Hình so sánh người bụng bia và mỡ nội tạng năm 2024

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân béo phì tình trạng gan nhiễm mỡ, mỡ nội tạng trầm trọng.

Bệnh nhân mới 20 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện để điều trị béo phì trong thể trạng sức khỏe ổn định, nhưng chỉ số BMI lên tới 41 (bình thường chỉ số này ở mức dưới 25).

Mong muốn của bệnh nhân là giảm cân để cải thiện vóc dáng, thay đổi chất lượng cuộc sống chứ chưa nghĩ đến nhiều vấn đề sâu xa hơn về sức khỏe, các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân trước giờ đều bình thường.

Tuy nhiên, khi phẫu thuật cắt dạ dày hình ống giảm béo cho bệnh nhân, bác sĩ và cả ê kíp cùng phải bất ngờ vì lượng mỡ nội tạng trong ổ bụng quá nhiều và tình trạng gan nhiễm mỡ trầm trọng ở một bệnh nhân 20 tuổi.

Hình ảnh trên thiết bị nội soi cho thấy các tạng đã bị mỡ bao phủ toàn bộ, nhiều tế bào gan bị thoái hóa. Các mô gan bị các mô mỡ xâm chiếm đan xen được liên tưởng đến họa tiết "da báo". Bác sĩ cho biết đây cũng là một trường hợp điển hình của gan nhiễm mỡ không do rượu.

Hình so sánh người bụng bia và mỡ nội tạng năm 2024

Gan "da báo" vì mỡ phủ trắng gan - Ảnh: BSCC

PGS Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh đang có nhiều quan niệm sai lầm về mỡ nội tạng và xem nhẹ tác hại của chúng. Một số người cho rằng chỉ những người bị thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia mới có khả năng mắc gan nhiễm mỡ hoặc các bệnh về chuyển hóa.

Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Những người gầy gò, người ăn chay, người giảm cân đều có khả năng mắc gan nhiễm mỡ và các bệnh về rối loạn chuyển hóa do mỡ nội tạng gây ra.

Mới đây có nữ bệnh nhân 30 tuổi (Hải Dương) vào viện vì thường xuyên cảm thấy bị đau tức vùng mạn sườn bên phải, chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu và mệt mỏi nên đi kiểm tra sức khỏe.

Qua kết quả nội soi, siêu âm, chụp CT, bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày cấp, mỡ ruột và gan nhiễm mỡ độ 3-4.

Hình so sánh người bụng bia và mỡ nội tạng năm 2024

Người gầy cũng phủ đầy mỡ nội tạng - Ảnh: BSCC

Kết quả này làm bệnh nhân hết sức bất ngờ và không tin vì cân nặng của chị chưa bao giờ vượt quá 50kg, cao 1m60, eo thon làm sao lại có thể bị mỡ nội tạng?

PGS Nguyễn Anh Tuân phân tích, bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra chủ yếu do rối loạn chuyển hóa tế bào gan. Bình thường, gan có chức năng chuyển hóa đường để tạo thành năng lượng nhưng nếu lượng đường để chuyển hóa không đủ buộc gan phải dùng mỡ để thay thế.

Lượng mỡ dồn nhiều về gan sẽ bị tích tụ trong các tế bào gan, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Do đó, mọi người đều có khả năng mắc gan nhiễm mỡ, đặc biệt là với người gầy, người thiếu chất.

Gầy không phải là một dấu hiệu miễn nhiễm với chất béo nội tạng cao. Việc bạn có bao nhiêu chất béo xung quanh nội tạng được quyết định một phần bởi gene, một phần thuộc về lối sống. Chất béo nội tạng tích lũy nhiều hơn khi bạn không vận động.

Thói quen, lối sống khiến người trẻ thừa mỡ

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - nguyên trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ khá cao dân số mắc chứng gan nhiễm mỡ.

Nguyên nhân là do người Việt Nam đang ăn quá nhiều thịt, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành, người già đều thích ăn thịt. Không chỉ thích ăn thịt, người Việt dường như sử dụng đồ chiên rán, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn nhiều hơn.

Ăn quá nhiều các thực phẩm trên gây ra tình trạng tích lũy mỡ thừa, dẫn tới thừa cân béo phì. Thừa cân béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ nội tạng.

Ăn nhiều thịt, đồ chiên rán cộng thêm thói quen ít vận động khiến cho các chuyển hóa cơ bản trong cơ thể bị thay đổi. Điều này làm tăng nguy cơ gan, ruột bị nhiễm mỡ càng cao.

Đặc biệt là tình trạng dùng thuốc tây bừa bãi, không theo đúng chỉ định, thực hiện chế độ ăn kiêng, ăn thiếu chất khiến cho cơ thể thiếu các chất chuyển hóa gây ra tình trạng gan, nội tạng nhiễm mỡ. Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, thấp còi cũng có thể bị bệnh.

Mỡ nội tạng thường là mỡ khó giảm đi bằng cách tập luyện hoặc ăn kiêng, và thường liên quan mật thiết đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư…

Cách xác định mỡ nội tạng

Chỉ số BMI không phản ánh trực tiếp lượng mỡ nội tạng. Đo khối lượng mỡ nội tạng trực tiếp và chính xác là chụp cắt lớp (CT scan) hoặc cộng hưởng từ hạt nhân (MRI). Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này thường đòi hỏi sự can thiệp y tế và có chi phí cao, do đó không phổ biến trong việc đánh giá thường xuyên.

Một cách dễ dàng để biết liệu bạn có gặp rủi ro hay không là đo kích thước vòng eo. Theo nghiên cứu, phụ nữ có vòng eo từ 80cm trở lên và nam giới trên 90cm có nguy cơ nhiễm mỡ nội tạng.

Hiện nay hệ thống máy Inbody, dựa trên sự thay đổi trở kháng mô, cũng có thể giúp xác định tỉ lệ phần trăm mỡ nội tạng và khối lượng mỡ dư thừa trên cơ thể bạn một cách tương đối chính xác.

Mỡ nội tạng thường được đánh giá trên thang điểm từ 1 - 59 khi được chẩn đoán bằng máy phân tích chất béo cơ thể hoặc quét MRI. Mức độ bình thường của chất béo nội tạng ở dưới 13. Nếu xếp hạng của bạn là 13 - 59, bạn nên thay đổi lối sống ngay lập tức.