Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

Trong quy trình đấu nối các thiết bị điện chúng ta thường nghe thấy thuật ngữ nối đất, nối không thiết bị điện. Vậy tiêu chuẩn về quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện là gì? ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Quy phạm nối đất, nối không thiết bị điện là gì?

Nối đất hay còn gọi là tiếp địa, hoặc tiếp đất là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử. Đấu nối đất là cách cách đấu nối để bảo vệ hệ thống điện cho các hộ gia đình bằng cách cắm sâu 1 thanh sắt xuống đất tối thiểu 10 cm, sau đó dùng dây điện nối vào vỏ các thiết bị điện, rồi nối vào thanh sắt này.

Nối “không” thiết bị điện hay còn gọi là nối mass earthing là sự kết nối giữa các bộ phận kim loại dẫn điện (như khung thân, vỏ kim loại không mang dòng điện trong khi hoạt động bình thường) của thiết bị điện và đất (mặt đất). Đây là cách đấu nối các bộ phận kim loại của thiết bị bình thường không mang điện với trung tính nguồn nối đất trực tiếp để cắt điện cấp vào máy khi chạm điện ra vỏ kim loại của thiết bị.

Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

Sơ đồ nối đất và nối không các thiết bị điện

2. Các yêu cầu chung khi nối đất, nối “không” thiết bị điện

2.1. Nối đất thiết bị điện

  • Hệ thống nối đất gồm các phần tử chính là điện cực nối đất, thanh nối đất chính và dây dẫn nối đất được liên kết với nhau.
  • Các thiết bị điện được cung cấp điện từ mạng có điện áp đến 1000V có điểm trung tính nối đất trực tiếp hoặc từ các nguồn điện một pha.
  • Các thiết bị điện phải được nối đất kết hợp với kiểm tra cách điện của mạng hoặc sử dụng máy cắt điện bảo vệ.
  • Sử dụng biện pháp phát hiện nhanh ngắn mạch chạm đất. Thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch chạm đất phải tác động cắt (theo toàn bộ mạng liên quan) trong trường hợp cần thiết do yêu cầu an toàn của thiết bị.

2.2. Nối không thiết bị điện

  • Cần phải nối không các thiết bị điện được cung cấp điện từ mạng có điện áp đến 1000V có điểm trung tính nối đất trực tiếp hoặc từ các nguồn điện một pha có đầu ra nối đất trực tiếp cũng như từ các mạng một chiều ba dây có điểm giữa nối đất trực tiếp.
  • Có thể sử dụng biện pháp san bằng thế trong quá trình nối không bằng cách: đặt cố định các kết cấu kim loại của nhà xưởng, các ống dẫn; vỏ kim loại của các thiết bị công nghệ, các đường ray của cầu trục và đường sắt được nối đất tự nhiên v.v..., sau đó nối với lưới nối đất hoặc nối "không".
  • Nối “không” cho các thiết bị điện đặt trên cột đường dây trên không phải được thực hiện theo các yêu cầu, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành

Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

Lưu ý nối đất và nối không các thiết bị điện

3. Cách thức nối đất, nối không các thiết bị điện

3.1. Các thiết bị cần được nối đất/ nối không

  • Các cuộn thứ cấp của máy biến áp đo lường;
  • Bộ phận truyền động của các thiết bị điện;
  • Vỏ máy điện, vỏ máy biến áp, các khí cụ điện, các thiết bị chiếu sáng v.v...; vỏ kim loại của các máy điện di động và cầm tay.
  • Những kết cấu kim loại của thiết bị phân phối, kết cấu đặt cáp, những đầu mối bằng kim loại của cáp, vỏ kim loại và vỏ bọc của cáp lực và cáp kiểm tra; Vỏ kim loại của dây dẫn điện, ống kim loại luồn dây dẫn điện, vỏ và giá đà của thanh cái dẫn điện, các máng, hộp...
  • Khung của tủ phân phối điện, bảng điều khiển, bảng điện và tủ điện, cũng như các bộ phận có thể tháo ra được hoặc để hở nếu như trên đó có đặt các thiết bị điện.
  • Các thiết bị điện được đặt ở các bộ phận a; Động của máy và các cơ cấu.

3.2. Nối đất các thiết bị điện

Được áp dụng cho thiết bị có điện áp lớn hơn 1000V, được trang bị các mạng điện có trung tính để nối đất hiệu quả phải đảm bảo trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm cũng như điện áp trên trang bị nối đất và các biện pháp kết cấu.

Tiến hành san bằng thế và đảm bảo nối thiết bị điện với điện cực nối đất, trên diện tích đặt thiết bị điện phải đặt các điện cực nối đất nằm ngang theo chiều dài và chiều rộng của diện tích đó và nối các điểm cực với nhau thành lưới nối đất.

