ khi nào nhảy vào các phòng hát karaoke thì tôi mới dám gào thét chứ để tôi đứng trên sân khấu trước bao nhiêu người chắc tôi cũng chỉ đứng như tượng rồi hát câu được câu không. Khi ta mất bình tĩnh thì việc hát sẽ không đâu vào đâu cả, nhất là các đoạn cao của bài hát sẽ không thể lên được cộng với việc hụt hơi là điều chắc chắn sẽ sảy ra nếu cơ thể không được thoải mái.

Khắc phục tất nhiên là nâng độ tin (mặt dày lên), tự tin đứng hát trước nhiều người thì cũng sẽ tự tin trong việc thuyết trình hay phỏng vấn, nó còn giúp ích nhiều mặt chứ không phải riêng mảng âm nhạc, nhưng đừng tự tin quá, sẽ tự làm hại mình đó.

Chọn bài không đúng tone giọng cũng sẽ là thảm họa đối với người nghe, có giọng thấp , trầm mà chơi mấy bài của Bằng Kiều thì không thể hát hay được đâu, lại còn làm hại đến thanh quản, ngược lại con gái có giọng thanh mảnh mà tương mấy bài ồm ồm chắc chắn sẽ không “ngửi” nổi, nói chung là hát nhiều những bài mình hát tốt rồi mà không quá sức.

Ngoài ra còn có các tác động khác như: Thời tiết,tâm trạng, ốm đau, kỹ thuật lấy hơi,… hoặc là đang hát có thằng đáp cái ly, cái chén hoặc nguyên cục gạch vào đầu chẳng hạn.

Qua những chia sẻ bổ ích trên đây, nỗi lo hát dở có học thanh nhạc được không chắc hẳn đã có câu trả lời. Đam mê, cố gắng và kiên trì là cách hiệu quả nhất để học thanh nhạc. Tuy nhiên, quá trình học này sẽ tiến bộ nhanh hơn rất nhiều nếu bạn tìm được địa chỉ học thanh nhạc uy tín, chất lượng.

Hát dở quá phải làm sao

Khóa học thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Yamaha không yêu cầu bạn phải có năng khiếu hay chất giọng đẹp, chỉ cần yêu âm nhạc và quyết tâm theo đuổi thì hoàn toàn có thể tham gia. Nội dung khóa học thanh nhạc tại Yamaha cụ thể như sau:

  • Sửa lỗi sai trong thanh nhạc: hát sai nhạc, sai tone, lệch nhịp, rát họng, hụt hơi…
  • Luyện tập kỹ thuật lấy hơi thở bụng, giữ và điều tiết hơi thở, tạo dựng cột hơi chắc khỏe giúp sở hữu giọng hát chắc chắn và đầy nội lực.
  • Tập luyện các kỹ thuật khẩu hình, nhả chữ, các bài luyện tập giúp câu hát được tròn vành, rõ chữ.
  • Xác định chính xác quãng giọng để định hình phong cách âm nhạc.
  • Học các kỹ thuật chuyên nghiệp để xử lý ca khúc (khẩu hình, cao độ, tiết tấu, truyền cảm…).
  • Được hướng dẫn kỹ thuật cầm micro chuẩn cùng phong thái linh hoạt khi biểu diễn, tự tin trên sân khấu.

Ngoài những buổi học chính khóa, trường còn tổ chức các buổi giao lưu dành cho tất cả học viên. Đây là cơ hội để học viên thể hiện giọng ca của mình trước đám đông, từng bước luyện sự tự tin mỗi khi cầm mic. Hãy đến và đăng ký các lớp HỌC THỬ MIỄN PHÍ của trường và tận hưởng không gian giáo dục âm nhạc chất lượng.