Khoảng cách giữa các điện cực nhân tạo nằm ngang không được lớn hơn 30m. Các điện cực nằm ngang phải được đặt theo biên của diện tích đặt trang bị nối đất để chúng tạo thành một mạch vòng khép kín.

3.3. Nối không thiết bị điện

Được áp dụng cho các thiết bị có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện có trung tính cách ly. Khi nối “không” cho các thiết bị và các bộ phận trên đường dây tải điện trên không thì phải nối với dây “không” làm việc được lắp trên cùng cột điện với dây pha.

Sau đó, tiến hành nối thiết bị điện với dây “không” bảo vệ dẫn từ điểm trung tính máy phát hay máy biến áp hoặc từ đầu ra được nối đất, hoặc từ điểm giữa được nối đất. Cần đảm bảo ngắt tự động phần bị sự cố thì điện dẫn của dây pha và dây “không” bảo vệ phải đảm bảo. Khi có chạm vỏ hoặc chạm ra đây “không” bảo vệ, dòng điện ngắn mạch phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn.

Để cân bằng thế phải nối tất cả các kết cấu kim loại có sẵn trong khu vực đặt thiết bị điện và các kết cấu nối đất tự nhiên khác với mạch vòng nối không hoặc với dây không bảo vệ và vỏ thiết bị điện.

Quy phạm nối đất, nối không thiết bị điện là quá trình đấu nối có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ các bộ phận kim loại của thiết bị bình thường không mang điện với điện cực nối đất để giảm điện áp chạm, điện áp bước nhằm giảm điện áp qua người khi trên vỏ kim loại hoặc vùng lân cận thiết bị điện xuất hiện điện áp nguy hiểm.

Tin tức liên quan

Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

08/10/2023 | by Admin

Máng cáp mạ điện phân và những thông tin không thể bỏ lỡ

Máng cáp là một thiết bị được sử dụng để lắp đặt và bảo vệ dây cáp điện, cáp viễn thông, cáp điều hòa,... trong các công trình xây dựng, nhà máy, tòa nhà,... Máng cáp mạ điện phân là loại máng cáp được phủ một lớp kẽm điện phân trên bề mặt. Lớp kẽm này có tác dụng chống gỉ, bảo vệ máng cáp khỏi các tác động của môi trường. Cùng 2DE khám phá thêm các thông tin hữu ích về sản phẩm này nhé!

Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

04/10/2023 | by Admin

Khám phá quy trình sản xuất tủ điện xử lí nước thải tại 2DE

Bạn đang tò mò về quy trình sản xuất tủ điện xử lý nước thải tại 2DE? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những bước quan trọng và bí quyết hiện đại để sản xuất tủ điện xử lý nước thải một cách hiệu quả mà 2DE đã đúc rút kinh nghiệm trong suốt quá trình sản xuất, thi công, lắp đặt.

Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

05/08/2023 | by Admin

Giới thiệu những thông tin quan trọng về tủ Rack cho bạn!

Bạn đang tìm hiểu về tủ Rack, bạn cần tìm một đơn vị sản xuất tủ Rack chuyên nghiệp hay muốn biết thêm thông tin hữu ích về nó? Hãy cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để biết thêm về cấu tạo, phân loại một số tủ Rack thông dụng cũng như các chức năng quan trọng về sản phẩm này. Từ đó, giúp bạn hiểu vì sao tủ Rack là một trong những thành phần quan trọng của hệ thống mạng và dữ liệu trung tâm.

Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

30/07/2023 | by Admin

Mách bạn cách đấu nối tủ điện năng lượng mặt trời cực kỳ đơn giản

Bạn muốn tận hưởng năng lượng mặt trời và lắp tủ điện năng lượng mặt trời cho ngôi nhà hay công trình của mình nhưng không biết cách đấu nối sao cho hiệu quả và đơn giản? Đừng lo, bài viết này sẽ mách bạn cách đấu nối tủ điện năng lượng mặt trời một cách cực kỳ đơn giản, giúp bạn tiết kiệm thời gian điện năng và chi phí trong quá trình sản xuất.

Hướng dẫn đi dây mass trong xây dưng nhà ở

28/07/2023 | by Admin

Tủ điện năng lượng mặt trời hiện đại, chất lượng tại 2DE Việt Nam

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp năng lượng mặt trời hiện đại và đáng tin cậy? Hãy đến với 2DE Việt Nam - một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất tủ điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Với kinh nghiệm lâu năm và cam kết đạt đến chất lượng tối ưu, chúng tôi tự tin là đối tác lý tưởng để bạn phát triển hệ thống năng lượng mặt trời hiệu quả.